7. Cấu trúc luận văn
3.2. Sự đổi mới hình tượng người trần thuật/ người kể chuyện
Để tiến hành việc trần thuật, trước hết chúng ta cần phải có người trần thuật. Trong các tác phẩm tự sự đều có sự xuất hiện của người trần thuật. Tuy nhiên, sự xuất hiện của người trần thuật cũng có nhiều hình thức khác nhau.
Khái niệm người trần thuật (hay còn gọi là người kể chuyện) theo Pospelov là “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe, là người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra”, còn W.Kayser thì “đó là một
thuật kể, không bao giờ người kể chuyện là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai tác giả bịa ra và chấp nhận”, Todorov thì người trần thuật không chỉ là người kể mà còn là người định giá: “người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu. Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và đánh giá”.
Như vậy, người trần thuật là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để trần thuật. Nó là một dạng nhân vật đặc biệt trong tác phẩm, có chức năng tổ chức các nhân vật khác, dẫn dắt định hướng và khơi gợi khả năng đối thoại, tranh luận của người đọc. Người trần thuật không những tổ chức ngôn ngữ mà còn đóng vai trò quan trọng về mặt kết cấu, chi phối ngôn ngữ của nhân vật.
Khi sáng tác một tác phẩm, nhà văn luôn mong muốn thể hiện một quan niệm, một tư tưởng về cuộc sống, về con người. Bên cạnh quan niệm về cuộc sống, qua nhân vật người trần thuật ta còn thấy quan niệm của nhà văn về văn chương nghệ thuật. Do người trần thuật ít nhiều mang tiếng nói, quan điểm của tác giả nên người trần thuật thống nhất với tác giả. Tuy nhiên người trần thuật lại không đồng nhất với tác giả. Tư tưởng của tác giả rộng hơn tư tưởng của người trần thuật: tư tưởng của tác giả được thể hiện trong toàn bộ tác phẩm, qua cả nhân vật và qua cả người trần thuật.
Nói một cách khác, mặc dù người trần thuật là một trong những hình thức thể hiện quan điểm của tác giả trong tác phẩm song quan điểm của tác giả chỉ có thể được thể hiện qua điềm nhìn, tầm nhận thức cùa người trần thuật như một hình tượng ít nhiều tồn tại độc lập. Thái độ của người trần thuật đối với thế giới câu chuyện được trần thuật lại có phần nào trùng với quan điểm của tác giả nhưng không bao giờ trùng khít hoàn toàn. Quan điểm của tác giả bao giờ cũng rộng hơn, nó không thể được thể hiện một cách toàn diện qua bất kỳ một chủ thể lời nói riêng biệt nào trong tác phẩm mà chỉ có thể được thể hiện qua toàn bộ tác
phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật. Ngoài phần thái độ chủ quan được thừa hưởng của tác giả, người trần thuật mang trong mình cả một phần nội dung khách quan của thế giới được phản ánh vào tác phẩm.
Người trần thuật là một nhân vật nhưng là một kiểu nhân vật đặc biệt, nó có những điểm khác so với các nhân vật khác trong tác phẩm tự sự. Vị trí của người trần thuật trong tác phẩm thay đổi rất linh hoạt, tùy thuộc vào động cơ và thái độ của tác giả. Người trần thuật có thể chia thành hai kiểu: