Đặc diểm ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ sau 1986 (Trang 139 - 150)

7. Cấu trúc luận văn

3.5.2.Đặc diểm ngôn ngữ trần thuật

Như trên đã nói, trần thuật là phần lời của tác giả, của người trần thuật. Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả. Ngôn ngữ trần thuật có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc, quan điểm của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật mang tính chính xác, cá thể hoá.

Đối với văn chương, ngôn ngữ không chỉ là cái vỏ của tư duy mà còn là tài năng cá tính và quan điểm nghệ thuật. Ngôn ngữ văn chương của Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh là thứ ngôn ngữ thô nhám, xù xì.

Trong tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện là ngôn ngữ giàu chất thơ. Không chỉ những tác phẩm thiên về

cảm hứng phê phán như Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá

thú, Ngược dòng nước lũ… vẫn dạt dào cảm xúc. Ngôn ngữ của ông khiến

người đọc dường như cũng rung động theo những biến đổi rất tinh tế của cảm xúc người kể chuyện: “Xa cái náo nhiệt của trung tâm, nơi đây cũng vắng vẻ, yên tĩnh đến mức có cảm giác nó bị lãng quên, bị gạt ra khỏi đời sống phố phường. Ở đây có thể nghe thấy dép lê của khách bộ hành, tiếng trục xe ba gác lăn khục khịch, cót két trên đường. Ở đây mùa hè inh ỏi tiếng ve và lao xao vòm lá rậm ngọn gió đùa. Mùa đông cảm nhận được tiếng sương rơi và hơi gió lướt của tàu lá liệng rơi trên mặt đất”, nhà văn miêu tả chậu hoa cúc với một thứ ngôn ngữ truyền cảm: “Những bông cúc vàng tươi vẫn còn đang xao động, rung rinh, tỏa cái vui tươi sang ấm áp ra khắp gian buồng và không gian nhỏ hẹp bị đóng kín trong căn buồng, tách biệt với khoảng trời chiều ngoài kia đang mù mịt sương giá, chợt dậy lên một mùi thơm thanh khiết và nguyên sơ, mùi đồng nội” [43, tr.71].

Miêu tả phản ánh sự việc một cách sinh động, Lê Lựu đã tạo nên những trang viết sắc ngọt và lém lỉnh. Đây là giọng được Lê Lựu thể hiện đậm nét, giúp Lê Lựu đưa những yếu tố của văn học trào tếu dân gian vào tác phẩm và gần gũi hơn với bạn đọc. Ngôn ngữ suồng sã đời thường được nhà văn sử dụng một cách tài tình đậm nét.

Khát vọng diễn đạt chân thật cái đời sống phồn tạp đa chiều, nơi con người là những cá nhân riêng biệt với tất cả những đa đoan đa sự của kiếp người để nó có khi lớn lao hơn số phận mình, có khi lại bé nhỏ hơn tính người của mình, nơi cuộc tranh chấp giữa hai phần sáng tối, thiện ác không ngừng tiếp diễn, đòi hỏi một nhãn quan ngôn ngữ mới. Ý thức cá tính đã trở thành nhu cầu sống còn của nhà văn và họ sẽ viết trong thế đối thoại với những gì đã được coi là quy phạm. Chủ trương nhìn thẳng vào sự thật đã góp phần kích thích dòng

