NƯỚC MỸ VÀ HẬU NƯỚC MỸ TRONG NGƯỜI DỊCH BỆNH

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn jhumpa lahiri (Trang 107 - 113)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NƯỚC MỸ VÀ HẬU NƯỚC MỸ TRONG NGƯỜI DỊCH BỆNH

Chín câu chuyện trong tuyển tập được xây dựng trên cái nền văn hóa Ấn Độ. Các nhân vật trong truyện bị chi phối bởi văn hóa Ấn Độ dưới hình thức này hay hình thức khác. Ba truyện diễn ra ở Ấn Độ và sáu truyện còn lại liên quan tới cuộc sống của những người Ấn Độ nhập cư ở Mỹ.

Câu chuyện chủ đề Người dịch bệnh đem lại cho chúng ta hình ảnh về một gia đình người Mỹ gốc Ấn đang trong chuyến về thăm Ấn Độ, họ như là những người xa lạ với nền văn hóa và di sản cội nguồn. Ông bà Das quá xa lạ với những di sản của Ấn Độ đến mức cần một hướng dẫn viên du lịch. Bà Das hiện lên trong sự cân bằng và thích nghi tuyệt đối với cuộc sống Mỹ, cũng như với các con của bà. Cách ăn mặc và cách thưởng thức thức ăn của bà chẳng khác gì một người nước ngoài, cách bà tránh xa thức uống vì e ngại nó mất vệ sinh tiêu biểu cho mức độ đồng hóa nghiêng về phong cách sống của người Mỹ.

Một câu chuyện khác, Lục địa thứ ba và lục địa cuối cùng hoặc Khi bác Pirzada đến ăn tối thể hiện hình ảnh những người vợ di dân tìm thấy sự cân bằng giữa Bengal và Mỹ. Cô Sen, mặc dù khập khiễng và chậm chạp, mất nhiều thời gian cho cuộc hành trình hòa nhập với vùng đất mới nhưng cuối cùng cũng nguôi dần và có sự tương đồng với những người phụ nữ người Mỹ gốc Ấn kia trong sự cân bằng. Trong Ngôi nhà được ban phước, Twinkle với niềm vui thích và say mê sắp xếp các

biểu tượng Thiên chúa như là một người Mỹ mộ đạo và các giá trị văn hóa trên lò sưởi.

Ngoài ra, trong Lục địa thứ ba và lục địa cuối cùngcó một mối quan hệ được phát triển giữa bà Croft, bà lão người Mỹ với một người Ấn Độ cần định cư ở đó. Trong truyện này, nhân vật chính sẽ học được cách chấp nhận tật riêng của người phụ nữ người Mỹ ấy, vượt qua giai đoạn làm quen với nó, ông đi đến chấp nhận, và khi thiếu vắng ông đã nhớ về nó như là biểu hiện bình thường của cuộc sống.

Đến thời điểm này, có thể xem như quan điểm của những người đề xuất ý tưởng về nhập cư và đồng hóa đã cho thấy sự đúng đắn và đã đạt được hiệu quả. Nó có thể được hình dung qua sự thành công của các thế hệ người nhập cư theo cách thức của họ hội nhập vào nước Mỹ, ý thức Mỹ và bản sắc văn hóa mới đang ngày càng có uy thế và có trọng lượng.

Tuy nhiên, đó có vẻ như là một sự chuyển vế phương trình đơn giản. Để tiếp tục giải thích sự tạo ra thế hệ con lai Ấn – Mỹ thúc đẩy chúng tôi, theo hướng tranh luận gay gắt, Samuel Huntington đặt cho những người nhập cư câu hỏi: “Chúng ta là ai?”. Câu trả lời có thể được tìm thấy trong cộng đồng người Ấn Độ trong tác phẩm của Lahiri đang đấu tranh hoặc đang xoay sở với tình trạng bị cô lập, sự ngăn cách, sự quá độ, trạng thái không nhà, sự tạp giao văn hóa, bản sắc và sự đồng hóa.

Bản thân Lahiri là một người Mỹ gốc Ấn, trong một cuộc phỏng vấn bày tỏ ý kiến về những trải nghiệm của mình, cô nói:

Khi lớn lên ở Rhode Island vào thập niên 70, tôi cảm thấy mình không phải người Ấn Độ cũng không phải người Mỹ. Giống như nhiều đứa trẻ di dân, tôi cảm thấy bị áp lực mạnh từ hai phía, trung thành với thế giới cũ và thông thạo thế giới mới, bằng lòng với cả hai bên của dấu gạch nối. Nhìn lại, tôi thấy đây là trường hợp bình thường. Nhưng với nhận thức của một đứa trẻ, tôi cảm thấy bị cắt giảm ở cả hai đầu, bị đưa đẩy như con thoi theo hai chiều chẳng có liên hệ gì với nhau. Ở nhà, tôi theo trang phục của cha mẹ, nói tiếng Bengali, ăn cơm và dal với các ngón tay. Những sự việc bình thường thường này dường như là một phần bí mật, một lối sống hoàn toàn xa lạ và tôi đau khổ che giấu chúng với các bạn người Mỹ.

