Sự hoàn thiện nhân cách con người

Một phần của tài liệu vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ sau 1986 (Trang 66 - 70)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Sự hoàn thiện nhân cách con người

Với việc đổi mới tư duy về nghệ thuật, các nhà văn của chúng ta có có nhiều thay đổi trong quan niệm về con người. Con người trong văn học lúc này được nhìn ở nhiều góc độ, nhiều phương diện. Với cái nhìn phong phú và đa dạng ấy, các nhà văn đã phát hiện quá trình hoàn thiện nhân cách của con người diễn ra vô cùng phức tạp và cam go. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình đó chính là khả năng tự ý thức, tự nhận thức của mỗi người. Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 thể hiện đậm nét xu hướng hướng nội, đôi khi cả motif sám hối. Đó chính là tiếng nói tự ý thức mình, chống lại sự vô cảm tha hóa. Con người tự vấn là con người tự hoàn thiện về nhân cách. Sự vật lộn tự tra vấn mình là dấu hiệu của sự thức tỉnh lương tri trước nguy cơ nhân tính đang bị xói mòn, con người đang bị tha hóa.

Sài trong Thời xa vắng là một thanh niên sớm có ý thức về quyền sống, quyền tự do của mình. Ngay từ nhỏ, anh đã thấy nhục nhã khi phải đi làm thuê mà bị chủ khinh miệt, nhục nhã cho vẻ vô tư của người dân làng anh không biết cách tự tổ chức lao động cho có hiệu quả, chỉ chăm chăm đi làm thuê cho làng khác. Anh chống lại cuộc hôn nhân do gia đình sắp xếp. Anh khao khát tình yêu chân chính. Nhưng anh đã phải từ bỏ tình yêu, duy trì cuộc hôn nhân giả tạo, anh luôn bị dằn vặt giữa nghĩa vụ và tình cảm. Anh chống trả, trốn chạy, lầm lạc. Cuộc đời của anh không hề phẳng lặng, bình yên. Sài luôn phải sống trong tình trạng “vênh lệch” giữa một bên là khát vọng tình yêu và hạnh phúc cá nhân với một bên là nguyên tắc chủ quan ấu trĩ, là hiện thực bi đát, đau khổ; giữa một bên là “điều mình mong muốn” với bên kia là “điều người khác muốn”. Sự vênh

ngoan, người chồng “yêu” vợ, đi đâu, ai hỏi có yêu vợ không nó cũng trả lời “có”. Nhưng ban đêm, có một anh Sài khác, nhất định không ngủ, không nói, không ăn cùng với vợ. Ban đêm, đó là khi Sài sống với khát vọng của riêng mình, với tình yêu dành cho Hương và ước mơ về hạnh phúc của hai người. Sài viết nhật ký tưởng tượng về hạnh phúc, Sài suy nghĩ, học hành, trăn trở, đều vào ban đêm, khi tạm rũ bỏ mọi vai trò, chỉ còn đối diện với chính mình. Đây chính là xung đột dữ dội nhất trong con người Sài, đẩy Sài vào bi kịch. Rồi khi anh kết hôn với Châu, cứ ngỡ là hạnh phúc sẽ đến nhưng thực tế anh lại rơi vào một bi kịch khác. Đến hết nửa cuộc đời, anh mới nhận ra “nửa đời phải yêu cái người khác yêu, nửa đời còn lại đi yêu cái mình không có”. Anh quyết định ly hôn, trở về quê để thự hiện ước mơ xây dựng cho quê hương đất nước. Đến lúc đó anh mới thật sự là mình, tự mình khẳng định giá trị cá nhân mình.

Nhân vật chính trong Chim én bay của Nguyễn Trí Huân là một chiến sĩ du kích quả cảm, khi đi qua cuộc chiến trang, tự nhận thức lại con đường cầm súng của mình: “Ngay lúc này đây nếu phải sống lại những năm tháng cũ, chắc chắn chị sẽ vẫn phải sống”, chị không hối hận vì đã hạ sát những tên ác ôn vì “cách mạng khi ấy đòi hỏi em làm như vậy” nhưng không phải không có sự đau đớn “chính kẻ thù đã đẩy chị từ một bé gái chưa đến tuổi mười lăm, đã phải cầm lấy cây súng”. Tuy “chị đã làm công việc ấy một cách hoàn toàn tự nguyện, đầy ý thức” thế nhưng “mỗi lần diệt một tên ác ôn trở về, chị đều đờ đẫn, cảm thấy day dứt, một sự day dứt không lý do nào có thể xoa dịu” [30, tr.73]. Chị bị day dứt bởi bốn năm trời chị đã bị cuốn vào một cuộc sống lẽ ra không nên có ở tuổi niên thiếu của chị. Sự day dứt đó không phải là biểu hiện của một tính cách ủy mị mà nó xuất phát từ sự dày vò của nhân tính của con người.

Trong hoàn cảnh mới, sự tự vận động của mỗi cá nhân hoàn toàn không đơn giản và phẳng lặng mà phải trải qua nhiều gian lao thử thách để hoàn thiện

mình. Người đọc bắt gặp những cuộc vật lộn, tự phân thân để hướng tới vẻ đẹp của tâm hồn, của nhân cách qua các nhân vật như Kiên trong Nỗi buồn chiến

tranh của Bảo Ninh, Xoay trong Tiễn biệt những ngày buồn của Trung Trung

Đỉnh. Chiến tranh đã qua đi, mọi người hối hả lao vào cuộc sống mới. Nhu cầu đời thường nảy sinh, trong đó không loại trừ cả tâm lý quay ngoắt lại với một thời nếm mật nằm gai, chia bùi sẻ ngọt cho nhau trong những ngày kháng chiến gian khổ. Vì những lo toan chụp giựt, chạy theo nhu cầu thực dụng hàng ngày có người sẵn sàng quên đi những con người đã từng đùm bọc che chở trong những ngày kháng chiến gian khổ thì vẫn có những con người luôn day dứt trước những thay đổi của cuộc sống trong thời hậu chiến (Kiên trong Nỗi buồn chiến

tranh). Cũng có những con người bên trong luôn trăn trở tự kết án mình trước

những sai lầm những hèn nhát ích kỷ đề thức tỉnh lương tri, bên ngoài phải đối mặt với quá khứ mà thực chất là đối đầu với sự trả thù của các thế lực hắc ám, có lúc có nơi phải trả giá bằng chính cuộc đời. Con đường đấu tranh đi đến cái thiện ở trong mỗi con người không chỉ có lương tâm trừng phạt mà còn có cả máu và nước mắt.

Còn nhà văn Hoàng Lại Giang lại lấy việc tự ý thức làm tiêu chuẩn cao nhất trong đánh giá nhân cách con người. Theo ông, cái thước đo nhân cách mỗi con người chính là chỗ biết sám hối biết nhìn nhận những điểm nhục của chính mình. Ranh giới giữa người có nhân cách và phi nhân cách là ở điểm này đây. Chính vỉ thế, đọc những trang viết của ông, chúng ta thấy hiện lên là những con người thường tự phán xét hành động của mình, tự đối thoại, lục vấn và cảnh tỉnh chính mình. Nhân vật của Hoàng Lại Giang trước những va vấp, những hoàn cảnh đầy éo le đã nghiêm túc, chân thành nhìn lại mình. Ở tác phẩm Tình yêu và

tội lỗi, Nguyễn Phúc Tâm là con người có văn hóa, được đào tạo tử tế nhưng lại

Nguyễn Phúc Tâm đã huy động hết khả năng hiểu biết, cả bản lĩnh của mình để lựa chọn cách ứng xử khôn khéo nhất. Thế nhưng lương tâm người bác sĩ ấy vẫn luôn dằn vặt. Anh đã trăn trở tự vấn bản thân khi quan hệ với Loan: “Ta có biết rằng vì ta mà cô ấy sẽ có mang? Ta có hiểu rằng sau đó, mọi người sẽ nguyền rủa cô ấy, đơn vị kỷ luật cô ấy, chắc chắn Nguyễn Dậu sẽ không buông tha… Ta có nghĩ thế không?” [18, tr.105], rồi anh tự thú nhận: “Ta có nghĩ như thế - Ta sợ điều đó. Nhưng chính ta lại mắc vào tội lỗi. Đúng ra, ta đã không giữ được ta lúc ấy. Lúc ấy ta không còn là một bác sĩ có nhân cách và tỉnh táo nữa”. Quả thật cuộc đấu tranh nội tâm, tự mổ xẻ mình trước ánh sáng của lương tri là một cuộc vật lộn quyết liệt. Nhân vật Nguyễn Phúc Tâm, sau những dằn vặt về quan hệ của mình với Loan, anh vẫn tự cảm thấy sự tự trừng phạt như vậy là chưa đủ: “Ta chưa bị trừng trị gì cả vì vậy, ta cảm thấy mình bị hành hạ”. Hay như nhân vật Phương trong tiểu thuyết Ranh giới đời thườngđã mặc cảm về tội lỗi không giữ trọn vẹn nhân cách của mình để cho tình cảm sinh lý lấn át.

Còn con đường hoàn thiện nhân cách của Tự trong Đám cưới không có

giấy giá thú của Ma Văn Kháng là một chuỗi dài những tình cảm đau khổ và

kiêu hãnh. Anh luôn luôn tự phân tích mình, tự phán xét mình để bảo vệ cho niềm tin vào cái đẹp cái tốt. Thầy giáo Tự bị ném vào cơn lốc của cơ chế thị trường, tài năng nhân cách của người thầy có nguy cơ bị biến thành hảng hóa. Anh bị hắt hùi, phản bội, bị mất đi những người bạn tốt do họ không cưỡng nổi sức mạnh nghiệt ngã của đồng tiền (Thuật), bị bọn Dương, Cẩm (lãnh đạo trường) tìm mọi cách hãm hại vì sự trung thực của anh gây nguy hiểm cho tham vọng của chúng. Anh bị dồn đuổi, bị lăng nhục từ mọi phía nhưng anh quyết không đánh mất nhân cách của mình. Chính khát vọng không ngừng tự hoàn thiện mình đã khiến cho không thế lực xấu xa nào tiêu diệt nổi Tự. Anh giữ sạch

tâm hồn và có cách nuôi dưỡng nhờ vào tình yêu vô bờ đối với các thế hệ học trò, là sự đồng cảm, đồng điệu đối với cái đẹp.

Trước cuộc sống đầy những biến động với bao cảnh ngộ, tình huống oái oăm, con người phải huy động hết khả năng để đối phó với hoàn cảnh. Sự đương đầu đó có lúc thành công, có lúc thất bại. Những sai lầm của con người có khi do khách quan, có khi do chính mình. Vấn đề là từ những sai lầm, con người đã chân thành nghiêm túc nhìn lại mình như thế nào. Những con người có khả năng tự nhận thức, khát khao sự hoàn thiện nhân cách, họ là kiểu người kiếm tìm, tự thú sám hối. Họ có thể trải qua những lầm lẫn, tội lỗi, ngộ nhận nhưng có khả năng phản tỉnh lương tâm, có đời sống tinh thần giàu có, có khả năng tự nhận thức để hoàn thiện mình.

Một phần của tài liệu vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ sau 1986 (Trang 66 - 70)