Hành trình của ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ sau 1986 (Trang 32 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Hành trình của ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, trong nền văn học trung đại Việt Nam, ý thức cá nhân là một điều gì đó còn khá xa lạ. Phải đến khi văn học Việt Nam bắt đầu chuyển mình từ trung đại sang hiện đại thì người ta mới tìm thấy những dấu hiệu của ý thức cá nhân trong những sáng tác của Nguyễn Trong Quản, Trần Chánh Chiêu, Trương Duy Toản, Hồ Biểu Chánh… và sau này là Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học… Đến giai đoạn 1932-1945, văn học Việt Nam với sự xuất hiện của phong trào Thơ Mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn đã đánh dấu một sự phát triển mạnh mẽ chưa từng có trước đó của ý thức cá nhân.

Quan điểm của nhóm Tự lực văn đoàn là “lấy việc giải phóng cá nhân làm trung tâm điểm của mọi sáng tác”, “đưa con người cá nhân lên vị trí trung tâm”. Vấn đề ý thức cá nhân trong giai đoạn này được các nhà văn nhóm Tự lực văn đoàn tập trung thể hiện qua việc đấu tranh cho quyền sống của cá nhân, đòi giải phóng cá nhân ra khỏi đại gia đình, đấu tranh cho tự do yêu đương, ca ngợi hạnh phúc lứa đôi kiểu mới, phê phán lễ giáo phong kiến (Nửa chừng xuân,

Đoạn tuyệt. Lạnh lùng, Thoát ly, Thừa tự).

Từ Nửa chừng xuân tấn công vào đại gia đình phong kiến, tố cáo tính

quyết liệt hơn. Đoạn tuyệt là một thứ tuyên ngôn nhân quyền bằng nghệ thuật, nó đấu tranh cho quyền tự do và bình đẳng giữa con người và con người trong xã hội. Nhất Linh ca ngợi tình yêu lứa đôi, chủ trương giải phóng hoàn toàn người phụ nữ ra khỏi đại gia đình phong kiến (Đoạn tuyệt), giải phóng họ ra khỏi quan niệm tiết trinh hẹp hòi của lễ giáo (Lạnh lùng).

Trong những sáng tác của nhóm, có thể thấy biểu hiện của ý thức cá nhân là rất lớn. Đánh giá Tự lực văn đoàn, Nguyễn Văn Trung viết: “Nếu nhìn con người theo diễn tiến lịch sử, có thể coi con người trong nhiều tác phẩm của các nhà văn Tự lực văn đoàn tiêu biểu cho giai đoạn đầu của sự diễn tiến đó, nghĩa là giai đoạn tự giác. Sự tự giác đó xuất hiện trong lịch sử xã hội Việt Nam như một sự phản kháng chống đối với quan niệm tập thể về con người của xã hội cũ, trong đó con người chỉ là những yếu tố đồng tính của một đám đông là xã hội, hay cái tôi chìm đắm trong cái ta vô ngã”.

Vấn đề ý thức cá nhân cũng được nhắc đến trong những sáng tác của các nhà văn thuộc trào lưu văn học hiện thực, đặc biệt là Nam Cao. Ý thức cá nhân được thể hiện qua ý thức về giá trị sự sống, là ý thức về cá nhân. Với Nam Cao, ông quan niệm con người sống phải có lý tưởng cao đẹp, phải có tình yêu thương đồng loại và phải có văn hóa, có cảm giác và tư tưởng. Ông cũng nói đến những niềm khao khát của cá nhân muốn tự khẳng định sự tồn tại của mình trước cuộc đời (qua nhân vật Thứ trong Sống mòn), muốn mỗi cá nhân phải được tự do phát triển tất cả những khả năng tiềm ẩn sâu xa.

Đến thời kỳ kháng chiến, do hoàn cảnh lịch sử mang tính đặc thù với hai cuộc chiến kéo dài suốt ba mươi năm, vấn đề ý thức cá nhân tạm lắng xuống, nhường chỗ cho vấn đề chung của dân tộc. Tất cả các ngòi bút nghệ sĩ lúc này đều dồn hết trí lực cho công cuộc giải phóng đất nước, độc lập dân tộc. Tư duy thời kỳ này là tư duy dân tộc và giai cấp, nhiệm vụ lúc này là bảo vệ văn hoá

dân tộc là chính. Vì thế, công cuộc hiện đại hóa trong văn học có lúc bị đứt quãng. Cái tôi cá nhân, cá thể bị chi phối bởi cái tôi mang ý thức chính trị.

Đến sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, con người trở lại với đời sống thời bình, nền kinh tế thị trường được khuyến khích và phát triển, sự kế thừa và phát triển những tư tưởng tiến bộ, sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy nghệ thuật, sự tiếp thu tích cực các luồng văn hóa, văn học khác nhau trên thế giới đặc biệt là các nước phương Tây hiện đại... Các nhà văn cũng có điều kiện thuận lợi để thể hiện tài năng và bày tỏ khát vọng về hạnh phúc đời thường cũng như những suy tư chiêm nghiệm trước hiện thực cuộc sống. Thời kỳ hậu chiến, cảm hứng sử thi lúc này dần chuyển sang cảm hứng phi sử thi và cảm hứng thế sự, cảm hứng viết về con người-tập thể chuyển sang con người-cá nhân. Đó là những điều kiện khách quan và chủ quan tích cực tạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam sau 1975. Đặc biệt là sau thời kì Đổi mới 1986, văn học đã có sự trở lại mạnh mẽ của ý thức cá nhân.

Điều đáng chú ý ở đây là vấn đề ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam sau 1986 biểu hiện rất phong phú với đủ mọi cung bậc, sắc thái khác nhau trên mọi lĩnh vực của của cuộc sống, ở cả phương diện nội dung và hình thức. Điều này khác với vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930- 1945. Vấn đề ý thức cá nhân trong giai đoạn 1930-1945 được các nhà văn thể hiện có phần gói gọn trong những vấn đề xã hội như thái độ chống lại lễ giáo phong kiến, tinh thần đấu tranh cho giá trị, quyền lợi và hạnh phúc cá nhân. Vì vậy, sự thức tỉnh ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam sau 1986 cũng mang lại giá trị nhân văn hơn giai đoạn trước đó.

Nhìn chung vấn đề ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam sau 1986 vẫn có sự kế thừa của ý thức cá nhân trong truyền thống nhưng đồng thời đã có sự biến đổi mạnh mẽ, không ngừng để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới của xã

hội. Nói về hành trình của vấn đề ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta có thể hình dung nó giống như một một đường xoắn trôn ốc, ý thức cá nhân trong văn học giai đoạn sau có sự kế thừa ý thức cá nhân trong văn học ở giai đoạn trước nhưng nó được phát triển ở một cấp độ mới cao hơn. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của ý thức cá nhân trong văn học Việt Nam giai đoạn này cũng chi phối rất rõ đến những tìm tòi trong hình thức thể hiện của các nhà văn, cụ thể là trên các phương diện như nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu…

Một phần của tài liệu vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ sau 1986 (Trang 32 - 35)