văn học chống tiêu cực ào ào chiếm lĩnh văn đàn. Không còn bị buộc chặt vào những đối tượng cao cả thánh thiện để nhà văn thành kính chiêm ngưỡng, ngôn ngữ văn xuôi bớt đi sự trang trọng, ít du dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường, thẳng thắn trong cách định danh định tính, suồng sã trong giọng điệu, thành phần khẩu ngữ gia tăng, cú pháp linh hoạt, mềm mại hơn. Tinh thần phê phán cái xấu, cái sai gắn liền với cảm hứng trào lộng, xóa bỏ sự húy kỵ làm tăng chất nghịch, chất hài, chất nước đôi cho ngôn ngữ và cách hành văn tươi trẻ lại. Dần dần, ý thức về ngôn ngữ trở nên tự giác hơn và văn xuôi có vẻ như đặt mình trong thế đối lập với thơ ca chỉ vì chối bỏ thứ ngôn ngữ diễm lệ, thi vị và lãng mạn. Các nhà văn trẻ đem vào văn chương một thứ ngôn ngữ nhiều góc cạnh. Họ ít bị ràng buộc bởi những tín điều đạo đức, vừa đầy tự tin vào mình, vừa nhiều hoài nghi đối với cuộc đời. Họ sử dụng văn chương để bộc lộ cái tôi là chính. Những nỗ lực đổi mới ngôn ngữ văn xuôi là biểu hiện đầu tiên của sự coi trọng cá tính sáng tạo. Các cuộc đánh vật với ngôn ngữ đã có tác dụng cải thiện tình trạng phẳng lặng, nhạt nhẽo phi cá tính đang làm cho người đọc nhàm chán. Ngôn ngữ văn chương ngày càng gần hơn với ngôn ngữ sinh hoạt. Con người trong văn chương được sống thật hơn. Và ngôn ngữ, cái yếu tố vốn là phương tiện đã trở thành đối tượng miêu tả có góp phần vào sự chân thật đó. Không còn lối văn đạo mạo rao giảng đạo đức, ngôn ngữ hiện nay quan tâm đến sự chính xác, nhu cầu gọi đúng tên sự vật. Phạm Thị Hoài từng bày tỏ: “Tôi chán văn chương cùng giọng trước kia, tôi quan tâm tới bút pháp hơn là phản ánh”.

Ngôn ngữ trần thuật còn là ngôn ngữ đa thanh vì đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi là sự tác động qua lại rất phức tạp giữa tiếng nói tác giả, người kể chuyện và nhân vật, giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ được miêu tả. Ngôn ngữ đa thanh trong trần thuật nhấn mạnh vào ngôn ngữ của người khác, hướng về một tiếng nói khác; chẳng hạn tiếng nói tác giả hướng về tiếng nói của nhân

vật, hoặc tiếng nói nhân vật trong đó có xen lẫn giọng tác giả, hoặc là tiếng nói của nhân vật này xen lẫn giọng của nhân vật khác. Vì thế có thể nói tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật hôm nay xuất phát từ việc tổ chức đồng thời những tiếng nói khác nhau. Điều này góp phần làm mới nghệ thuật kể chuyện, cho thấy ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của các cây bút tiểu thuyết đương đại Việt Nam.

Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong của nhân vật, là lời nhân vật tự nói với mình, tự bộc lộ những suy tư thầm kín. Tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới luôn hướng tới con người trong bản chất người, trong những mối quan hệ phức tạp. Nhà văn không chỉ đứng ngoài quan sát, miêu tả nhân vật chỉ bằng những hành động hướng ngoại mà còn phải để nhân vật trở thành những chủ thể tự soi chiếu, phán xét bởi ý thức hướng nội. Trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu, thủ pháp độc thoại nội tâm giúp phơi bày nội tâm nhân vật, miêu tả nó từ bên trong, len lỏi vào bề sâu tâm lý nhân vật với những diễn biến phong phú phức tạp bí ẩn của nó. Trong dòng độc thoại nội tâm, nhân vật còn phân thân, tự đối thoại với chính mình để trăn trở kiếm tìm chân lý vươn tới sự hoàn thiện. Qua độc thoại nội tâm, ý thức nhân vật cũng được thể hiện rõ. Đó thường là những nhân vật tư tưởng hoặc tính cách, đặc biệt là loại nhân vật suy tư sám hối.

Ngoài ra, do đổi mới tư duy nghệ thuật, mở rộng phạm trù thẩm mỹ và cách tân về thi pháp nên ngôn ngữ trần thuật còn có các tính chất như: tính chất hiện đại thể hiện ở chỗ ngôn ngữ trần thuật không còn là tiếng nói quyền uy mà trở nên gần với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết; tính chất văn hoá vùng miền trong ngôn ngữ trần thuật thể hiện ở chất giọng nhà văn, người trần thuật không những kể chuyện mà còn chuyển tải những giá trị văn hoá nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ, làm cho nội dung trần thuật phong phú, đặc trưng.

