Các chính sách tác động trực tiếp đến phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP (Trang 55 - 60)

Chính sách đất đai

Mục tiêu của chính sách đất đai nhằm tạo nên sự công bằng giữa những người sản xuất nông nghiệp, quản lý tốt đất nông nghiệp và trong dài hạn cần tập trung đất nông nghiệp về tay những người sản xuất giỏi để làm ra ngày càng nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

Các hợp phần của chính sách đất đai bao gồm: chính sách cải cách ruộng đất (CCRĐ) và tập trung ruộng đất, chính sách hạn điền, chính sách chuyển quyền sử dụng đất (thừa kế, mua bán, thuê đất...), chính sách về giá đất và thuế sử dụng đất, chính sách thu hồi đất nông nghiệp, chính sách về thời hạn sử dụng đất.

Đối tượng của chính sách đất đai là những người sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp,

Chính sách đất đai ở một số nước

Thành công về chính sách cải cách ruộng đất ở Nhật Bản, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan... đã duy trì mức phát triển nông nghiệp cao và ổn định trong nhiều năm. Một số nước chưa đạt mục tiêu CCRĐ như Philipin, Ấn Độ... thì gặp khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Chính phủ Hàn Quốc thừa nhận sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp, nhưng Chính phủ quản lý mục đích sử dụng đất (chỉ những ai đang sử dụng và sẽ sử dụng đất nông nghiệp thì mới có quyền sở hữu đất nông nghiệp), mặt khác Nhà nước phát triển công nghiệp để thu hút lao động dư thừa trong nông thôn, thay đổi mức hạn điền từ 3 ha/hộ đến 30 ha/hộ.

+ Tháng 12/1945 Nhật Bản ban hành Luật CCRĐ xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, buộc địa chủ có trên 5 ha phải chuyển nhượng đất, phải thanh toán địa tô bằng tiền mặt. CCRĐ lần thứ 2 với nội dung thực hiện chuyển quyền sở hữu đất do Chính phủ quyết định, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô. Mức hạn điền mới không vượt quá 1 ha (đối với vùng ít ruộng) và 4 ha (đối với vùng nhiều ruộng), nếu phú nông có 3 ha mà sử dụng không hợp lý sẽ bị trưng thu. Các luật về bảo đảm quyền sở hữu đất của nông dân, luật cải tạo đất nông nghiệp... được ban hành.

+ Ở Trung Quốc chính sách đất đai thể hiện trong Luật Đất đai ban hành năm 1987 và Luật Quản lý nhà đất thành thị ban hành năm 1999. Văn kiện số 1 (1984) quy định "Kéo dài thời gian giao khoán để khuyến khích người nông dân tăng đầu tư, bồi bổ sức đất, thực hiện

thâm canh". Luật Đất đai của Trung Quốc quy đinh 4 chủ sở hữu đất nông nghiệp ở nông thôn là tập thể nông dân xã, tập thể nông dân thôn tự trị, tập thể nhóm nông dân và tổ tự trị.

+ Nhà nước Hoa Kỳ cấp đất đồng thời cho phép mua, bán, cho thuê để hình thành trang trại (với quy mô bình quân tới 229 ha/trang trại).

+ Do điều kiện đất chật người đông, Chính phủ Đài Loan rất chú trọng đến tính công bằng trong phân phối quĩ đất nông nghiệp cho nông dân và sử dụng đất có hiệu quả. Về hạn điền, Chính phủ quy định sở hữu tư nhân, mỗi địa chủ không quá 3 ha lúa nước, 6 ha ruộng khô loại có độ màu mỡ trung bình. Nhà nước trưng mua số đất vượt quá mức hạn điền theo giá bằng giá bán cho người lĩnh canh, thanh toán kéo dài trong 10 năm với lãi suất 4%/năm. Diện tích đất nông nghiệp công do Nhà nước hoặc do các tổ chức xã hội cộng đồng quản lý được chuyển lại cho người lĩnh canh (nông dân nghèo). Bên cạnh đó Nhà nước còn cho nông dân vay vốn tín dụng để cải tạo đất, phát triển thuỷ lợi nội đồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững; Nhà nước đặc biệt chú ý đến chính sách giá đất linh hoạt nhằm đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất..

