7. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Các giọng điệu nổi bật trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986
Giọng hoài nghi chất vấn
Một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 là sự xuất hiện giọng điệu hoài nghi, chất vấn. Điển hình là trong Đám cưới không có giấy
giá thú của Ma Văn Kháng: “Nhưng tại sao lại có điều vô lý quái quỷ như thế?
Tại sao những lý tưởng tốt đẹp mà Tự và những con người chính trực đã trau dồi và truyền bá lại không trùng khớp như bóng với hình khi soi chiếu với thực tế biểu hiện ở nhiều nơi? Vì sao những con người mà ta muốn đặt hết niềm tin cậy như con chiên tin cậy Đức Chúa trời, những người mà ta giao phó cho họ cả tính mạng đời ta, ở những nơi này lại không giống với mẫu hình lý tưởng? Vì sao mà đời ta lại như một cuốn sách hay để lầm chỗ? Vì sao Tự không gặp được lý tưởng, cuộc kết hôn của anh với cái đẹp của chủ nghĩa mà anh tôn thờ không thành? Một đám cưới không thành. Một hành trình trắc trở. Vì sao? Vì sao cái xấu xa tồi tệ, sự lộn ngược dẫu không là toàn cảnh thì cũng đã lây lan phổ biến đến mức ở rất nhiều nơi đã phát sinh ra một tiên dược để dung hòa sự khác biệt giữa lý tưởng đẹp và thực tế nham nhở là sự dối trá, ngụy tạo? ... ?” [40, tr.149]. Người đọc cũng nhiều lần bắt gặp giọng điệu hoài nghi chất vấn trong các tác phẩm của những nhà văn như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu với các sắc thái đậm nhạt khác nhau.
Giọng trữ tình sâu lắng
Bên cạnh giọng hoài nghi, người ta vẫn cảm nhận được chất giọng trữ tình ấm áp trong tiểu thuyết từ sau 1986. Ở Mảnh đất tình yêu, dù Nguyễn
phẩm vẫn toát lên lòng tin của con người vào cuộc sống, là bài ca bất tử của con người lao động biết liên kết, yêu thương đùm bọc nhau mà tồn tại và phát triển. Nguyễn Minh Châu đi sâu vào quan hệ tình người, đặt nhân vật vào quầng sáng của thế giới tình cảm để thỏa sức trong việc phát huy thế mạnh của một ngòi bút trữ tình, nhân bản, thế mạnh của một tâm hồn đồng cảm được với niềm vui và nỗi đau của con người.
Giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng cũng góp phần làm nên sắc thái phong phú trong nghệ thuật trần thuật cho Mùa lá rụng trong vườn. Ma Văn Kháng từng tâm sự: “Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp thật sự xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhường và lớn lao trong những hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gởi gắm niềm tin yêu vào tất cả những đắng cay xót xa của các thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống …” [43, tr. 78]. Có lẽ vì lẽ đó mà trong tác phẩm của ông luôn có những trang thắm đượm tình yêu thương con người, trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp, những nghĩa cử cao đẹp trong cách đối nhân xử thế giữa người và người bằng một giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng. Trong Mùa lá rụng trong vườn, nhà văn dành nhiều đoạn để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên trong khu vườn với những hình ảnh đầy sức sống và ngôn từ đầy sức gợi: “Chớm đông, lạnh heo heo, vừa đủ hồng má con gái. Cây trong vườn nhà ông Bằng thu hình gọn ghẽ. Những đêm trăng đầu mùa lạnh, mặt đất sáng lỗ đỗ dưới vòm cây óng ánh hơi sương. Trăng vào mùa này, quãng gần rằm hay đứng chếch mái căn nhà gác, ghé xuống khu vườn, gợi một tứ thơ cổ điển… Còn khu vườn này chưa có ai nghiền ngẫm sự kỳ diệu của cây trong mối quan hệ của nó với những người trong nhà…” [43, tr.71]. Khu vườn đẹp không chỉ bởi tự nhiên mà còn bởi tình người lưu dấu lại nơi đó. Nó là nơi chứng kiến bao đổi thay, chất chứa bao tình cảm của con người và cả gia đình. Nó là hình ảnh nổi bật trong tác phẩm, như một nhân vật thầm
lặng lắng nghe đủ mọi thanh âm của một “mùa lá rụng” để dung dưỡng, chắt chiu cho đời những cỗi cây quý giá và những mầm xanh tươi mới đang lên. Ngay cả khi triết lý nhất, giọng văn của Ma Văn Kháng vẫn đượm tình: “Gia đình, cái giọt nước của biển cả, có ai ngờ lại là một vùng chứa nhiều sóng gió đến thế. Ôi cái vùng tưởng là tĩnh lặng, cái vùng hay bị lãng quên trong mối quan tâm hàng ngày, có ai ngờ lại là nơi khởi thủy, chung cục của lắm điều bất hạnh và những niềm hạnh phúc. Thật ra thì bản chất cuộc sống vốn là sống động. Và mọi sự xáo trộn như thế nào cũng phải tự tìm lấy sự ổn định, sự hợp lý. Hãy từ cửa sổ gia đình mình nhìn ra cuộc đời; và từ cuộc đời hãy chiếu rọi ánh sáng vào mỗi căn nhà, như thế mọi điều sẽ sáng tỏ” [43, tr 195].
