bằng tiếng Anh
Trong tiến trình phát triển của văn học Ấn Độ từ khởi thủy đến hiện đại, mỗi thời kì đều đạt đ ược những thành tựu đặc sắc được ghi nhận qua từng thể loại và ngôn ngữ đặc trưng:
Văn học Veda được viết bằng ngôn ngữ Sanskrit, nổi tiếng với hai bộ sử thi Ramayana, Mahabharata và vở kịch thơ Shakuntala của Kalidasa.
Văn chương trung cổ phát triển trên nền tảng của một số ngôn ngữ bản xứ như: Telugu, Tamil, Kannada, Malayalam (ở khu vực phía Nam Ấn), Hindi (ở trung và bắc Ấn), Bengali (ở bắc Ấn)… Nổi tiếng nhất có thể kể đến Goswami Tulsidas – nhà thơ Hindi vĩ đại thế kỉ XVI.
Giai đoạn cận hiện đại, nhờ tiếp xúc với văn hóa phương Tây, văn học viết bằng tiếng bản xứ không ngừng lớn mạnh với những đại diện xuất sắc như: Rabindranath Tagore – nhà thơ đoạt giải Nobel năm 1913 với tập Thơ Dâng viết bằng tiếng Anh; Prem Chand – ông hoàng tiểu thuyết Hindi; Vivekananda – cha đẻ của truyện ngắn Urdu; Mirza Asadullad Baig Khan – nhà thơ Urdu vĩ đại thế kỉ XIX; Muhammad Iqbal – nhà thơ Hồi giáo xuất sắc nhất thế kỉ XX…
Những năm gần đây, văn học Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhờ những đóng góp tích cực của thế hệ các nhà văn trẻ viết bằng tiếng Anh.
Cuốn sách tiếng Anh đầu tiên
Cuốn sách tiếng Anh đầu tiên được viết bởi Sake Dean Mohamet – một nhà văn Anh gốc Ấn có nhan đề Những chuyến đi của Mohamet (Travels of Dean Mohamet) xuất bản năm 1793 tại Anh. Cấu trúc của nó bước đầu chịu ảnh hưởng của loại hình tiểu thuyết của phương Tây.
Bộ ba Mulk Raj Anand, R.K. Narayan và Raja Rao
Mulk Raj Anand (1905), người sáng lập Hội các nhà văn tiến bộ Ấn Độ, giải thưởng hòa bình quốc tế 1953, tiểu thuyết và truyện ngắn của ông giàu tính hiện
thực và hướng về đời sống của người lao động cùng khổ. Tiểu thuyết Những kẻ cùng đinh(1935) được đánh giá là một trong những tác phẩm đánh dấu bước trưởng thành của thể loại tiểu thuyết.
R.K. Narayan (1906), một nhà văn viết bằng tiếng Anh nổi tiếng của thế kỉ XX. Tác phẩm của ông tập trung đả kích tầng lớp tiểu tư sản đầu óc hẹp hòi, hãnh tiến và quan tâm đến đời sống cùng cực của những người nghèo khổ. Swamy và các bạn(1935) là tiểu thuyết tiêu biểu nhất của ông.
Raja Rao là nhà văn mang tính tiên phong và thành công nhất trong ba người. Ông được coi là tiểu thuyết gia quan trọng nhất viết bằng tiếng Anh tại Ấn Độ lúc bấy giờ vì đã thành công trong việc chuyển đổi hình thức của tiểu thuyết phương Tây, làm cho nó phù hợp với các vấn đề xã hội Ấn Độ. Bốn tác phẩm nổi tiếng của ông là Kathapura (1938), Con bò của những người trên chiến lũy (1947), Con rắn hổ mang và sợi dây thừng (1960), Con mèo và Shakespeare (1965)…
Bộ ba Mulk Raj Anand, R.K. Narayan và Raja Rao được coi là những người đặt nền móng cho mảng văn học Ấn Độ viết bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, tác phẩm của họ chưa đủ sức tạo nên những dấu ấn độc đáo và ngang tầm R. Tagore hay Prem Chand.
Các tiểu thuyết gia được giải thưởng Man Booker
Giải Man Booker (Man Booker Prize), tên đầy đủ là Giải thưởng văn học Man Booker (Man Booker Prize for Fiction), đôi khi còn được gọi tắt là Giải Booker (Booker Prize) là 2Tgiải thưởng văn học2Tđược trao hàng năm cho thể loại tiểu thuyết dài hay nhất viết bằng 2Ttiếng Anh2T. Tác giả của nó là công dân quốc gia thuộc 2T
Khối Thịnh vượng chung Anh2T hay công dân 2TCộng hòa Ireland2T.
Năm 1981, nhà văn Anh gốc Ấn Salman Rushdie đã đoạt giải thưởng Booker danh giá với tác phẩm Midnight’s Children(tạm dịch Những đứa trẻ sinh ra lúc nửa đêm). Tác phẩm là bức tranh sống động về đất nước Ấn Độ sau ngày giành được độc lập, với khuynh hướng sáng tác mới: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Năm 1993, tiểu thuyết này tiếp tục nhận được giải thưởng Booker of Booker và được tạp chí uy
tín Time liệt kê trong danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh xuất sắc nhất kể từ năm 1923.