+ Hiện nay ở Thái Lan có trên 19.298.906 rai đất nông nghiệp được phân bổ cho 1.388.926 số hộ sản xuất (bình quân 13 rai/hộ). Trên thực tế đất được phân bổ không đều (15,2% hộ có quy mô trên 40 rai sử dụng trên 40% diện tích canh tác, vào cuôi năm 1980 có 8% số hộ không đất.. Vì vậy các chính sách đất đai tập trung vào vấn đề tổ chức cải cách đất nông nghiệp. Chính phủ Thái Lan gặp rất nhiều khó khăn để giải quyết vấn đề này.

Chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp

Mục tiêu của chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp là tăng cường sức sản xuất cho nông nghiệp, giúp người sản xuất nông nghiệp tiếp cận tốt với các yếu tố sản xuất mới để phát huy tiềm năng sản xuất vốn có của mình. Lý do của việc đưa ra chính sách này là do sự non yếu khá toàn diện của các cơ sở sản xuất nông nghiệp (về kỹ thuật sản xuất, khả năng tài chính và tổ chức huy động nguồn lực).

Đối tượng của chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp là nông dân và các cơ sở sản xuất nông nghiệp.

Các hợp phần của chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp bao gồm các chính sách a) tín dụng, b) khuyến nông và tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp, c) cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp.

+ Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng hướng vào việc huy động tối đa các nguồn vốn, thoả mãn nhu cầu về vốn đối với những người sản xuất kinh doanh... và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng vốn.

Chính sách tín dụng gồm chính sách huy động vốn; chính sách cho vay dài hạn, ngắn hạn và trung hạn; chính sách quy định về cho vay thế chấp, tín chấp, ưu đãi; chính sách kiểm soát các tổ chức tín dụng chính thống và không chính thống...

Đối tượng của chính sách tín dụng là người đi vay và người cho vay. Những người đi vay gồm các trang trại, những hộ nông dân có khả năng trả nợ và những người nghèo. Từng đối tượng vay khác nhau sẽ tiếp nhận các hình thức vay trả khác nhau. Về hình thức tín dụng

gồm tín dụng chính thống và tín dụng không chính thống.

Ở Nhật Bản, toàn bộ tín dụng cho nông nghiệp nông thôn được đáp ứng thông qua các hợp tác xã nông nghiệp. Hoạt động tín dụng của Chính phủ thông qua các tổ hợp tài chính nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (AFFFC) và các chương trình cho vay đối với nông nghiệp của Chính phủ (GPLAs).

Tổ chức tín dụng nông nghiệp chính thống lớn nhất của Thái Lan là Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (BAAC); thứ đến là hệ thống ngân hàng nông nghiệp Thái Lan, tập đoàn các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước Thái Lan.

Chính phủ Phlipin buộc các ngân hàng thương mại phải dành 25% quĩ tiền vay của mình cho nông nghiệp. Chính phủ cũng tổ chức một ngân hàng đặc biệt cung cấp tín dụng cho nông nghiệp là ngân hàng đất đai (dành 60% số vốn huy động để cho vay trong nông nghiệp).

Băng La Đet thành công trong mô hình ngân hàng cho những người nghèo (Grameen Bank).

Một số tổ chức tài chính lớn trên thế giới và khu vực (IMF, WB, ADB...) cũng dùng một phần vốn của mình để cho vay trong nông nghiệp.

+ Chính sách khuyến nông

Chính sách khuyến nông hướng vào mục tiêu truyền bá kiến thức cho nông dân ngay tại địa bàn sản xuất của họ (vườn cây, ao cá, chuồng trại, ruộng, đồng cỏ..) để họ tự ra các quyết định mà không cần đào tạo chính quy tập trung. Để thực hiện tốt chính sách khuyến nông cần phải hiểu được yêu cầu của người sản xuất nhằm tổ chức huấn luyện, đáp ứng các yêu cầu đó. Vì vậy cần xây dựng chương trình khuyến nông và đào tạo một đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở tinh thông và tâm huyết với nghề nghiệp. Quỹ khuyến nông được huy động từ nhiều nguồn (ngân sách Nhà nước, tài trợ từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế nông thôn và đóng góp của nông dân).