Tuyển tập truyện ngắn Người dịch bệnh theo cách thức như vậy, trôi bồng bềnh giữa hai đất nước Ấn Độ và Hoa Kỳ. Trong các câu chuyện về những người nhập cư, Lahiri đã khéo léo xem xét những phản ứng với sự thay đổi văn hóa, những ràng buộc để giữ chặt con người với quê hương xứ sở, gia đình trói buộc điều đó kéo chúng ta vào những điều mà đôi khi theo chiều hướng trái ngược hoàn toàn. Tác phẩm không chỉ làm rung động trái tim của những người đang cảm thấy bị xa lánh và cô đơn ở nước ngoài mà còn làm rung động với tất cả những ai am hiểu về văn hóa Ấn Độ. Thức ăn là một ví dụ. Nó kêu gọi sự thừa nhận, sự thừa nhận ấy không giới hạn ở cá nhân mà cho cả một cộng đồng. Nó như một phép ẩn dụ vừa thực hiện chức năng kết nối vừa có nhiệm vụ tách biệt cộng đồng này với cộng đồng khác.

Thức ăn là sản phẩm của một vùng đất. Thức ăn là văn hóa đối với những người nhập cư thỏa mãn như một phần quan trọng trong bản sắc văn hóa của họ. Khi đi từ quê nhà, thức ăn từ những người dân xứ ấy mang lại nhiều niềm vui như nghe được giọng nói của mẹ ở nước ngoài. Thức ăn tạo nên một đường liên kết, nó đem lại cảm giác thân quen trên một thế giới xa lạ.

Để đối mặt với cảm giác lưu vong, bị xa lánh, thiếu vắng cảm giác gần gũi và sự liên lạc, nỗi đau buồn xé ruột, dấu ấn về nỗi nhục nhã, nỗi đau về sự tiếp biến văn hóa, “phương thức triển khai mà Lahiri để hết tâm trí vào là thêm vào những loại thức ăn khác nhau”. Thức ăn trở thành động lực thúc đẩy sự cân bằng nhóm, tộc người thiểu số khi đi ngược lại với nguyện vọng thích nghi theo xu hướng văn hóa chủ đạo ở vùng đất định cư.

Chuyện nhất thời tập trung chủ yếu vào sự xa cách trong một gia đình nhỏ người Ấn Độ mà thức ăn như là một nhân tố để ràng buộc. Lahiri miêu tả những ngày hạnh phúc của gia đình nhỏ này qua việc kiểm kê tỉ mỉ các loại thức ăn mà phần lớn phụ thuộc vào văn hóa:

Phòng để thức ăn luôn là kho dự trữ với sự bổ sung những chai dầu ô liu và ngũ cốc, tùy thuộc họ nấu món Ấn Độ hay món Ý. Đã có những hộp mì trong tất cả các trạng thái và màu sắc, có khóa kéo những bao chứa gạo, đầy đủ sườn cừu và dê

từ người hàng thịt Hồi giáo ở Haymarket, được băm nhỏ và làm đóng băng vô tận trong các túi nhựa.

Nhưng ngược lại trong Chuyện nhất thời thực phẩm đem lại nhận thức thuộc về nhau của hai vợ chồng thì trong truyện tiếp theo Khi bác Pirzada đến ăn tốithực phẩm trở thành một chút dấu vết từ quê nhà. Làm thức ăn không chỉ đáp ứng một phần nhu cầu cuộc sống nơi quê nhà cho ông Pirzada mà còn đáp ứng như một sự ràng buộc mạnh mẽ giữa các nhân vật chính – ông Pirzada và gia đình của Lilia. Ông Pirzada đến từ Dacca trong khi cha mẹ Lilia ở Ấn Độ. Nhưng thức ăn mà họ nêm cũng như thói quen ăn uống đưa đến một ràng buộc của sự giống nhau:

“Họ cùng ăn xoài ngâm, cùng ăn cơm tối bốc tay. Giống như cha mẹ tôi, bác Pirzada cởi giày trước khi bước vào phòng, nhai hạt thìa là sau bữa ăn cho dễ tiêu, không uống rượu, khi tráng miệng thì nhúng những chiếc bánh quy rẻ tiền vào cốc nước chè”.

