Mô hình cân bằng không gian chủ yếu dùng để nghiên cứu các chính sách marketing và thương mại giữa các vùng trong một nước hay giữa các nước với nhau. Mô hình này được phân tích trên mối quan hệ cung, cầu, nguyên lý lợi thế so sánh trong nông nghiệp. Mô hình này còn phân tích sự tác động của chính sách đối với các vùng và mối quan hệ giữa các vùng, mối quan hệ quốc tế. Mô hình này có thể ở dạng tuyến tính hoặc dạng phi tuyến.
Giả sử, A là dư cung ở Việt Nam ; B là dư cầu ở Trung Đông. Với giá pi lượng cầu gạo ở Việt Nam là Qi; Với giá p2 lượng cầu gạo ở Trung Đông là Q2; Trong trường hợp không có thuế và chi phí vận chuyển thì toàn bộ lượng cung gạo dư thừa ở Việt Nam sẽ được chuyển đến Trung Đông, thể hiện lượng trao đổi trên thị trường quốc tế là Qo (từ SV đến S’V; và cầu gạo của Trung Đông sẽ di chuyển từ Dt đến D’t) với giá cân bằng mới Pw.
Khi có thuế và chi phí vận chuyển (t) sẽ làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống và giá gạo nhập khẩu mà Trung Đông tăng lên, do đó lượng gạo trao đổi trên thị trường quốc tế giảm xuống (từ Q0 đến Q’0).
Do vậy, trong chính sách xuất khẩu gạo phải làm sao dư cung của Việt Nam phải chuyển được cho Trung Đông, tức là phải xuất khẩu được gạo. Như vậy, khi đánh thuế xuất khẩu gạo phải cân nhắc làm sao cho các công ty thương mại xuất khẩu gạo phải có lãi thì mới khuyến khích được việc xuất khẩu gạo.