Nhằm đưa tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 ngày càng gần hơn với tiểu thuyết thế giới, các nhà văn của chúng ta đã có những cố gắng tìm tòi, đổi mới trong thi pháp nghệ thuật, đặc biệt là thi pháp trần thuật. Điều đáng chú ý là sự đổi mới ấy được bắt nguồn từ sự ý thức của mỗi nhà văn đối với việc sáng tác để đưa tiểu thuyết Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi kiểu tư duy nghệ thuật truyền thống; đưa cách sáng tạo, cách hiểu, cách tiếp nhận về gần hơn với đặc trưng thẩm mỹ của văn học.

Hình tượng người trần thuật không còn là người nắm giữ mọi quyền năng và xa cách với nhân vật và công chúng như trước đây nữa. Dù xuất hiện dưới hình thức nào (với tư cách là nhân vật hay là vô nhân xưng) thì người trần thuật cũng ít nhiều dấn thân cùng người đọc để khám phá sự việc.

Với những hình thức tổ chức điểm nhìn mới, nhà văn tự mở ra cho mình nhiều hướng để khám phá đời sống cũng như giúp cho người đọc cảm nhận được nhiều góc độ của vấn đề trong tác phẩm.

Sự phong phú và đa dạng về giọng điệu trần thuật cũng góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 trưởng thành hơn trong tư duy nghệ thuật. Nhờ đó, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này cũng tạo ra nhiều cá tính sáng tạo độc đáo và mới mẻ.

Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng có sự đổi mới trong cách trần thuật. Do nhu cầu nhận thức chính mình, nhận thức xã hội, nhận thức lịch sử nên các nhà văn đã tăng cường lời bình trong tiểu thuyết bên cạnh sự kết hợp nhiều dạng phát ngôn (kể, tả, bình) trong lời người trần thuật.

KẾT LUẬN

Ý thức cá nhân là nhận thức của một cá nhân về thế giới và chính bản thân mình trong tư cách chủ thể nhận thức. Ý thức cá nhân là một trong những yếu tố giúp con người tự nhìn nhận mình, là khát vọng lớn lao đi tìm bản thân và luôn tiềm ẩn trong mỗi con người. Đây là một vấn đề rất được chú ý trong các nền văn học nghệ thuật, nhất là trong thời kì hiện đại. Ở phương Tây vấn đề ý thức cá nhân có từ rất sớm và đặc biệt phát triển ở thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, do sự thăng trầm, biến động của lịch sử nên vấn đề ý thức cá nhân xuất hiện muộn hơn và đầu thế kỉ XX, nó mới trỗi dậy mạnh mẽ trong phong trào Thơ mới và sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử-xã hội đặc thù, trong suốt 30 năm sau đó, trong nền văn học Cách mạng, nhìn chung, vấn đề ý thức cá nhân chưa được nhìn nhận và đánh giá một cách tích cực và thỏa đáng. Mãi sau 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, bối cảnh xã hội đổi mới đã tạo điều kiện tích cực cho ý thức cá nhân trỗi dậy mạnh mẽ trong đời sống cũng như văn học nghệ thuật.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người thực sự tự do, thực sự làm chủ mình. Vì thế, ý thức về cá nhân, ý thức làm chủ được phát huy một cách đầy đủ nhất. Nhờ đổi mới quan niệm về con người văn xuôi thời kỳ sau 1986, trong nhiều cái mới đã mở rộng khả năng khám phá đến những miền bí ẩn sâu kín của con người, kiếm tìm bản chất tự nhiên của con người, mong bù đắp sự thiếu hụt về nhận thức, góp phần khôi phục sự hài hòa lành mạnh cho cuộc sống của con người.

Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đã có những đóng góp đáng kể cả về mặt số lượng cũng như chất lượng sáng tác. Giai đoạn này, nhà văn đã thực sự khẳng định mình trên nhiều phương diện nghệ thuật. Ý thức cá nhân là một động

của họ. Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết giai đoạn này thể hiện tập trung ở những nội dung cơ bản: vấn đề số phận con người, nhân cách con người, đời sống tinh thần của con người, vấn đề đời sống xã hội, việc nhìn lại cuộc chiến tranh đã qua. Điều kiện lịch sử xã hội đã tạo cơ hội cho các nhà văn của chúng ta thể hiện cái tôi của mình một cách sâu sắc và đa diện. Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 còn thể hiện rõ ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ và những quan niệm sáng tạo nghệ thuật tích cực, mới mẻ.

Ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 được thể hiện qua nhiều phương tiện hình thức tương ứng. Những tìm tòi, đổi mới về thi pháp trần thuật như người trần thuật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ trần thuật đã thể hiện khá rõ ý thức sáng tạo của các nhà văn Việt Nam.

Từ tiểu thuyết Việt Nam 1930-1945 đến tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 là cả một chặng đường phát triển khá dài của ý thức cá nhân trong văn học. Có thể nói vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết sau 1986 là sự tiếp nối và phát triển của vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết 1930-1945. Sự phát triển đó được hình dung như một đường xoáy hình trôn trôn ốc mà ở giai doạn sau tuy có sự trở lại nhưng nó lại đạt đến một tầm cao hơn chứ không phải là một sự lặp lại nguyên vẹn giai đoạn trước đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Xuân Thụy An (2006), Cảm hứng bi kịch trong văn xuôi Việt Nam thời kì đổi mới 1986-1996, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ

Chí Minh.

2. Tạ Duy Anh (2002), Đi tìm nhân vật, Nxb Văn Hóa Dân Tộc. 3. Tạ Duy Anh (2005), Thiên thần sám hối, Nxb Hội Nhà Văn.

4. Thái Phan Vàng Anh (2010), Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2.

5. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại-nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa Học Xã Hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Dostoievski, Nxb Giáo Dục. 7. Nguyễn Thị Bình (2007), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975-Một cái nhìn khái quát, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 2.

8. Nguyễn Minh Châu (1987), Mảnh đất tình yêu, Nxb Tác Phẩm Mới.

9. Nguyễn Văn Dân (1997), Dấu ấn phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại-Vài nhận xét tổng quan, Tạp chí Văn học số 2.

10. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chủ nghĩa hiện sinh-Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, Nxb Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

11. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945, Nxb Giáo Dục.

12. Phan Cự Đệ (2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Văn Hóa Thông Tin.

13. Trung Trung Đỉnh (2009), Tiễn biệt những ngày buồn, Nxb Hội Nhà Văn. 14. Hà Minh Đức (1977), Cơ sở lý luận văn học (tập III), Nxb Văn Học.

16. Bằng Giang (1998), Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930, Nxb Nhà Xuất Bản Trẻ.

17. Hoàng Lại Giang (1991), Ranh giới đời thường, Nxb Long An.

18. Hoàng Lại Giang (2004), Tình yêu và tội lỗi, Nxb Công An Nhân Dân.

19. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb Hà Nội.

20. Nam Hà (2003), Trong vùng tam giác sắt, Nxb Quân Đội Nhân Dân. 21. Nguyễn Việt Hà (2005), Khải huyền muộn, Nxb Hội Nhà Văn.

22. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2001), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

23. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1997), Lý luận văn học-vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo Dục.

24. Võ Thị Hảo (2005), Giàn thiêu, Nxb Phụ Nữ.

25. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà Nẵng.

26. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà Văn.

27. Nguyễn Hữu Hiệu (2002), Con đường sáng tạo, Nxb Nhà Xuất Bản Trẻ. 28. Phạm Thị Hoài (1989), Thiên sứ, Nxb Nhà Xuất Bản Trẻ.

29. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Hà Nội.

30. Nguyễn Trí Huân (2000), Chim én bay, Nxb Kim Đồng.

31. Đinh Thị Huyền (2008), Nhân vật của tiểu thuyết “hậu chiến”, Tạp chí

Một phần của tài liệu vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ sau 1986 (Trang 139 - 150)