Đối tượng của chính sách khuyến nông là nông dân, các chủ trang trại. Các hình thức khuyến nông có thể là: a) phổ biến kiến thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, đài, tivi...; b) tập huấn cho nông dân tại cơ sở sản xuất của họ (theo kiểu "cầm tay chỉ việc"); c) hội thảo, triển lãm, tham quan; d) xây dựng mô hình trình diễn...

Chính sách khuyến nông đặc biệt được quan tâm ở các nước đang phát triển với mô hình V&T (Visit and Training), tăng cường đào tạo và hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở.

+ Chính sách cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp

Chính sách cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của những người sản xuất nông nghiệp đối với các loại vật tư kỹ thuật mới, từ đó sẽ áp dụng tốt hơn các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất sản phẩm nông nghiệp.

Các hợp phần của chính sách cung ứng vật tư kỹ thuật nông nghiệp gồm chính sách hình thành mạng lưới cung ứng vật tư kỹ thuật, chính sách bình ổn giá vật tư kỹ thuật, chính sách hỗ trợ giá đầu vào cho nông dân khi sử dụng vật tư kỹ thuật mới...

Ở các nước phát triển, nhất là nước Pháp, Chính phủ đã tăng cường ổn định giá đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp; Mạng lưới cung ứng phân đạm hoá học đặc biệt phát huy có hiệu quả ở Indonesia; Tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rất bài bản ở Đài Loan thông qua hợp đồng giữa hợp tác xã và nông dân...

Chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mục đích của chính sách này là tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ, bảo đảm cho sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ nhanh chóng, vừa thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, vừa giảm hao hụt, tránh thất thoát sản phẩm nông nghiệp.

Hợp phần của chính sách tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bao gồm a) chính sách tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và b) chính sách trợ giá sản phẩm nông nghiệp.

+ Chính sách tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

Để mở rộng thị trường cần tăng lượng cầu của các thị trường, tăng sức mua của của dân chúng... Thị trường nông sản gồm rất nhiều cấp độ. Xét theo phạm vi đó là thị trường nội hạt, ngoại hạt, xuất khẩu; Xét theo tính chất của cầu sản phẩm có các thị trường tiêu dùng sản phẩm tươi sống, sản phẩm chế biến, nguyên liệu cho nhà máy hoặc xuất khẩu.

Sự chiếm lĩnh thị trường, tạo lập thị trường ổn định với hệ thống sản phẩm cao cấp là lợi thế trong tiêu thụ sản phẩm của các nước phát triển. Tại các nước này, các cơ sở vật chất cho bảo quản và chế biến sản phẩm rất hiện đại, hệ thống chợ bán buôn, bán lẻ đã được hình thành ổn định. Trong nông thôn các hợp tác xã có vai trò to lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó việc tiêu thụ sản phẩm ở các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn, hiện tượng dư cung cục bộ thường xuyên xảy ra. Chợ nông thôn với khối lượng tiêu thụ nhỏ không thể đáp ứng yêu cầu tiêu thụ sản phẩm và chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều là một trở ngại lớn, nhất là đối với sản phẩm xuất khẩu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sức cạnh tranh non yếu đang là một thách thức lớn đối với tiêu thụ nông sản phẩm của các nước đang phát triển.

+ Chính sách trợ giá sản phẩm nông nghiệp

Ở các nước phát triển với tiềm lực kinh tế to lớn, Chính phủ thường trợ giá bán nông sản nên giá nông sản thường cao, thu nhập của nông dân được bảo đảm (ở Tây Ban Nha, thu nhập của các nông hộ thường lớn hơn thu nhập của giám đốc điều hành của hợp tác xã...), trong khi đó giá nông sản ở các nước đang phát triển thường rất thấp, đặc biệt khi được mùa, làm cho đời sống nông dân gặp khó khăn trong mọi hoàn cảnh.

