Phương pháp phân tích phúc lợi hay còn gọi là phương pháp phân tích kinh tế vi mô và vĩ mô sử dụng những công cụ chủ yếu của kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô như độ co giãn, thặng dư người sản xuất và thặng dư người tiêu dùng, và phúc lợi xã hội để xác định tác động của chính sách đối với toàn bộ nền kinh tế.
Phân tích tác động của chính sách giá
* Tác động của chính sách trợ giá đầu vào cho nông dân
Hình 3.8. Chính phủ đã trợ giá đầu vào cho nông dân
Ở nhiều nước, chính phủ đã trợ giá cho nông dân thông qua hạ giá vật tư đầu vào của sản xuất, được mô tả như hình 3.8. Như đã phân tích ở trên, trợ giá đầu vào sẽ có tác động đến cung nông sản khiến cho đường cung dịch chuyển từ S 1 (là cung nông sản trước trợ giá) sang S 2 (là cung nông sản sau trợ giá). Do giá đầu vào thấp nên nông dân tăng sản xuất. Sản phẩm tăng từ Q1 lên Q2. Lợi ích người sản xuất tăng từ a lên (a+b+c), trong đó b là phần thặng dư tăng thêm do tiết kiệm được chi phí ở mức sản lượng cũ (hay chính là chi cho trợ giá của chính phủ); c là phần thặng dư tăng thêm do tăng sản lượng; d là phần chi phí tăng thêm để sản xuất ra lượng sản phẩm từ Q1 lên Q2.
1. Về thay đổi phúc lợi xã hội
Thặng dư của người sản xuất tăng lên b+c. Chính phủ phải chi cho trợ giá là b+c+e Phúc lợi xã hội bị mất (giảm) một lượng là e 2. Về dịch chuyển tài nguyên:
Do trợ giá đầu vào cho sản xuất nên nguồn lực sẽ được sử dụng thêm là c+d+e (giảm). Tiết kiệm được ngoại tệ c+d (tăng).
P Q a P0 S1 0 Q1 Q2 b c e d S2
Kết quả: tài nguyên được sử dụng thêm là e (giảm).
Tóm lại, trợ giá đầu vào cho nông dân trong thời gian dài là không tốt, người nông dân sẽ sử dụng vật tư không hiệu quả, có thể sẽ dẫn đến sự lạm dụng vật tư quá mức, phẩm cấp của nông sản bị giảm. Do vậy chỉ nên trợ giá đầu vào cho nông dân từng thời điểm, và chỉ trợ giá cho các loại vật tư cần thiết.
* Tác động của chính sách giảm giá cho người tiêu dùng (Hình 5.9) Mục đích của chính sách là làm lợi cho người tiêu dùng.
Chính sách làm cho giá giảm từ P1 xuống P2. Thặng dư người tiêu dùng tăng từ a lên (a + b + c), tăng lên một lượng là (b+c) so với thặng dư cũ, trong đó:
b là thặng dư của người tiêu dùng tăng do giảm giá ở mức lượng cầu cũ. c là thặng dư người tiêu dùng tăng do giảm giá làm cho lượng cầu tăng lên.
Như vậy, cái được của người tiêu dùng không phải là do mức độ về mặt chi tiêu mà là do giảm giá và giá giảm làm cho người tiêu dùng mua nhiều hơn. Nếu bỏ trợ giá cho người tiêu dùng thì giá sản phẩm sẽ tăng từ P2 lên P1 và làm cho phúc lợi xã hội giảm một lượng là b+c. Tuy nhiên, sự thay đổi này còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá.
* Tác động của chính sách trợ giá đầu vào đến cả người sản xuất và cả người tiêu dùng (Hình 3.10)
Các trường hợp phân tích trên đây là phân tích tác động cung cầu một cách riêng rẽ. Trên thực tế cho thấy, trong cơ chế thị trường cầu - cung không thể đứng riêng rẽ mà chúng gắn với nhau như một thể thống nhất. Hình 3.10 thể hiện tác động của chính sách trợ giá đầu
Hình 3.9. Tác động của chính sách giảm giá cho người tiêu dùng
vào đến cả người sản xuất và người tiêu dùng. Dưới tác động của chính sách, đường cung sản phẩm dịch chuyển từ S1 đến S2, lượng sản phẩm cũng tăng từ Q1 đến Q2 làm cho giá sản phẩm giảm từ P1 xuống P2.