Ở đây, không chỉ thức ăn mà cả thói quen ăn uống cũng là cơ sở của sự đồng cảm. Những loại thức ăn mà người Ấn Độ cũng như người Pakistan thường dùng thiết lập sự hòa hợp tất cả cộng đồng Ấn – Pakistan và là chỗ dựa cho họ trên một đất nước mà các thành phần dân cư trú không biết hoặc không sẵn lòng biết họ là ai. Cô Sen là một phụ nữ Bengal điển hình mà cá là nguồn thức ăn cơ bản. Sự xuất hiện của cá tại các cửa hàng địa phương được đón chào như một mẩu tin tức từ gia đình và cô luôn luôn mong muốn nắm giữ nó để nấu ăn phục vụ cho chú Sen. Bất cứ khi nào cá đến tại các cửa hàng địa phương là cô quấy rầy chồng mình vận chuyển nó từ cửa hàng về nhà cho cô. Nếu chú Sen bận việc thì cô đón xe buýt đến để lấy cá, nhưng cô không hưởng trọn vẹn niềm vui vì hành khách khó chịu với mùi tanh. “Cá trở thành chủ đề của truyện. Sự tồn tại của cô Sen trên đất khách xoay quanh loại thực phẩm này”. Nó cho cô cảm giác gần gũi với người dân xứ mình và rằng nó hoàn toàn vắng mặt trong xã hội Mỹ.

Câu chuyện cuối cùng trong tuyển tập, Lục địa thứ ba và lục địa cuối cùng kể về sự ra đi và từng bước bắt đầu cuộc sống nơi xứ lạ của một trí thức Bengal. Anh ta theo đuổi nền giáo dục ở Anh và sau đó nhận công việc ở Mỹ. Thích nghi với lối

sống của ba lục địa, anh và vợ anh thành công trong việc duy trì bản sắc văn hóa cội nguồn. Thậm chí ở Mỹ, anh vẫn cảm nhận sự khác biệt giữa mùi cơm tỏa ra trong nhà với mùi cơm tỏa ra từ một căn hộ. Một đĩa cơm được chế biến với “tỏi tươi và gừng trên bếp lò” làm nên một bữa ăn thừa mứa. Không chỉ thức ăn mà thói quen ăn uống cũng trở nên quý giá vì nó đem lại cảm giác được gắn liền với quê hương xứ sở. Ăn cơm bốc tay đem lại niềm vui mà không có cái thìa hay cái nĩa nào có thể thay thế được. Con trai họ học đại học Harvard cũng sẽ thừa hưởng thói quen ăn cơm bốc tay này. Thói quen này là đặc ân lớn đối với những người Ấn Độ sống ở nước ngoài. “Ở Ấn Độ, phần lớn các nhân vật có thể nói tiếng Anh nhưng thức ăn Anh không là phần thiết yếu trong khẩu phần ăn của người Ấn hoặc của những người sống ở nước ngoài”.

Đây là “những cuộc sống lưu vong”, như bản thân Lahiri quan sát, và đây là

“sự xác định và xác định lại về người Mỹ gốc Ấn lưu vong”trong sự biệt lập. Tình yêu, truyền thống và vấn đề bản sắc luôn tồn tại trong sâu thẳm các câu chuyện và trong các nhân vật. “Những người tìm thấy được hạnh phúc là những người có thể nắm chặt hoàn cảnh hiện tại của họ đồng thời không bỏ quên nguồn gốc Ấn Độ”. Chúng tôi xem xét về nhân vật cô Sen hàng ngày ngồi trên sàn nhà cắt rau cải theo cách cô đã làm ở Ấn Độ cùng với con dao mà cô đã sử dụng ở đó.

Sự gắn bó bền vững với bản sắc Bengal của cô là quá rõ ràng qua việc cô thậm chí không sử dụng con dao của phương Tây. Cô mang theo từ Ấn Độ một con dao rất đặc biệt “được tạo thành giống như mũi một con thuyền của người Viking”được dùng cho việc cắt thái các thành phần thực phẩm. Con dao được gọi là “bonti”

trong tiếng Bengali không chỉ là một dụng cụ, mà nó tồn tại trong ký ức cô Sen như

“biểu tượng trung tâm cho cộng đồng người phụ nữ Ấn Độ”. Nếu bonti tượng trưng cho bản sắc Bengal của cô Sen thì sự bực tức với chiếc xe tượng trưng cho sự thất bại để tiến đến một người Mỹ gốc Bengal thành công. Ashutosh Dubey chỉ ra rằng

“sự kiên quyết chối từ của cô Sen với việc học lái xe có thể được xem như là bản năng của sự chống đối với những giới hạn được sai khiến của thế giới mới này”. “Được nuôi dưỡng trong một nền văn hóa mà ở đó cô có thể tin tưởng vào một tài

xế lái xe, cô Sen không có được kĩ năng tự chủ của một người Mỹ khi lái xe”. “Để tìm đến với cá, cô phải gọi chồng mình trong lúc đang làm việc và dỗ ngọt ông đi ra cửa hàng để mua được cá tươi”.