Giọng giễu nhại, châm biếm
Một trong những yếu tố làm nên sự đổi mới giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết đương đại là giọng giễu nhại. Giễu nhại là bắt chước để cười. Một trong những nhà lý luận sớm quan tâm đến tiếng cười trong tiểu thuyết là Bakhtin. So sánh tiểu thuyết với sử thi, Bakhtin nhấn mạnh tinh thần của tiểu thuyết là yếu tố trào tiếu: “Chính tiếng cười đã xóa bỏ khoảng cách sử thi và nói chung mọi khoảng cách ngôi thứ - giá trị - ngăn chia”. Sau 1986, tiểu thuyết Việt Nam ngày càng nhạt dần chất sử thi. Thay vào đó, tiểu thuyết áp sát vào đời sống, tiếp xúc suồng sã đến thô bạo hiện thực. Sự mở rộng các phạm trù thẩm mĩ khiến tiểu thuyết gần với đời thường hơn. Cái bi không còn phải dè dặt né tránh; tinh thần hài hước gia tăng. Cái nhìn ở thì hiện tại không hoàn kết, con- mắt-tiểu-thuyết đã nhìn trực diện hiện thực cuộc sống đương đại. Khi những chuẩn mực bị lệch pha, cái hài xuất hiện. Cái nhìn phi thành kính, suồng sã, giễu nhại của chất tiểu thuyết đã quy định một giọng điệu riêng của tiểu thuyết đương đại.
Giọng điệu hài hước trong tiểu thuyết đương đại có nhiều cấp độ. Có giọng châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu cay (tiểu thuyết Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng), có giọng trào lộng, châm chích (tiểu thuyết Tạ Duy Anh), có giọng tự trào (tiểu thuyết Chu Lai, Lê Lựu), có giọng giễu nhại (tiểu thuyết Hồ Anh Thái). Giọng giễu nhại càng thể hiện rõ hơn ở lớp nhà văn trẻ. Họ công khai chống lại các thứ quy tắc bảo thủ, lỗi thời, các quy phạm, tính giáo huấn, những quan hệ xã giao nhiều ràng buộc, tóm lại là những gì trói buộc cá tính. Các nhà văn đưa vào tác phẩm cái nhìn suồng sã, có khi cực đoan đến mức không coi cái gì là quan trọng. Giọng điệu trào phúng, hài hước trở thành một giọng chủ, đem lại sắc thái mới mẻ cho văn học nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng.
Giọng hài hước, giễu nhại cũng được Lê Lựu sử dụng trong Thời xa vắng. Khi miêu tả cuộc họp gia đình Sài, nhà văn đã giễu nhại tính ba phải của người con trưởng của ông Khang: “Có bẩy người họp thì ba người coi như không can dự. Bất cứ việc gì vợ chồng anh cả cũng thôi thì thầy định thế nào chúng con theo thế (…). Bao giờ anh cũng nói ra cái điều mọi người đều biết trước từng câu, từng lời anh sẽ nói như thế. Có lần vui vẻ chị vợ tinh khôn đã bảo Thầy hỏi nhà con như hỏi bức vách ăn thua gì (…) Lập tức anh cả cũng gật đầu nghĩ ngợi và nói ra điều mà ai cũng biết chắc là sẽ vừa lòng chị, cốt không thiệt đến mình mà cũng chả động đến ai. Những cuộc họp gia đình để quyết định những việc hệ trọng như thế, sự có mặt của vợ chồng anh như là thừa. Nhưng không có vợ chồng anh, không bao giờ thành cuộc họp. Vả lại mỗi khi có chuyện nặng nề mọi người còn im lặng căng thẳng, ông đồ thường hỏi ý kiến anh chị cả và anh lại thôi thì. Sau sự thôi thì dài dòng của anh, hoặc là ai có nỗi ấm ức thấy sốt ruột quá phải nói bung ra, hoặc có giận dỗi gì nhau, thấy ý kiến ông anh cả chán quá, thà thôi đi còn hơn. Thành ra anh lại luôn luôn trở thành người quan trọng trong gia đình” [55, tr.47].
