Chương hai: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT DI CƯ TRONG TRUYỆN NGẮN JHUMPA LAHIR
2.3. Hình tượng nhân vật di cư trong truyện ngắn Jhumpa Lahir
Lahiri
Lahiri thể cô đã trực tiếp trải nghiệm nó. Truyện của cô là những khoắc khoải rung lên những giai điệu cuộc đời của thế hệ thứ nhất.
2.3.1.1. Giấc mơ Mỹ (American Dream)
Giấc mơ Mỹ là khái niệm lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà văn James Truslow Adams trong cuốn Thiên hùng ca Mỹ (The Epic of America) xuất bản năm 1913: “Giấc mơ Mỹ là giấc mơ của một vùng đất ở đó cuộc sống đáng tốt đẹp hơn, giàu có hơn và đầy đủ hơn cho mọi người. Ở đó mỗi người có cơ hội theo khả năng hoặc thành tựu của mình. Đấy là một giấc mơ khó khăn cho tầng lớp thượng lưu
2T
châu Âu2T diễn giải đầy đủ, và cũng thật khó khăn cho tất cả chính chúng ta, những người càng ngày ngờ vực và không tin tưởng vào nó. Nó không phải là một giấc mơ về các loại xe hơi hay đơn thuần là tiền lương cao, nhưng là một giấc mơ về trật tự xã hội mà trong đó mọi đàn ông và đàn bà sẽ có thể đạt được tầm vóc đầy đủ cái khả năng bẩm sinh của mình, và được những người khác công nhận họ vì những gì của chính họ, không phân biệt môi trường hoàn cảnh sinh ra hay địa vị ngẫu nhiên của họ” [50].
Với các nhân vật trong hai tập truyện của Jhumpa, Giấc mơ Mỹ thể hiện khát vọng đổi đời của những người trí thức Ấn Độ. Khi nhận thấy hoàn cảnh bất ổn ở quê nhà “đứng trên mái nhà chứng kiến những cuộc biểu tình, nổi loạn, hay giấu hàng xóm trong bể nước để họ không bị bắn” [17, tr. 45]; điều kiện học tập hạn chế “học bài dưới đèn dầu khi mất điện, áp lực, các kỳ thi triền miên” [17, tr. 45]; cơ hội tìm việc làm phù hợp với năng lực xa vời, cơ hội làm giàu càng khó thực hiện, họ đã rời bỏ Ấn Độ để tiến về hướng Tây, quyết chí lập thân ở nước ngoài.