Ma trận phân tích chính sách (Policy Analysis Matrix)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP (Trang 43 - 46)

a) Khái niệm và ý nghĩa

Ma trận phân tích chính sách là một công cụ đơn giản để đánh giá chính sách trong một lĩnh vực nào đó của nền kinh tế. Ma trận phân tích chính sách cho phép các nhà phân tích so sánh được những khoản mục cơ bản tính theo mức giá thị trường và theo mức giá xã hội.

Phương pháp phân tích chính sách bằng ma trận phân tích chính sách sẽ đo lường được ảnh hưởng của chính sách đến thu nhập của người sản xuất cũng như là xác định được sự chuyển dịch nguồn lực giữa các nhóm gồm: người sản xuất nông nghiệp - người tiêu dùng thực phẩm, từ đó người hoạch định chính sách có thể kiểm soát được sự phân bổ ngân sách của Chính phủ. Kết quả phân tích giúp cho các nhà hoạch định dễ dàng xác định nên tập trung vào những vùng sản xuất nào, những mô hình trang trại nào hoặc lựa chọn công nghệ nào cho sản xuất. Kết cấu bảng Ma trận phân tích chính sách Doanh Thu Vật tư hàng hoá Tài nguyên trong nước Lợi nhuận Giá cá thể A B C D = (A - B - C)

Giá xã hội E F G H = (E-F-G.)

Chuyển dịch I = (A -E) J = (B - F) K = C - G L = (D- H)

b) Các bước xây dựng ma trận phân tích chính sách

Xác định khối lượng đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất của từng loại sản phẩm.

Xác định thu nhập và chi phí sản xuất theo giá cá thể và giá xã hội của mỗi quá trình sản xuất. Thu nhập và chi phí sản xuất tính theo giá cá thể chỉ đơn giản là dựa vào giá mua và bán thực tế trên thị trường nội địa.

Việc xác định giá xã hội của mỗi khoản mục đầu vào và đầu ra không đơn giản như vậy. Để cho công việc trở nên đơn giản và tránh sai sót, người ta chia các loại hàng hoá, dịch vụ ra thành 2 nhóm đó là: (i) hàng hoá có thể trao đổi được và (ii) hàng hoá không thể trao đổi được.

Bảng 3.1. Các loại hàng hóa có thể trao đổi được

Quan hệ với thị trường quốc tế

Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp Quan hệ tiềm năng Đầu ra Sản phẩm xuất khẩu

thực tế Sản phẩm tiêu thụ tại thị trường địa phương nhưng có thể thay thế cho sản phẩm nhập khẩu Sản phẩm có chất lượng tương đương hàng nhập khẩu

Đầu vào Đầu vào nhập khẩu thực tế

Đầu vào mua tại thị trường địa phương nhưng có thể sử dụng cho xuất khẩu

Sản phẩm có chất lượng tương hàng nhập khẩu

Bảng 3.2. Các loại hàng hoá không thể trao đổi được Quan hệ với thị trường quốc tế Có thể trao đổi nhưng không bao giờ trao đổi

Không thể trao đổi được

Không sản xuất và không trao đổi

Đầu ra và đầu vào Hàng hoá, dịch vụ khó vận chuyển vì lý do kích cỡ hoặc chi phí vận chuyển quá cao, hoặc chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế Hàng hoá, dịch vụ không thể xuất nhập khẩu Các yếu tố và mô: trường sản xuất Ví du Cùi, rơm, gạch, cát, điện... Hàng dễ hỏng Đất, lao động,..

Từ sự phân loại này, cách tính giá xã hội cho từng loại hàng hoá, dịch vụ được xác định như sau:

Bảng 3.3. Phương pháp xác định giá xã hội cho hàng hoá có thể trao đổi được

Quan hệ với thị trường quốc tế

Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp Quan hệ tiềm năng Đầu ra Giá ngang bằng xuất khẩu Giá ngang bằng nhập

khẩu

Giá ngang bằng nhập khẩu

Đầu vào Giá ngang bằng nhập khẩu Giá ngang bằng xuất khẩu

Giá ngang bằng nhập khẩu

Bảng 3.4. Đối với hàng hoá, dịch vụ không thể trao đổi được

Quan hệ với thị trường quốc tế

Có thể trao đổi nhưng không bao giờ trao đổi

Không thể trao đổi được Không sản xuất và không trao đổi Đầu ra Giá thị trường trước (huế và

trợ giá

Giá thị trường trước thuế và trợ giá Đầu vào Giá thị trường trước thuế và

trợ giá hoặc giá quốc tế tương đương

Giá thị trường trước (huế và trợ giá hoặc giá

quốc tế tương đương

Giá thị trường trước (huế và trợ giá

c) Các chỉ số hiệu quả tính từ ma trận PAM

Ma trận phân tích chính sách PAM cho phép phân tích đối với một sản phẩm để so sánh giữa các phương pháp sản xuất, lưu thông và chế biến khác nhau trên một sản phẩm. Việc so sánh nhiều sản phẩm khác nhau chỉ có thể được tiến hành dựa trên một số các hệ số. Việc so sánh này là hết sức cần thiết vì nó cho phép hoạch định chính sách cho một ngành

hàng mà không bỏ qua tác động phụ trợ của nó đối với ngành hàng khác, đồng thời cũng chỉ ra được chính sách đó ảnh hưởng như thế nào đối với toàn xã hội.

Chỉ số bảo hộ đanh nghĩa (NPCO và NPCI)

Chỉ số bảo hộ danh nghĩa được định nghĩa là hệ số của giá hàng hoá tính theo giá cá thể và giá của hàng hoá tính theo giá xã hội. Nó đo lường ảnh hưởng của các chính sách của Chính phủ (hoặc sự trục trặc của thị trường) tới lợi ích thu được của nông dân. Có hai chỉ số bảo hộ danh nghĩa: chỉ số bảo hộ danh nghĩa cho đầu ra (NPCO) và chỉ số bảo hộ danh nghĩa cho đầu vào (NPCI). Các chỉ số này lần lượt được tính như sau:

NPCO = Doanh thu tính theo giá cá thể (A) Doanh thu tính theo giá xã hội (E)

Nếu chỉ số NPCO lớn hơn 1, người sản xuất nhận được sự trợ giúp tiềm ẩn từ chính sách của chính phủ và ngược lại.

NPCI = Chi phí các đầu vào có thể trao đổi theo giá cá thể (B) Chi phí các đầu vào có thể trao đổi theo giá xã hội (F)

Nếu chỉ số NPCI lớn hơn 1, người sản xuất không được lợi từ các chính sách của chính phủ và ngược lại.

Chỉ số bảo hộ hữu hiệu (EPC)

Hệ số bảo hộ hữu hiệu được định nghĩa là tỷ số của giá trị gia tăng tính theo giá cá thể chia cho giá trị gia tăng tính theo giá xã hội, hơn nữa nó là đơn vị đo lường động lực sản xuất của nông dân. Chỉ số EPC tổng hợp những ảnh hưởng của chính sách thương mại. Nó là một cách đo lường hữu hiệu bởi vì các chính sách về đầu vào và đầu ra, như là trợ giá hàng hoá và trợ giá phân bón, thường là một bộ phận cấu thành của toàn bộ các chính sách. Chẳng hạn như, Chính phủ thường giảm giá đầu ra nhưng lại trợ giá đầu vào, đây là một cách tác động để khuyến khích người sản xuất ứng dụng công nghệ mới. Công thức tính EPC như sau:

EPC = (Doanh thu - Chi phí các đầu vào có thể trao đổi) theo giá cá thể (A - B) (Doanh thu - Chi phí các đầu vào có thể trao đổi) theo giá xã hội (E - F) Chỉ số EPC lớn hơn 1 có nghĩa là chính sách của chính phủ đã tác động tích cực và có tác dụng thúc đẩy sản xuất, ngược lại khi EPC nhỏ hơn 1 được xem như chính sách đã tác động tiêu cực tới động lực sản xuất.

Chỉ số chi phí tài nguyên trong nước (DRC)

Chỉ số chi phí tài nguyên trong nước được dùng để đánh giá lợi thế so sánh của một nước về một mặt hàng cụ thể nào đó. Nó được tính bằng cách chia chi phí tài nguyên trong nước cho giá trị gia tăng theo giá xã hội. Công thức tính DRC như sau:

DRC = Chi phí tài nguyên trong nước theo giá xã hội (G)

(Doanh thu - Chi phí các đầu vào có thể trao đổi) theo giá xã hội (E - F) Nếu xét một hoạt động sản xuất có lợi nhuận, chỉ số DRC luôn giao động trong khoảng

từ 0 đến 1. Nếu chỉ số này càng nhỏ, tức là 1 đồng giá trị tăng thêm được tạo ra bởi một lượng chi phí nội địa càng ít. Hay nói cách khác, hoạt động sản xuất này có lợi thế so sánh. Ngoài ra, người ta có thể tính ra các chỉ số sau:

Chỉ số lợi nhuận (PC)

Chỉ số lợi nhuận thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận cá thể và lợi nhuận xã hội.

PC = D hay PC = A-B-C

H E-F-G

Nếu PC nhỏ hơn 1, có nghĩa là chí phí trung gian từ người sản xuất đến người xuất khẩu lớn. Nếu PC lớn hơn 1, chứng tỏ có sự hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm và nhập vật tư cho người sản xuất.

Chỉ số trợ cấp (SRP): thể hiện chính sách trợ giúp cho người sản xuất.

SRP = EL hay SRP = I - J - KE

SRP nhỏ hơn 0 thì không có chính sách trợ giúp cho người sản xuất và ngược lại. Chỉ số chi phí cá thể (PCR)

Chỉ số này thể hiện lợi thế sản xuất sản phẩm. Vùng nào hoặc ngành sản phẩm nào có chỉ số PCR nhỏ hơn thì ngành đó có lợi thế cao hơn và cũng thể hiện được khả năng cạnh tranh cao hơn.

PCR = C

A-B

PCR nhỏ hơn 1 thì ngành sản xuất có lợi thế và ngược lại

Một số chú ý khi sử dụng ma trận phân tích chính sách và các hệ số :

Phương pháp PAM chỉ được thực hiện trong một thời điểm nhất định nên việc lựa chọn năm để tính toán có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích. Có thể tránh được hạn chế này bằng cách sử dụng số liệu tính toán qua nhiều năm, kết hợp với việc kiểm tra độ tin cậy của số liệu.

PAM không thể xác định được các loại "chuyển dịch ẩn" như thời gian hoàn trả của các món nợ chẳng hạn.

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: phân tích DRC không bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn tỷ giá, ngược lại các giá trị NPC và EPC lại phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá được dùng để chuyển giá quốc tế sang giá nội địa.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w