Lê Lựu cũng giễu nhại lối sống tư tưởng của người dân Hạ Vị với “cái thói quen được chủ tin dùng khen ngợi, thích được sai bảo mắng mỏ”, “cắp nón đi làm thuê vừa nhẹ nhàng, vừa có miếng ăn ngay”, “có thể bỏ ruộng chứ không thể bỏ nghề làm thuê”, giễu nhại cả một quá khứ một thời được xem là lý tưởng - thời bao cấp. Rồi tác giả giễu nhại bản tính nhu nhược an phận của nhân vật Sài, đồng thời qua đó thể hiện sự tức giận của mình đối với những ứng xử tiêu cực thiếu bản lĩnh của nhân vật, một con người tượng trưng cho sản phẩm của lối sống thời bao cấp: “Không dám làm, không dám mất một cái gì, chỉ bằng sự yên lặng và tránh né, sự tránh né gần như chốn chạy vừa chiều ý mọi người vừa toại nguyện cho mình, rốt cục chẳng những không tránh né nổi, anh lại tự giác làm cái công việc lúc ban đầu khi còn là đứa trẻ con cố sức giãy giụa” [55, tr.153].
Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn có phong cách riêng. Tiểu thuyết Hồ Anh Thái đa giọng điệu. Tuy vậy, một trong những giọng chủ của tiểu thuyết Hồ Anh Thái là giọng hài hước - giễu nhại. Mười lẻ một đêm là cuốn tiểu thuyết thành công của Hồ Anh Thái, ở đó chủ âm là giọng giễu nhại, hài hước. Trong Mười lẻ một đêm, tác giả giễu nhại văn hóa thi hoa hậu: “Bạn sẽ làm gì ngay sau khi đăng quang hoa hậu? Em kính thưa ban giám khảo, nếu em đăng quang hoa hậu, việc đầu tiên em sẽ hiến thân cho người nghèo trong xã hội”; giễu nhại hội Lim: “… Bờ ao kè xi măng. Không còn bờ cỏ tự nhiên. Mấy con thuyền bằng sắt tây chen nhau đi vòng quanh bờ ao. Anh hai đi giày Tây, chị hai đi giày khủng bố. Anh hai khăn đóng áo dài, chị hai tứ thân mớ ba mớ bảy. Mỗi người cầm một cái micơzô. Còn duyên ngồi gốc cây thông, Hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa” [74, tr.80]. Chất trào tiếu dân gian đã làm nổi rõ sự va đập giữa hai mảng sáng tối: một thế giới của văn hóa và một thế giới lộn nhào mọi giá trị, lố bịch và kệch cỡm. Chính sự dung hợp giữa chất trào tiếu dân gian và
chất suy tưởng bác học ấy đã khu biệt giọng điệu Hồ Anh Thái trong bản hợp xướng nhiều bè của tiểu thuyết Việt Nam đương đại Việt nam.
Giọng phê phán
Khi ý thức công dân thức tỉnh theo tinh thần dân chủ đổi mới thì nhu cầu đối thoại ráo riết đề các vấn đề xã hội cũng ngày càng tăng lên. Đối với những vấn đề tiêu cực, các nhà văn của chúng ta đã thẳng thắn chỉ ra và lên án. Từ đó hình thành nên một dòng văn học chống tiêu cực và nó ngày càng được phát triển mạnh mẽ. Giọng điệu chủ đạo của dòng văn học này là giọng phê phán. Giọng điệu này chứa đựng nhiệt tình sôi nổi. Trong khi nhận thức lại hiện thực và phản ánh những tấm thảm kịch, Lê Lựu sử dụng giọng điệu phê phán mang tính lên án tố cáo những gì cổ hũ lỗi thời, khiến con người biến chất tha hóa, những gì đẩy đưa số phận con người: “những gì thuộc tình cảm riêng tư phải được tìm nhiều cách mà hiểu, phải kiên trì nhẫn nại và có khi phải nhẫn nhục gian khổ mới hiểu hết con người, nếu mình muốn hiểu và thực tâm giúp họ. Vội vàng, thô thiển, kết luận nhân cách người khác, rèn giũa người khác để đạt được mục đích cá nhân mình, có khi giết người ta mà mình vẫn phởn phơ như không hề can dự, không có tội tình, quá lắm chỉ là nhận khuyết điểm rút kinh nghiệm (…) Nếu là cương vị một công dân, một công dân có quyền bắt người khác phải tuân theo luật lệ thì tôi