Trợ giá luôn là một đòi hỏi đối với tiêu thụ nông sản, nhất là khi được mùa. Khi được mùa tiêu thụ hàng nông sản trở nên khó khăn, giá cả xuống thấp và lúc đó cần hỗ trợ về chính sách "giá sàn" để tăng giá sản phẩm và tăng lượng hàng tiêu thụ. Vấn đề này không mấy khó khăn đối với các nước phát triển nhưng rất khó khăn đối với các nước đang phát triển. Điều đó đơn giản được giải thích từ sức mạnh kinh tế của những nước này. Thông thường hàng năm Chính phủ Nhật Bản trợ giá cho nông nghiệp khoảng 300 tỷ yên. Tại các nước đang phát triển Chính phủ chỉ có thể trợ giá cho một vài mặt hàng có ý nghĩa quốc kế dân sinh và cũng chỉ cho phép giới hạn trong một phạm vi nào đó.

Chính sách xoá đói giảm nghèo hướng vào việc hỗ trợ cho người nghèo đói các điều kiện sản xuất cần thiết (và trong chừng mực nhất định cả các điều kiện sinh hoạt), giúp người đói nghèo thoát khỏi đói nghèo, ổn định sản xuất và đời sống. Xét trên ý nghĩa đó đây là một chính sách trực tiếp nâng cao đời sống người nghèo.

Chính sách xoá đói giảm nghèo thể hiện ở việc cung cấp tài chính, hỗ trợ vật tư kỹ thuật, bồi dưỡng trình độ sản xuất, tay nghề cho người nghèo.

Thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo thường rất khó khăn vì đối tượng của chính sách xoá đói giảm nghèo là những người nghèo đói (những người non yếu về trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất, đông con và thường chỉ có nguồn thu từ nông nghiệp...). Vốn cho người nghèo vay thường không được sử dụng đúng mục đích, vốn đầu tư cho sản xuất thường bị lạm dụng cho sinh hoạt... Trình độ kỹ thuật non yếu là điều kiện bảo đảm không chắc chắn cho kết quả sản xuất trông đợi. Người nghèo thường phải vay tín chấp nhưng thường "bóc ngắn cắn dài" nên việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy ngân hàng cho người nghèo và các tổ chức tín dụng cho người nghèo vay vốn thường có các hình thức cho vay và thu nợ rất linh hoạt phù hợp với trình độ tiếp thu và khả năng thanh toán của người nghèo.

Mô hình nổi tiếng về tín dụng cho người nghèo là tín dụng của Grameen Bank. Ở các nước đang phát triển thường có Ngân hàng người nghèo cho người nghèo vay ưu đãi.

Chính sách phát triển kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển trên thế giới hơn 2 thế kỷ nay và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Các Chính phủ đều khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại gia đình. Các trang trại đều nhanh chóng xác định phương hướng sản xuất, tổ chức áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất và đều chú ý giải quyết tốt việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm của trang trại ngày càng có chất lượng và nhiều sản phẩm trở thành sản phẩm xuất khẩu. Trong quá trình phát triển, các trang trại đều hướng tới các hoạt động phi sản xuất nông nghiệp (trước hết là chế biến và tiêu thụ nông sản), tỷ trọng thu từ nông nghiệp ngày càng giảm.

Ở Mỹ quy mô diện tích 1 trang trại khoảng 180 ha. Với 2,2 triệu trang trại của Mỹ đã sản xuất ra 50% sản lượng ngô và đậu tương của thế giới. Đầu tư của các trang trại Mỹ rất hiện đại. Mỹ đặc biệt quan tâm phát triển trang trại gia đình (chiếm 87% tổng số trang trại cả nước, 65% diện tích đất đai, 70% giá trị nông sản sản xuất ra).

Ở Pháp có 98 nghìn trang trại, chủ yếu là trang trại gia đình, quy mô diện tích 1 trang trại khoảng 29 ha và 2,07 lao động (1989).

Ở Hà Lan có 128 nghìn trang trại, quy mô diện tích 1 trang trại khoảng 2,2 ha và 2,2 lao động (1987).

Ở Nhật Bản có khoảng 4 triệu lao động trang trại, quy mô 1 trang trại khoảng 3 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 1,3.

Từ năm 1975 các trang trại ở Hàn Quốc chuyển sang phát triển đa dạng hoá với nhiều

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w