JHUMPA LAHIRI: TÓM TẮT TIỂU SỬ

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn jhumpa lahiri (Trang 91 - 93)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

JHUMPA LAHIRI: TÓM TẮT TIỂU SỬ

Jacki Large và Erin Quinn

Năm 1967, Jhumpa Lahiri được sinh ra ở London, cha mẹ là người Bengal. Lahiri theo gia đình đến Rhode Island khi còn bé. Lahiri đã học ở Barnard College, tốt nghiệp cử nhân Ngữ văn Anh và sau đó theo học tại Boston University. Đây là nơi Lahiri lấy bằng thạc sĩ ngành Creative Writing và Comparative Studies về văn học nghệ thuật và tiến sĩ ngành Renaissance Studies. Lahiri từng có thời gian giảng dạy môn Creative Writing ở trường đại học Boston và trường Rhode Island School of Design.

Lahiri có cái nhìn bao quát về Ấn Độ và đã trải nghiệm những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân tại đây như thể trải nghiệm cuộc sống lưu vong. Cô cảm thấy ràng buộc mạnh mẽ với quê hương của cha mẹ giống như với Hoa Kỳ và Anh quốc. Lớn lên trong sự ràng buộc với ba đất nước đã tạo ở Jhumpa cái cảm giác “không nhà”“sự bất lực để cảm thấy được chấp nhận”. Lahiri giải thích đây là di sản của cha mẹ ràng buộc với Ấn Độ: “thật khó để cha mẹ tôi nghĩ về một nơi khác là nhà, thậm chí sau khi đã sống ở nước ngoài khoảng 30 năm thì Ấn Độ vẫn là nhà của họ. Chúng tôi đã luôn nhìn lại vì tôi chưa bao giờ hoàn toàn cảm thấy nơi đây là nhà. Không có ai ở nơi đây, trên khắp đất nước này, nơi chúng tôi được cảm thông. Ấn Độ là một gia đình lớn khác của chúng tôi, cho chúng tôi tình cảm họ hàng”. Mối liên hệ họ hàng với Ấn Độ chưa đủ làm nên Ấn Độ “quê nhà” trong Lahiri, “Tôi không lớn lên ở đó, tôi không là một phần của cuộc sống ấy. Chúng tôi luôn viếng thăm nhưng chúng tôi không có nhà. Chúng tôi đã bấu víu vào một thế giới không hoàn toàn thuộc về mình”.

Lahiri là con gái của một người quản lí thư viện và một giáo viên, tiềm ẩn tố chất sáng tạo của một nhà văn. Lahiri nhớ lại một điều cần thiết để viết một cách dễ dàng trong 10 năm và cô luôn xem văn chương như là một lối thoát cho những cảm xúc của mình. “Khi tôi viết, tôi cảm thấy cần phải mô phỏng. Tôi bắt đầu viết, với các nhân vật, tôi chỉ quan sát và tạo cảm giác bên ngoài sự tham gia. Tôi không liên quan gì. Tôi như một người ngoài cuộc”.

Tại buổi trao đổi ở Calcutta tháng 01 năm 2001, Lahiri miêu tả sự thiếu vắng về quyền sở hữu của bản thân: “Không quốc gia nào là quê hương của tôi. Tôi luôn cảm thấy bản ngã của mình trong cảnh tha hương hay bất cứ nơi nào tôi đã đi qua, đó là nguyên nhân tôi bị lôi cuốn vào để viết về cuộc sống của những kẻ lưu vong”. Ý tưởng về cuộc sống lưu vong tồn tại xuyên suốt quyển sách đoạt giải Pulitzer

Người dịch bệnh.

Quyển sách thể hiện một cách thống nhất về cộng đồng người Ấn Độ. Tập truyện gồm 9 truyện kể về người Ấn Độ di dân thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai, một vài câu chuyện liên quan đến sự khác biệt giữa những nhóm người ở Ấn Độ. Còn lại tập trung vào sự khác biệt của các mối quan hệ, sự liên hệ và sự mất mát về nhân dạng trong cộng đồng người Ấn. Bất kể các câu chuyện diễn ra ở đâu, các nhân vật luôn tranh đấu với cùng một cảm giác về sự lưu vong và đấu tranh giữa hai thế giới mà họ bị lôi kéo. Các câu chuyện luôn giải quyết những thay đổi về nòi giống, bản năng và tư cách công dân trong cộng đồng người Ấn. Cho dù các nhân vật là một người đàn bà không nhà từ Ấn Độ hay một sinh viên đang học tập tại Hoa Kỳ thì tất cả họ đều bị ảnh hưởng bởi sự chuyển đổi chỗ ở.

Lahiri chiến thắng nhiều giải thưởng với tập truyện Người dịch bệnh. Những giải thưởng đó bao gồm cả giải Pulitzer danh giá năm 2000, giải The Transatlantic Review của Henfield Foundation, giải The Louisiana Review cho truyện ngắn hư cấu, giải O. Henry cho truyện ngắn xuất sắc của Mỹ, giải

Pen/Hemingway, giải The New Yorker Debut of the Yearvà giải The American Academy of Arts and Latters. Lahiri cũng nhận sự đề bạc cho giải LA Times Book. Cô đã xuất bản ba truyện trên The New Yorker, xuất bản tác phẩm trên Agni,

Epoch, The Louisville Review, Harvard Review và The Story Quarterly. Lahiri hiện đang sống ở New York với chồng và con. Lahiri đã phát hành quyển tiểu thuyết đầu tiên vào tháng 9 năm 2003. Quyển tiểu thuyết có nhan đề The Namesake và nó tiếp tục kể về những thử thách của một cặp vợ chồng mới cưới đã di dân tới Cambridge, Massachusetts từ Calcutta.

0T

Nguồn: 0T2TUhttp://www.postcolonialweb.orgU2T

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn jhumpa lahiri (Trang 91 - 93)