đã đưa ra toà các anh đã xâm phạm quyền làm người của người khác. Các anh đã dùng áp lực cái gọi là diễn đàn để truy bức người ta” [55, tr.217]. Giọng điệu lên án này được nhà văn sử dụng khi trần thuật nhằm phê phán hậu quả của quan niệm duy ý chí: “nhưng các anh có nghĩ các anh đã giết chết một tâm hồn trong sáng, một niềm tin, một tình yêu của một con người với cách mạng, với quân đội, với xã hội tươi đẹp của chúng ta không? Tôi nói với các anh khi việc đã rồi cũng chỉ là để rút kinh nghiệm thôi… Khi mình rút kinh nghiệm thì đã kết thúc một con người, đã đẩy một con người từ tốt sang
xấu, từ yêu thương sang thù ghét có khi đã hết cả đời người ta rồi còn gì! Các anh có cảm thấy thế không? Hãy kiên quyết, kiên quyết đến tàn nhẫn, đến độc ác, buộc tất cả mọi quân nhân chấp hành nghiêm ngặt những quy định của kỷ luật, của điều lệnh và pháp luật của Quân đội và nhà nước, của nhân phẩm và đạo đức con người xã hội chủ nghĩa. Nhưng không được phép bắt người khác thích thú với cái mình thích thú, ghét bỏ cái mình ghét bỏ. Yêu ghét ai đều do người khác chỉ huy. Người chỉ huy yêu ai, lập tức tất cả xúm vào người đó, cố áp mình vào cái danh dự của người ấy để được chú ý, được chứng tỏ mình cũng tân tiến, cũng thức thời, cũng đồng cảm sự yêu mến với chỉ huy. Chỉ huy ghét ai thì tìm cách xa lánh, ghét bỏ người, ấy là chưa kể nhân “dậu đổ“ thì ”bìm bìm leo lên” [55, tr.194].
Ông cũng phê phán lối sống tiêu cực “Chính bản thân anh chất đầy cách sống của một anh làm thuê. Sẵn cơm thì ăn, sẵn việc thì làm chỉ hong hóng chờ chủ sai bảo chứ không dám quyết đoán định đoạt một việc gì. Lúc bé đã đành, khi học hành đỗ đạt anh đủ tư cách làm một công dân, một người chiến sĩ tại sao anh không dám chịu trách nói thẳng rằng: hoàn cảnh của tôi bị ép buộc như thế, nếu các anh bắt ép tôi, tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả dù phải trở về làm anh cày thuê, tôi cũng sẵn sàng để được sống tự do. Kẻ bị trói buộc không dám cựa mình giẫy giụa, chỉ hong hóng chờ đợi, thấp thỏm cầu may” [55, tr.196].
Lê Lựu còn phê phán thói quen bợ đỡ để được nương nhờ của người dân: trong đám ma cụ Khang “Họ đi đám chỉ vì không đi sẽ không tiện. Thành ra không phải họ đi đưa đám cụ đồ mà đưa đám ông Hà đã về làm bí thư huyện uỷ được nửa năm nay và đưa đám anh Tính uỷ viên trực phụ trách nội chính của uỷ ban hành chính huyện”. Vì thế, “họ phải liếc mắt xem thắp hương và khấn vào lúc nào, đứng đâu để ông Hà hoặc Tính chứng kiến nỗi lòng đau khổ, cung kính của họ”.
Giọng triết lý ngậm ngùi xót thương
Sự hứng thú nghiên cứu đời sống và trình bày trải nghiệm cá nhân cùng thái độ hoàn toàn tự tin về mình của nhà văn đã đem lại giọng điệu từng trải,
chiêm nghiệm trong tiểu thuyết. Dễ thấy điều này ở Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Khắc Trường, Chu Lai, Nguyễn Minh Châu… Giọng triết lý thường được các nhà văn sử dụng khi trần thuật những suy nghĩ của nhân vật, góp phần làm cho sức khái quát của tác phẩm sâu sắc hơn, phản ánh được hiện thực xã hội và những số phận éo le của nhân vật. Xét từ cấp độ cấu trúc câu, kiểu giọng điệu triết lí thường được thể hiện qua tính chất khẳng định (phủ định) để nhấn mạnh những vấn đề mà nhà văn cần thông điệp, triết luận với người đọc. Ý kiến được đưa ra trở thành chân lý. Chẳng hạn triết lý về cái chết: