Mô hình phân tích cầu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP (Trang 30 - 31)

Hàm cầu

Qd = F(xi) (i = 1, n)

Trong đó: Qd là lượng cầu sản phẩm hàng hoá; Xi là các yếu tố xác định cầu

Hàm cầu có thể ở dạng tuyến tính (Q = a + bx) hoặc phi tuyến (Q = a + bx + cx2 hay Q = a1.X1α1 + a2.X2α2 +....+ an.Xnαn ).

Các yếu tố xác đinh cầu như giá của sản phẩm đó, giá của sản phẩm có liên quan, thu nhập... Các hệ số phân tích cầu được xem như là độ co giãn giữa các yếu tố đó với cầu. Từ nghiên cứu độ co giãn này người ta sẽ biết được phải tác động vào đâu để hạn chế (hoặc khuyến khích) cầu của một loại sản phẩm nào đó.

Ưu điểm của mô hình này là đơn giản, dễ ước lượng để thấy được mức độ ảnh hưởng các yếu tố. Người ta có thể dùng phép hồi quy tương quan để phân tích. Tuy nhiên mô hình này lại có nhược điểm là chưa xem xét mối quan hệ cầu giữa các loại sản phẩm.

Hàm phản ứng cầu

Cầu một loại sản phẩm không chỉ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá sản phẩm đó mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn của giá các sản phẩm khác có liên quan. Để mô tả mối quan hệ giữa cầu và giá của các loại sản phẩm có liên quan với nhau, người ta dùng một mô hình có tên gọi là "Hệ thống phân tích cầu gần như lý tưởng" (Almost Ideal Demand System - AIDS).

QA PA PB PC

QB PA PB PC

QC PA PB PC

Kết quả tính toán của mô hình này giúp các nhà phân tích chính sách thấy được sự thay đổi của chính sách giá đối với sản phẩm này có tác động như thế nào đến giá cả cũng như lượng cầu của các sản phẩm có liên quan.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w