Thặng dư của người sản xuất: trước khi trợ giá là (c+b) và sau khi trợ giá là (c+f+g), mất đi phần b và tăng thêm phần (f+g). Do đó, nếu b < (f+g) thì người sản xuất có lợi, thặng dư của người sản xuất tăng, còn nếu b > (f+g) thì người sản xuất không có lợi (hay bị thiệt). Tuy nhiên (f+g) lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào: (i) độ co giãn của cầu đầu vào theo giá đầu vào; (ii) độ co giãn của năng suất so với lượng đầu vào được sử dụng.
Kết luận: Ngay cả trong trường hợp cầu không co giãn thì kết quả đáng ngạc nhiên của trợ giá đầu vào cho sản xuất là người tiêu dùng luôn được lợi trong khi người nông dân có thể bị thiệt.
Phân tích tác động của chính sách thuế
* Tác động của chính sách bỏ thuế nhập khẩu nông sản (Hình 3.11)
Khi đánh thuế nhập khẩu nông sản, thị trường trong nước cân bằng tại E (Q1 Pd). Lượng hàng sản xuất trong nước là Qs. Thặng dư người sản xuất là a+f. Thặng dư người tiêu dùng là h.
0 Qs<--- Q1--->Qd Q
Hình 3.11. Tác động của bỏ đánh thuế nhập khẩu nông sản
Khi bỏ đánh thuế nhập khẩu nông sản thì giá trong nước chuyển về giá quốc tế (giá trong nước là Pd chuyển về Pw). Tại PW lượng cung trong nước là Qs. Tại đây sẽ xảy ra hiện tượng dư cầu (Qd- Qs). Cho nên nếu bán với giá PW trong nước thì nhà nước phải nhập khẩu một lượng là (Qd- Qs).
1. Thay đổi về phúc lợi xã hội:
+ Thặng dư của người sản xuất giảm là: a
+ Thặng dư của người tiêu dùng tăng là: a + b + c + Thay đổi ròng về phúc lợi xã hội là: b + c 2. Tác động về dịch chuyển tài nguyên:
Do bỏ đánh thuế nhập khẩu nên người sản xuất đã thu hẹp quy mô từ Q1 xuống Qs nên đã tiết kiệm được tài nguyên trong nước (do không sản xuất nông sản thêm nữa) một lượng là b + d (tăng)
với lượng giá trị là e (tăng). Khi tiêu dùng tăng thêm một lượng giá trị là e thì thặng dư người tiêu dùng do mua được hàng hoá với giá rẻ trong trường hợp này tăng thêm một lượng là c (tăng).
Chính phủ phải tốn thêm lượng ngoại tệ để nhập khẩu lượng nông sản thiếu hụt (Qd - Qs) là d+e (giảm).
Kết quả chuyển dịch tài nguyên là: b + d + c + e - d- e = b+c.
Từ kết quả của hai cách phân tích trên cho thấy chính sách này luôn làm cho phúc lợi xã hội tăng một lượng là (b+c).
* Tác động của chính sách đánh thuế nhập khẩu nông sản (Hình 3.12)
Do sản xuất trong nước yếu kém, cung không đủ cầu nên phải nhập khẩu nông sản. Thông thường, chính phủ sẽ đánh thuế đối với nông sản nhập khẩu, việc đánh thuế đó làm cho giá tăng từ Pw (là giá thế giới) lên Pd (là giá nhập khẩu có thuế).
1. Thay đổi về phúc lợi xã hội
+ Người sản xuất trong nước sẽ mở rộng quy mô sản xuất (từ Q1 đến Q2) + Người tiêu dùng sẽ giảm lượng tiêu dùng từ Q4 xuống Q3
+ Lượng hàng nhập khẩu khi đó là (Q3 - Q2)
+ Thặng dư người tiêu dùng bị giảm đi một lượng là (a+b+c+d)
+ Thặng dư của người sản xuất sẽ tăng thêm một lượng là a (Nếu không đánh thuế thì thặng dư của người sản xuất trong nước là a1.)
+ Chính phủ sẽ thu được một phần là c
+ Phúc lợi xã hội sẽ giảm xuống một lượng là (b+d). Tức là (a+c) - (a+b+c+d) = - (b+d)
2. Về chuyển dịch tài nguyên
+ Nguồn lực trong nước được sử dụng thêm là (b+ e) + Chi phí tiêu dùng giảm là (d+f)
+ Người sản xuất trong nước sẽ mở rộng quy mô sản xuất (từ Q1 đến Q2) + Người tiêu dùng sẽ giảm lượng tiêu dùng từ Q4 xuống Q3
+ Lượng hàng nhập khẩu khi đó là (Q3 - Q2)
+ Thặng dư người tiêu dùng bị giảm đi một lượng là (a+b+c+d)
+ Thặng dư của người sản xuất sẽ tăng thêm một lượng là a (Nếu không đánh thuế thì thặng dư của người sản xuất trong nước là a1.)
+ Chính phủ sẽ thu được một phần là c
+ Phúc lợi xã hội sẽ giảm xuống một lượng là (b+d) Tức là (a+c) - (a+b+c+d) = - (b+d)
+ Tiết kiệm được phần ngoại tệ là (e+f) e + f - d - f - b - e = - (b+d) Kết quả chung là xã hội phải chi phí thêm một lượng là (b+d). * Tác động của chính sách đánh thuế xuất khẩu nông sản
Đánh thuế xuất khẩu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các nhà xuất khẩu mà còn ảnh hưởng đến người sản xuất trong nước. Khi xuất khẩu nông sản thì giá trong nước thấp hơn giá quốc tế.
1. Thay đổi về phúc lợi xã hội
Do giá giảm nên người sản xuất đã giảm một lượng sản phẩm từ Q2 xuống Q1. + Thặng dư của người sản xuất giảm là: a+b
+ Ngân sách tăng cho chính phủ do thu thuế là: a
Kết quả chung phúc lợi xã hội giảm là: a - (a + b) = - b 2. Về chuyển dịch của tài nguyên
Do người sản xuất thu hẹp quy mô sản xuất nên đã tiết kiệm được một lượng tài nguyên là (d+c).
Lượng xuất khẩu giảm từ Q xuống còn Q, khiến cho ngoại tệ thu được từ xuất khẩu P
Hình 3.12. Tác động của chính sách đánh thuế nhập khẩu nông sản
P
giảm một lượng là (c+d+b).
Kết quả chung, dịch chuyển tài nguyên sẽ giảm một lượng là b. Phân tích tác động của chính sách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
* Tác động của chính sách nghiên cứu ứng dụng
Khi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp sẽ làm cho cung sản phẩm trên thị trường tăng, đường cung có xu hướng dịch chuyển sang phải (Si đến S2 ). Khi đó, thặng dư người sản xuất và thặng dư người tiêu dùng cũng thay đổi.
- Thặng dư của người sản xuất cũ là (a+b), thặng dư sản xuất mới là (b+c+f). Kết quả, thặng dư người sản xuất thay đổi một lượng là (b+c+f) - (a+b) = (c+f-a) So sánh phần mất đi và phần tăng thêm cho thấy:
Nếu a > (c+f) thì thăng dư người sản xuất giảm Nếu a < (c+f) thì thăng dư người sản xuất tăng Nếu a = (c+f) thì thăng dư người sản xuất không đổi
Hình 3.15. Tác động của chính sách marketing
- Thặng dư của người tiêu dùng tăng một lượng là (a+d+e). - Phúc lợi xã hội tăng một lượng là (c+f-a+a+d+e) = (f+d+e+c) Kết luận: chính sách nghiên cứu ứng dụng luôn làm tăng phúc lợi xã hội. Phân tích tác động của chính sách marketing
* Tác động của chính sách marketing
Mục tiêu của chính sách marketing làm sao cho giảm được các chi phí trung gian không cần thiết, làm tăng được lợi ích xã hội. Để bảo đảm được mục tiêu trên, chính sách marketing tập trung vào các vấn đề tổ chức vận chuyển, phân phối, bảo quản hàng hoá tốt, giảm chi phí tiếp thị, xoá bỏ tình trạng chia cắt thị trường, để cho hàng hoá được tự do lưu thông.
Do có chi phí marketing nên đường cầu cổng trại Df đẩy dần đến đường cầu bán lẻ Dr Cũng do có chi phí marketing nên giá chuyển từ giá cổng trại Pf lên giá bản lẻ Pr Chi phí marketing càng cao thì khoảng cách giữa giá người tiêu dùng phải trả và giá người sản xuất nhận được càng cao.
Mục tiêu của chính sách marketing là giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá người sản xuất nhận được và giá người tiêu dùng phải trả. Điều đó có nghĩa là chính sách này sẽ mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, lợi ích của người sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng còn phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu sản phẩm theo giá. Biểu đồ này giả định rằng đường cung, cầu là đường tuyến tính và mức lãi là không đổi tính trên một khoảng về lượng. Tuy nhiên, các giả định này không hoàn toàn diễn ra như vậy trên thực tế.
Khi chưa có chính sách, lượng cân bằng trên thị trường là Q0, giá bán lẻ sản phẩm là PR, giá bán cổng trại là Pf và lãi marketing là M=PR-Pf.
Khi có chính sách marketing đường cung, cầu bán lẻ và đường cung, cầu cổng trại có xu hướng dịch chuyển xích lại gần nhau. Giả sử như việc giảm mức mức lãi sẽ làm cho đường SR chuyển xuống S’R và Df dịch chuyển lên D’f. Sự dịch chuyển này làm cho giá bán lẻ
P
Hình 3.16. Chi phí marketing và sự dịch chuyển cung, cầu Ghi chú: Pr là giá bán lẻ, Pf là giá cổng trại, M là chi phí marketing
giảm từ PR xuống P’R, nhưng giá của người sản xuất nhận được tăng từ Pf lên P’f . Sự thay đổi về giá sản phẩm đa làm cho thặng dư người sản xuất và thặng dư người tiêu dùng thay đổi, mức độ thay đổi thặng dư của mỗi bên diễn ra theo chiều hướng sau:
Nếu độ co giãn của cầu nhỏ hơn cung thì người tiêu dùng có lợi hơn người sản xuất (vì mR > mf).
Nếu độ co giãn của cầu lớn hơn cung thì người sản xuất có lợi hơn người tiêu dùng (vì mf > mR).
Nếu cả hai độ co giãn xấp xỉ nhau thì lợi ích được chia đều cho hai bên (vì mR = mf). 3.7.2. Phương pháp phân tích ngành hàng
Khái niệm và ý nghĩa của phân tích ngành hàng
Phân tích ngành hàng là một phương thức chia cắt và thể hiện cơ chế vận hành của sản xuất, là cách biểu diễn của hệ thống sinh lợi. Phân tích ngành hàng nhằm làm rõ toàn bộ hoạt động của mọi tác nhân tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ một sản phẩm nào đó. Từ sự phân tích đó giúp cho việc xác định trình tự những hoạt động của các tác nhân đối với từng công đoạn cụ thể tương ứng trong ngành hàng.
Mục tiêu của việc áp dụng phương pháp phân tích ngành hàng là:
Nghiên cứu thị trường cho một hoặc một nhóm sản phẩm cùng loại.
Tìm kiếm cơ hội và hoạch định các chính sách phát triển dựa trên cơ sở: a) Nghiên cứu cơ chế hình thành giá cả; b) Quá trình quản lý chất lượng sản phẩm; c) Mối quan hệ giữa các tác nhân và sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân đó và c) Rủi ro của ngành hàng.
Dự báo về xu hướng sản xuất cho một hoặc một nhóm sản phẩm
Ưu điểm của phương pháp phân tích ngành hàng là ở chỗ:
Giải thích được quá trình trao đổi, phân phối lao động theo cả chiều dọc và chiều ngang của ngành hàng.
Sử dụng được một cách tổng hợp kiến thức của nhiều loại chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau cho việc phát triển một ngành hàng cụ thể.
Có thể áp dụng cho nhiều phạm vi (quy mô) khác nhau.
Khái niệm ngành hàng
Ngành hàng là một chuỗi các tác nhân có chức năng nhất định, sản xuất ra những sản
phẩm nhất định, được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong từng mạch hàng, kết nối với nhau thành những luồng hàng, hoạt động theo sự vận hành của luồng vật chất.
Theo J.P. Boutonnet và P. Fabre, ngành hàng là một hệ thống được xây dựng nên bởi các nhà đại lý, các hoạt động sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm và mối quan hệ giữa các tác nhân này cũng như các tác nhân bên ngoài khác.
Theo J.C. Montigaud, ngành hàng là toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Một số chỉ tiêu dùng trong phân tích ngành hàng
Sản phẩm (P) là toàn bộ tiền thu được sau khi bán hàng hoá, tiền bán các phế liệu thứ phẩm và giá trị công trình do đơn vị tự xây dựng cho mình.
Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ dùng trong quá trình sản xuất.
Giá trị gia tăng (VA) là phần giá trị mới sáng tạo ra VA = P – IC. Như vậy trong VA gồm có: tiền công, chi phí khác về tài chính, các loại lệ phí và thuế và lãi gộp.
Lãi gộp (GPr) là kết qủa thể hiện sự thua thiệt hay thắng lợi trong sản xuất kinh doanh. GPr = VA - (tiền công + chi phí khác về tài chính + thuế)
Lãi ròng (NPr) là phần chênh lệch giữa lãi gộp và khấu hao. NPr = GPr - A Trình tự phân tích ngành hàng
- Xác định phạm vi ngành hàng