Mặc dù trong các câu chuyện khác của tuyển tập, chúng tôi được tiếp cận với một số phụ nữ nhập cư như trong Người dịch bệnh và trong Lục địa thứ ba và lục địa cuối cùng, tuy nhiên họ là những người có thể tìm thấy sự cân bằng giữa Bengal và Hoa Kỳ. Cô Sen, ngay từ đầu xác định nhà của cô ở Calcutta: “Mọi thứ đều ở đó… Ở đây không có gì cả”. Nó nói lên trạng thái tâm lí của cô không dẫn đến sự thích nghi và đồng hóa. Câu chuyện như bức tranh về người phụ nữ nhập cư trong những năm đầu sống nơi xứ lạ. Tuy nhiên, có một điều đáng suy ngẫm: truyện này không được viết bởi một người nhập cư thuộc thế hệ đầu tiên mà bởi Jhumpa Lahiri, một thành viên của thế hệ thứ hai, và là một học giả, người được đòi hỏi phải, ở một mức độ cao, đắm mình vào nền văn hóa Mỹ bao gồm cả giáo dục và cuộc sống. Điều đáng nói là cô vẫn chưa là một phần của nước Mỹ như những người sáng lập đất nước ấy từng nghĩ.

Tập truyện của Lahiri vừa lặp lại bản sắc chính trị truyền thống của vấn đề nhập cư vừa phản ánh bản sắc chính trị hiện đại của các chỗ trống trong kết cấu lý thuyết về Hậu nước Mỹ với việc giữ nguyên vị trí và ý nghĩa của các nhóm người. Trong khi những người trước đây chính trị hóa bản sắc của người nhập cư: tự do cá nhân với toàn bộ xã hội dân chủ trên giả định về nguyên tắc số đông, những người định cư gần đây hiểu tự do cá nhân trong nhóm văn hóa, tôn giáo và dân tộc để bảo vệ bản sắc tự do của họ trong bối cảnh đa văn hóa. Như John Fonte lập luận, khi đọc bài viết của Francis Fukuyama Tạp chí Dân chủ (2006) “ngày nay chủ nghĩa đa văn hóa được hiểu không như là sự khoan dung của tính đa dạng trong văn hóa [để định giá cá nhân] mà như sự đòi hỏi cấp bách về sự công nhận hợp pháp của nhóm chủng tộc, tôn giáo hoặc văn hóa”. Cho nên, mặc dù độc giả của Người dịch bệnh bị dao động giữa sự cân bằng và mất cân bằng của những người nhập cư, họ vẫn được cung cấp những hình ảnh điển hình với các nhân vật người Ấn Độ.

KẾT LUẬN

Bài viết này nhằm hướng đến những thách thức đặt ra cho những đất nước của người nhập cư, đặc biệt là Hoa Kỳ, nơi mà ngày nay với sự nổi lên của bản sắc chính trị mới cho đến khi sự xung đột văn hóa được quan tâm. Bài nghiên cứu chủ yếu xoáy vào những người vùng Nam Á, người Ấn Độ và người Bengal nhập cư đang trong trạng thái cân bằng hoặc đang đấu tranh để có được, và như vậy, sự đối kháng mà họ thể hiện là kết quả của việc thay đổi chỗ ở. Bài viết được dự định để minh họa cho các ngữ liệu của cuốn sách, Người dịch bệnh, bao gồm những câu chuyện được đặt cả bên trong và bên ngoài nước Mỹ, là ngôi nhà của những người đang đòi sự công nhận văn hóa của một vùng địa lí. Bản thân Lahiri cùng với các nhân vật của cô quan tâm đến tình trạng bị chối bỏ, bị cô lập, lưu vong, đồng hóa và sự chống đối. Tất cả biểu hiện cho câu hỏi về sự công nhận họ là ai. Điều này hóa ra là những thách thức lớn đối với những đất nước như Hoa Kỳ. Đó là, nếu “xã hội của họ không xác nhận theo nguyên tắc tự do [liên quan đến việc công nhận sự nổi lên bản sắc các nhóm], họ có thể bị thách thức bởi những người nhập cư chắc chắn hơn việc xác định họ là ai”.

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn jhumpa lahiri (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)