HAI CUỘC ĐỜI CỦA TÔ

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn jhumpa lahiri (Trang 93 - 96)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

HAI CUỘC ĐỜI CỦA TÔ

Jhumpa Lahiri

Ngày 06 tháng 3 năm 2006

Tôi đã sống ở Hoa Kỳ gần 37 năm và trong tương lai cũng sẽ tiếp tục sống ở đất nước này. Vì vậy, ngoại trừ hai năm đầu tiên của tôi ở London, Ấn – Mỹ được xem là hằng số định rõ tính chất con người tôi. Ở mức độ nhỏ hơn là mối quan hệ của tôi với từng giai đoạn cụ thể. Khi tôi lớn lên ở Rhode Island trong những năm 70, tôi nhận thấy mình không phải là người Ấn Độ, cũng không phải là người Mỹ. Giống như nhiều người nhập cư, tôi cảm thấy áp lực lớn bởi hai điều: trung thành với thế giới cũ và thông thạo thế giới mới, chấp nhận hai thế giới ở hai bên dấu gạch nối. Nhìn lại, tôi thấy đây là trường hợp bình thường. Nhưng lúc đó, nhận thức của một đứa trẻ khiến tôi cảm thấy thiếu vắng ở cả hai đầu, bị đưa đẩy như con thoi theo hai chiều chẳng có liên hệ gì với nhau.

Ở nhà, tôi theo cách ăn mặc của cha mẹ, nói tiếng Bengali, ăn cơm với các ngón tay của mình. Những việc bình thường này dường như là một phần bí mật, một lối sống hoàn toàn xa lạ và tôi đau khổ che giấu chúng với các bạn người Mỹ. Đối với cha mẹ tôi, nhà của chúng tôi không ở Rhode Island mà ở Calcutta, nơi họ được sinh ra và lớn lên. Tôi nhận thức được những điều họ đã sống – bài hát Nazrul mà họ nghe đi nghe lại, gia đình mà họ nhớ, quần áo mà mẹ tôi mặc không thể mua ở bất cứ cửa hàng nào – nó quý giá và vô giá như một loại tiền tệ lỗi thời.

Tôi cũng bước vào một thế giới mà cha mẹ tôi ít hiểu biết hay kiểm soát: trường học, sách vở, âm nhạc, truyền hình, những thứ này thấm vào và trở thành

một khía cạnh cơ bản của tôi. Tôi nói tiếng Anh không có sự phân biệt, thấu hiểu nó theo cách mà cha mẹ tôi không làm được, và chưa có dấu hiệu nào cho thấy rằng tôi không phải là người Mỹ bên cạnh cái tên khá đặc biệt và dáng vẻ bên ngoài của tôi, tôi không đến trường dòng vào ngày chủ nhật, không biết làm thế nào để trượt băng và đồng thời biến mất về Ấn Độ trong nhiều tháng. Nhiều bạn tự hào được gọi là người Mỹ gốc Ailen hoặc người Mỹ gốc Ý. Họ tự hào vì không chỉ họ là những thế hệ đã xa cách với tình trạng bị làm nhục thường xuyên của người nhập cư mà còn vì đối với cội nguồn họ đã chôn sâu vào lòng đất, trong khi cội nguồn của tôi vẫn còn phức tạp và mới nguyên. Theo cha mẹ tôi, tôi không phải là người Mỹ, và cũng không có gì khó khăn khi tôi cố gắng cho điều này. Tôi cảm thấy bị thất bại trong lời tuyên bố của họ, một sự hiểu lầm và dần dần trở thành thách thức. Trong bài học số học đầu tiên của tôi, một cộng với một không bằng hai mà bằng không, những xung đột trong bản thân tôi luôn luôn triệt tiêu lẫn nhau.

Lần đầu tiên cầm bút sáng tác, tôi không ý thức được rằng chủ đề của tôi là kinh nghiệm của người Mỹ gốc Ấn. Điều khiến tôi đến với nghề là mong muốn phá bỏ ranh giới hai thế giới tôi đã cư ngụ để trộn lẫn chúng vào nhau trên trang viết, điều mà tôi không đủ can đảm hoặc trưởng thành để cho phép mình thực hiện trong cuộc sống. Cuốn sách đầu tiên của tôi được xuất bản năm 1999, xoay quanh nó, trên đỉnh của thế kỷ mới, thuật ngữ “Ấn – Mỹ” đã trở thành một phần trong vốn từ vựng của đất nước này. Tôi đã thường nghe nói về nó như vậy, những ngày này, nếu được hỏi về hoàn cảnh của mình, tôi sử dụng thuật ngữ này cho chính tôi, thật ngạc nhiên khi tôi nói ra mà không cần phải giải thích gì thêm cả. Điều khác biệt trong cuộc sống đầu đời của tôi khi không có cách để miêu tả về mình, điều duy nhất tôi có thể làm là giải thích một cách vụng về và vô ích.

Ở tuổi trung niên, tôi chấp nhận một cộng một bằng hai cả trong công việc và trong cuộc sống hằng ngày của tôi. Các giá trị truyền thống ở hai bên dấu gạch ngang ngự trong tôi như anh em ruột, thỉnh thoảng vẫn có mâu thuẫn. Nhưng giống như anh em, chúng quen thuộc với nhau, tha thứ và hòa quyện vào nhau. Cách đây năm năm, khi chồng tôi và tôi kết hôn với nhau ở Calcutta, chúng tôi đã mời những

người bạn – những người chưa từng đến Ấn Độ, và họ thích thú với nơi chốn mà tôi đã tránh nhắc đến hồi còn nhỏ, sợ hãi những điều mọi người có thể nói đến. Xung quanh bạn bè không phải người Ấn Độ, tôi không còn thấy cần thiết phải giấu một thực tế là tôi nói một ngôn ngữ khác. Tôi nói tiếng Bengali với các con tôi mặc dù tôi thiếu trình độ để dạy chúng đọc hay viết. Khi còn nhỏ tôi tìm cách hoàn thiện bản thân và vì vậy đã phủ nhận nhu cầu của chính mình trong việc nhận dạng bản thân. Khi trưởng thành, tôi chấp nhận rằng, sự giáo dục của hai nền văn hóa là một điều phong phú nhưng không hoàn hảo.

Trong khi tôi là người Mỹ nhờ vào thực tế là tôi đã lớn lên trên đất nước này, tôi là người Ấn Độ nhờ vào sự nỗ lực của hai cá nhân. Tôi có cảm giác mình là người Ấn Độ không vì thời gian tôi trải qua ở Ấn Độ hay vì cấu trúc di truyền của tôi mà vì sự hiện diện kiên định của cha mẹ tôi trong cuộc sống. Họ hiện diện ba tiếng đồng hồ ở nhà, tôi nói chuyện với họ hàng ngày. Mọi việc sẽ thay đổi một khi họ mất đi. Họ tất nhiên sẽ mang theo mọi thứ - những cuộc nói chuyện bằng một ngôn ngữ khác, sự nhận thức về những khó khăn khi là người ngoại quốc. Không có họ, sự hướng dẫn đi-về trong cuộc sống của gia đình tôi, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, sẽ đi dần đến sự tĩnh lặng. Nơi nương tựa sẽ mất đi, và sợi dây liên hệ sẽ bị cắt đứt.

Tôi đã luôn luôn tin rằng tôi thiếu quyền lực mà cha mẹ tôi mang theo trong tư cách là người Ấn Độ. Nhưng miễn là họ còn sống thì họ sẽ bảo vệ tôi khỏi cảm giác là một kẻ mạo danh. Những gì họ đã đi qua không chỉ đánh dấu sự mất mát của người đã tạo ra tôi mà còn đánh dấu sự mất mát của một cuộc sống khác thường. Cuộc hành trình của người nhập cư, không cách nào đi đến thỏa mãn cuối cùng, được dựa trên xuất phát điểm thiếu thốn, nhưng nó đảm bảo cho các thế hệ tiếp theo cảm giác tới nơi và thuận lợi. Từng ngày trôi qua, bản chất Mỹ trong con người tôi tăng dần, tuy nhiên nó luôn tồn tại đồng thời với di sản Ấn Độ. Điều này được đề cập đến trong một tiểu thuyết mà trong đó tôi tiếp tục giải thích thuật ngữ “Ấn – Mỹ”, sự tính toán chuyển đổi phương trình với mọi câu trả lời có thể tìm thấy.

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn jhumpa lahiri (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)