Nhà văn Ấn Độ thứ hai được trao tặng giải Booker năm 1997 là Arundhati Roy với tác phẩm The God of Small Things (Chúa trời của những chuyện vụn vặt). Đây là quyển tiểu thuyết đầu tay và cũng là tác phẩm duy nhất của nữ nhà văn này. Tác phẩm mang đậm màu sắc chính trị, biểu lộ những sắc thái thú vị về đời sống của cộng đồng người Syria Cơ Đốc giáo tại Kerala thông qua thủ pháp đảo lộn trật tự thời gian. Cuốn sách được các nhà xuất bản mua bản quyền với giá một triệu đô la Mỹ và cho đến nay tác phẩm đã được dịch ra 27 thứ tiếng.
Giải Booker năm 2006 thuộc về nhà văn Ấn Độ Kiran Desai với tiểu thuyết
The Inheritance of Loss (Di sản của mất mát). Tác phẩm được Hội đồng trao giải đánh giá cao vì tính nhân bản của nó: “là một tiểu thuyết tuyệt vời thấm đẫm hơi thở và sự uyên thâm của con người, vừa nhẹ nhàng hài hước vừa phản ánh chính xác hiện thực chính trị”, “một tiểu thuyết toàn cầu hóa dành cho một thế giới toàn cầu hóa” [47].
Năm 2008, giải Booker vinh danh tiểu thuyết gia Ấn Độ: Aravind Adiga với tác phẩm đầu tay White tiger (Cọp trắng). Tác phẩm đã nhận được những lời khen nồng nhiệt từ giới phê bình cho đến độc giả: “Adiga là một Gorky toàn cầu, một Kipling hiện đại đã trưởng thành và trưởng thành bạo liệt” [1, tr. 13], “anh bước vào văn đàn trong bộ chiến giáp và sẵn sàng chinh phục. Chúng ta hãy cúi mình trước anh ấy” [1, tr. 1].
Cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Ấn Độ
Trong lịch sử văn học Ấn Độ, truyện ngắn xuất hiện ở giai đoạn cận hiện đại, thường được viết bởi những nhà văn đã nổi tiếng ở một thể loại khác như: Thánh thi Tagore, Ông hoàng tiểu thuyết Prem Chand, bộ ba Mulk Raj Anand, R.K. Narayan và Raja Rao…Số lượng truyện thành công của những tác giả này thật sự không nhiều. Do đó, truyện ngắn Ấn Độ ít được độc giả trên thế giới biết đến. Trong những năm gần đây, có một nhà văn đã làm thay đổi số phận truyện ngắn Ấn Độ. Nhà văn mà chúng tôi muốn nói đến chính là Jhumpa Lahiri.
Jhumpa Lahiri không phải là nhà văn đương đại duy nhất viết truyện ngắn. Bên cạnh cô còn có một số tên tuổi khác như: Vikram Chandra, Chitra Banerjee Divakaruni, Farrukh Dhondy… Trong số họ, cùng viết về đề tài di cư có nữ nhà văn Chitra Banerjee Divakaruni. Divakaruni cũng là nhà văn Mỹ gốc Ấn. Cô có một tập truyện ngắn gồm 11 truyện với nhan đề Arranged Marriage (tập truyện đạt giải American Book Award in 1995) tập trung thể hiện hình ảnh người phụ nữ đến từ Ấn Độ và bị kẹp giữa hai thế giới. Divakaruni còn là một nhà thơ. Do đó, truyện của cô giàu nhịp điệu. Nhịp điệu kết hợp với yếu tố siêu thực tạo sức quyến rũ cho truyện của Divakaruni.
Khác với Divakaruni, Jhumpa Lahiri chủ yếu dồn tâm lực vào thể loại truyện ngắn. Truyện của cô nhẹ nhàng, tĩnh lặng thuộc lối viết của thế kỉ XIX, không mua chuộc người đọc bằng ngôn ngữ lắc léo hay cốt truyện quanh co mà bằng lối văn cực kỳ tinh tế, sự diễn giải tế nhị những hoạt động phức tạp của trái tim. Nó đưa người đọc bước vào thế giới của những người nhập cư Ấn Độ, thế giới của: “chị em gái, anh, em trai, cha mẹ, con gái, con trai, bạn bè và tình nhân”để cùng san sẻ với họ những vui sướng, khổ đau trong cuộc sống đầy phức tạp này. Với hai tập truyện ngắn Người dịch bệnh và Vùng đất lạ, Jhumpa Lahiri trở thành nhà văn Ấn Độ đầu tiên giành được những giải thưởng danh giá của thế giới ở thể loại truyện ngắn: giải Pulitzer năm 2002, giải O.Henry, giải Pen/Hemingway, giải Frank O’Connor (giải thưởng cao nhất dành cho thể loại truyện ngắn) năm 2008. Cô được xem là người tiên phong tạo nên bước ngoặt đối với sự phát triển của nền văn học trẻ, là người đã góp phần đưa văn học Ấn Độ đến với độc giả toàn cầu.