Lý giải và nhận thức đời sống tâm linh con người

Một phần của tài liệu vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ sau 1986 (Trang 76 - 82)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Lý giải và nhận thức đời sống tâm linh con người

Có rất nhiều định nghĩa và ý kiến nói về tâm linh. Theo Nguyễn Đăng Duy, khái niệm tâm linh được hiểu là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, khái niệm. Nguyễn Đăng Duy khẳng định có phần thiêng liêng trong ý thức con người, và niềm tin tâm thức cũng là niềm tin thiêng liêng. Mà đã là thiêng liêng thì chúng ta phải trân trọng. Mọi biểu tượng thiêng liêng đều chứa đựng những giá trị cao cả, giá trị thẩm mỹ. Đời sống tâm linh của cộng đồng không gì xa lạ mà chính những cái thường ngày nhất, là phần thân thuộc, gần gũi với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của con người, đã đi vào đời sống tình cảm, tâm hồn con người, có khi trở thành quá quen thuộc, thậm chí trở thành những sự ràng buộc. Nhưng khi được coi trọng, giữ gìn, nó trở nên thiêng liêng cao cả, được đặt ở chỗ sâu kín nhất trong đời sống tinh thần của con người mà ta gọi là cõi tâm linh.

Có thể thấy, vấn đề tâm linh luôn chiếm giữ một vị trí rất quan trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Thế nhưng trong nền văn học cách mạng, vấn đề tâm linh dường như đã bị bỏ quên. Khi nền văn học Việt Nam

nhìn cởi mở và bớt khắt khe hơn với vấn đề tâm linh. Hòa vào xu hướng đó, tiểu thuyết Việt Nam cũng đề cập đến đời sống tâm linh nhiểu hơn.

Những nỗi khắc khoải, đau đớn của các nhân vật chính trong Nỗi buồn

chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, Chim én bay… được thể hiện nổi bật ở phương

diện tâm linh. Thế giới tâm linh đường như là cảm hứng khám phá của nghệ thuật, là con người ở trong mỗi con người mà nhà văn có trách nhiệm lý giải nhận thức. Những người này đều đã đi qua chiến tranh với những tổn thương nặng nề về nhân tính. Giữa sinh hoạt thường nhật thời bình, họ không tìm thấy sự yên tĩnh của tâm hồn, quá khứ luôn luôn ám ảnh, day dứt họ, quá khứ luôn hiện diện trong họ khi thì đòi được phán xét, khi thì bắt họ sám hối. Các nhà văn ý thức được sự phức tạp trong đời sống tinh thần con người Việt Nam, thông cảm với những dằn vặt tận nơi sâu kín nhất của những người bị thất thế, bị hàm oan, những người không gặp thời, không gặp may, bất kể trước đó họ là ai, đã từng làm những việc gì.

Nhân vật Kiên trở về sau cuộc chiến, chỉ sống bằng thế giới tâm linh. Kiên đã không có được gương mặt rạng rỡ của người chiến thắng, không thể sống thanh thản với niềm tự hào chính đáng rằng chúng ta chiến đấu cho chính nghĩa và chúng ta đã thắng. Tác giả dường như bỏ qua phương diện nhận thức duy lý mà rọi ánh sáng vào phương diện nhân tính tự nhiên và những ám ảnh tâm linh. Hầu như toàn bộ hành động của nhân vật được rút vào phạm vi duy nhất: nhận thức chính mình. “Biết bao kỷ niệm bi thảm, bao nhiêu nỗi đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng là phải gắng cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị lay thức bởi những mối liên tưởng tuồng như là không đâu nảy sinh một cách khôn lường từ muôn vàn những chi tiết tầm thường; rời rạc và vô vị nhất có thể có trong chuỗi bất tận ngày qua ngày nhạt thếch, buồn tẻ và êm đềm đến phát ốm này

[62, tr.163]. Bảo Ninh đã phận tích thật hay những quy luật của tâm lý, những tất yếu và ngẫu nhiên trong đời sống tâm linh con người.

Chu Lai trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãngcũng xây dựng những nhân vật tâm linh. Sự thất vọng trước một thực tại thời buổi cuộc sống bấp bênh, cuộc đời đen bạc, bờ cõi nối liền nhưng lòng người chia hai, thời buổi tham nhũng đầy trời… càng khiến cho Hai Hùng sống nhiều với quá khứ, muốn lội ngược dòng ký ức để tìm sự thanh lọc tâm hồn “cuộc đời một thằng lính già còn có gì khác là không nguôi hướng về dĩ vãng và cầu mong cho cái dĩ vãng đó luôn luôn trong lành, chân thật”.

Trong Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, thế giới tâm linh cũng thường thể hiện rõ khi con người rơi vào trạng thái khủng hoảng trong đời sống xã hội, cần tìm nơi bám víu, an ủi để có thể tiếp tục sống.

Trong Chim én bay, Nguyễn Trí Huân kể chuyện một đội viên du kích trên đường đi làm nhiệm vụ đã xuống biển tắm và bảo bạn “nóng quá phải tắm một cái kẻo chẳng bao giờ được tắm nữa”, chỉ mấy phút sau, Dũng, người du kích, chết vì đạn pháo. Và Quy, người bạn chứng kiến “sau này nhớ lại cứ ngạc nhiên mãi. Hình như lúc đó Dũng đã linh cảm thấy một điều gì và việc Dũng đột ngột bỏ xuống tắm giống như một sự từ giã. Đôi khi chị vẫn âm thầm tự hỏi liệu con người có khả năng biết trước những điều sắp xảy ra với mình không?”. Sức mạnh của đời sống tâm linh qua nhân vật Quy cũng mở ra cho chúng ta những vẻ đẹp không ngờ: chị đã gần giống kẻ điên rồ khi tay súng chĩa vào thằng ác ôn, kẻ gây bao tai họa cho gia đình và quê hương chị, nhưng lại không bóp cò nổi vì trên tay nó bồng đứa con nhỏ. Chị đã suýt trả giá bằng mạng mình và phải ân hận đau xót mãi vì hậu quả hành vi của chị. Nhưng có một cái gì đó thật đẹp, thật cao thượng, vượt lên trên cả sự đúng sai nhất thời trong việc đó. Chị đã làm theo sự mách bảo của tâm linh. Có những điều mà chỉ tâm linh chị cảm nhận

được: “Có những ngày không hiểu sao chị hay nằm nhớ lại những gì đã xảy ra trong cuộc đời mình. Nhưng trở qua trở lại nhiều nhất vẫn là ấn tượng về những cái chết. Những cái chết về kẻ thù mang đến cho gia đình chị và những cái chết chị gieo cấy cho chúng” [30, tr.119]. Yếu tố tâm linh cũng được Dương Hướng thể hiện qua chi tiết bà Nhân (Bến không chồng) với linh cảm của một người mẹ đã sớm cảm nhận được điều không may cho con mình. Bà nhận tin báo tử của con trai bằng thái độ điềm tĩnh đến lạnh lùng. “Bà không gào, không khóc, mắt ráo hoảnh không có lấy giọt nước mắt”. Bằng linh cảm bà đã biết trước được tất cả mọi chuyện. Bà đã khóc khô cả nước mắt suốt mấy đêm trước.

Nguyễn Minh Châu trong tiểu thuyết Mảnh đất tình yêu đã phân tích hay vô cùng những sợi dây bền vững gắn kết con người ở một vùng quê khắc nghiệt “cứ vài ba giáp đất trời lại vẽ lại bản đồ một lần”. Rồi chiến tranh, rồi quyền lực của kẻ ác nhưng cuộc sống vẫn sinh sôi, tình yêu với mảnh đât vẫn ngày càng được bồi đắp. Tình yêu ấy thuộc về một cõi tâm linh, cao hơn cả tình yêu ruột thịt, nó có mạch chảy rì rầm của bao số phận đã bị chôn vùi. ngày động biển, có dự cảm lo âu vì quyền lực còn đang nằm trong tay kẻ ác.

Thế giới tâm linh cũng xuất hiện khi con người đối diện với chính mình, đôi khi là sám hối. Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, nhân vật Hàm sau khi cùng với em trai là một bí thư đảng ủy xã bày ra mưu kế giành giựt quyền lợi, đã đẩy vợ là bà Son đến chổ uất ức mà tự tử. Đêm đêm, ông Hàm thường thấy bà về nhà, như có ánh sáng rọi vào những vùng u tối của tâm can lão. Khi thì “ ấy ghé sát vào màn nhìn vào tận mắt mà hỏi: Vậy cuối cùng ông đươợc những gì? Hả? Tôi chết đi để xem ông được những gì”. Trong tiểu thuyết Trong vùng

tam giác sắt, Nam Hà cũng đưa vào tác phẩm những nét đặc trưng trong đời

sống tinh thần của người Việt Nam: phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên. Chi tiết Uyliam Cuper, trung tá cố vấn Mỹ, tới nhà bà Hai Nê lúc bà đang cúng tổ tiên

đã thể hiện điều đó. Đối với một người như bà Hai Né, cuộc đời bà chỉ biết có tổ tiên ông bà là những người đã sinh đẻ, nuôi dưỡng hết lớp con cháu này đến lớp con cháu khác, tổ tiên ông bà là những người cụ thể, những người có thật, các cụ lớn lên trên đất này, làm lụng vất vả, nuôi dạy con cái trưởng thành và qua đời trên đất này, linh hồn các cụ vẫn quanh quẩn đây, ở ngay trong nhà, ở trên bàn thờ.

Đời sống tâm linh còn được thể hiện qua những tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là ở những vùng quê. Mảnh đất lắm người nhiều ma là một bức tranh văn hóa làng quê chịu nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian. Có nhiều chi tiết thể hiện văn hóa tín ngưỡng địa phương rất rõ rệt nhưng rõ nét nhất là chi tiết đám tang và quật mộ ông Đại. Qua hành động quật mồ ông Đại với những kế hoạch cụ thể của Hàm đã thừa kế một tín ngưỡng nhân gian nhất định. Với Hàm, quật mồ ông Đại không những trả nợ món thù đã gieo mà còn gởi gắm một lòng tin vào một tôn giáo nào đó. Hàm muốn “đục thẳng vào cấy nóc nhà nó (nhà Vũ Đình), yểm cho cả nhà nó không ngóc đầu lên được! Đào lên lấy ván, lật sấp bố

nó xuống! Còn cổ đỗi tôi sẽ đóng một sa-lông thật mốt, rồi tìm cách bán cho anh

em họ hàng nhà nó”. Hàm tin tưởng vào thuật âm trị dương này và đây là dấu vết tín tưởng dân gian mà Hàm đã tiếp thu được. Từ đức tin như thế, Hàm sẵn sàng đánh đổi và làm tất cả. Họ tin những thủ tục cúng bái và hành động quật mồ mả ông cha kẻ thù có thể làm cho dòng họ kẻ thù phải điêu đứng, thậm chí phải suy vong. Bức tranh tín ngưỡng dân gian sau lũy tre làng thật phong phú và đa dạng. Đọc tác phẩm, chúng tôi cảm nhận được sự hả hê của Hàm khi đang mãn nguyện trước những mưu toan của mình với kế hoạch quật mồ ông Đại như thế nào. Phải chăng, cái mà người đọc nhìn rõ được là chính con người tạo ra tín ngưỡng dân gian để thờ cúng, để lưu truyền và tác tạo một nền tín ngưỡng đa dạng mà bây giờ lại trở thành công cụ để con người trọng danh dự, tỵ hiềm như

Hàm lợi dụng để trả thù. Những chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm xuất hiện không sao kể xiết nhưng khi gấp lại từng trang sách thì vấn đề mà người đọc bùi ngùi đặt ra cho cuộc đời vẫn là cuộc sống.

Bên cạnh đó, còn là những phong tục tang ma cổ hủ và vô cùng lập dị. Từ những cái chết như có sự sắp đặt sẵn của cụ Vũ Đình Đại, cô Thống Biệu đến cái chết đột ngột của lão Quềnh, bà Son; tất cả đều cùng phản ánh một sự dai dẳng của những hủ tục lạc hậu, kỳ quái.

Xét từ nhu cầu tự nhiên của đời sống tâm linh, tôn giáo là một giá trị văn hóa khi nó hướng con người đến sự toàn thiện, toàn mỹ. Nó trở thành niềm tin, nguồn an ủi, nơi giải thoát cho con người mà lý trí không phải bao giờ cũng thay thế được. Đọc Mùa trái cóc ở miền Nam của Nguyễn Minh Châu, chúng ta thấy sư bà Thiện Linh vượt qua được mặc cảm tội lỗi, khát khao hướng thiện là nhờ ở sự dẫn dắt của niềm tin tôn giáo.

Trong Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người của Nguyễn Khải, chúng ta lại chứng kiến niềm tin tôn giáo đã đem lại cho con người sức mạnh tinh thần rất lớn, có khả năng truyền năng lượng cho người khác. Trong nhiều trường hợp sức mạnh của tâm linh hơn hẳn sức mạnh của lý trí, nó là khả năng giao cảm kỳ lạ giữa hiện tại và quá khứ, người còn và người mất, nó nuôi dưỡng kỷ niệm và bồi đắp đạo lý theo một cách riêng (Côi cút giữa cảnh đời Ma văn Kháng).

Quan sát tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, càng có nhiều nhà văn, nhiều tác phẩm hướng sự khám phá phát hiện vào cõi tâm linh con người như là tạo ra những điều kiện, những cơ hội. Phương diện đời sống tâm linh con người được khám phá ở một chiều sâu mà văn học trước đó chưa đạt được. Nó làm phong phú cho quan niệm về con người và đưa lại những biến đổi quan trọng về mặt thủ pháp biểu hiện. Nó tạo ra một tọa độ mới xác lập giá trị con người: tọa độ nhân tính-thiên tính. Ý thức được ý nghĩa của đời sống tâm linh, các nhà văn

như Nguyễn Khắc Trường, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh… coi làng quê, đồng quê, rừng núi… là nơi lưu giữ những giá trị cội nguồn, nơi tâm hồn con người được thanh lọc, nơi con người thật sự có một thế giới tâm linh. Nhờ có tâm linh, thế giới tinh thần của đời sống con người trở nên thiêng liêng, huyền diệu.

Xu hướng đi sâu khám phá đời sống tinh thần con người, tôn trọng sự thật, chân lý, đi vào đời sống tâm linh, người nghệ sĩ đã đạt đến độ chân thành và trong sáng nhất. Nhờ sự chân thành và sáng suốt ấy, nhà văn nhận ra ánh sáng được phát ra từ thế giới bên trong, như sự mách bảo của tâm linh. Từ việc tìm hiểu đời sống tâm linh có thể nhận thấy rằng cuộc sống với bao sự việc ngổn ngang, bao điều lo toan, bao điều bất ngờ có thể xảy ra, lý trí không thể nắm bắt, không thể giải thích hết được.

Một phần của tài liệu vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ sau 1986 (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)