Thức cá nhân về số phận con người

Một phần của tài liệu vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ sau 1986 (Trang 46 - 59)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. thức cá nhân về số phận con người

Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật” trong nghị quyết Trung ương V của đại hội Đảng lần thứ VI, các nhà tiểu thuyết đã bắt đầu có những bước chuyển mình đáng kể. Trong đó, phải kể đến các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Quang Lập, Bảo Ninh, Dương Hướng, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường… Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã chuyển dần từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Cảm hứng sáng tạo chuyển từ ngợi ca khẳng định đến chiêm nghiệm, suy tư và có một cái nhìn đầy đủ hơn về số phận con người vốn “tạm thời giấu mình trên trang sách” trong nhiều thập kỷ qua. Các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong những môi trường, đời sống bình thường. Nhân vật trong tiểu thuyết là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết dập xóa trên thân thể trong tâm hồn”. Nhìn lại quá khứ, khoảng cách thời gian đã đưa lại cho người cầm bút những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về số phận con người ở khía cạnh mà trước đây luôn bị làm mờ đi, nhạt đi trước số phận dân tộc: khía cạnh bi kịch cá nhân.

Cảm hứng bi kịch cá nhân trong tiểu thuyết có thể được đánh dấu từ Thời

xa vắng(1986) của Lê Lựu và tiếp tục được tập trung thể hiện sâu đậm hơn trong

các tiểu thuyết sau này, đặc biệt là ở bộ phận tiểu thuyết hậu chiến. Với những tác phẩm tiêu biểu như Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất tình yêu (Nguyễn Minh Châu), Chim én bay(Nguyễn Trí Huân), Bến không chồng(Dương Hướng), Nỗi

buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Mảnh đất lắm người

nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường)… sự xuất hiện của kiểu nhân vật mới với số

phận bi kịch trong tiểu thuyết là dấu hiệu quan trọng bước đầu khẳng định sự đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết và những dấu hiệu xác lập lộ trình mới của văn học Việt Nam hiện đại.

Hệ quả của nhận thức mới về lịch sử, về hiện thực và con người đã khiến tiểu thuyết dần hướng vào việc khám phá người lính dưới góc độ cá nhân, đời tư chứ không tiếp tục xây dựng những hình tượng về con người anh hùng mang tiếng nói đại diện cho cộng đồng như tiểu thuyết giai đoạn trước. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người đã trở thành hạt nhân của những thành tựu mà tiểu thuyết đóng góp cho văn học Việt Nam. Khi được hiện lên với tất cả những tính chất đa diện của con người đời thường, người lính hiện ra chân thực, gần gũi và ám ảnh hơn trong chân dung của những nhân vật bi kịch. Tiểu thuyết hậu chiến đã tập trung chú ý đến khía cạnh này của người lính, đặc biệt là bi kịch tinh thần.

Sự xuất hiện của tiểu thuyết Thời xa vắng vào năm 1986 đã làm khuấy động bầu không khí văn học nước nhà. Cuốn tiểu thuyết xuất hiện như một sự mở đường táo bạo, một cuộc lội ngược dòng lịch sử hết sức khó khăn tìm về “thời xa vắng” để khơi lên những mảng đề tài xưa nay vẫn ẩn mình của văn xuôi Việt Nam trước 1975: số phận con người cá nhân (mà cụ thể ỏ đây là bi kịch của người lính). Thời gian câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết kéo dài khoảng hơn 30 năm. Ba thập kỷ, lịch sử dân tộc không chảy trôi lặng lẽ mà đầy những biến

động sóng gió. Đó là quãng thời gian không chỉ tạo nên những anh hùng với chiến công rực rỡ, mà còn là một phần nguyên nhân tạo ra những bi kịch cá nhân cho con người. Tiểu thuyết Thời xa vắng biểu hiện một cái nhìn cuộc sống từ nhiều góc độ, đặc biệt là góc độ con người của nhà văn. Con người ấy là người nông dân, người lính, người trí thức, người thị dân, là rất nhiều con người trong một con người được tựu trung lại trong số phận một người nông dân khoác áo lính, vươn lên thành tri thức; đi từ nông thôn ra thị thành, đi từ chiến tranh đến hòa bình… Nói về thời gian nhưng thực ra là nói về con người và cuộc vật lộn đau đớn tìm kiếm chính bản thân mình. Sự va đập của con người cá nhân với những biến cố lịch sử qua nhiều miền không gian đã làm bật lên số phận bi kịch của con người-con người được nhìn như bản thân nó, mà nhiều khi cách thức ứng xử với cuộc đời khác hẳn với cái chung của cả cộng đồng.

Cuộc đời Giang Minh Sài, nhân vật chính trong tác phẩm, chứa đầy những nghịch lý: Sài có đủ điều kiện để tìm thấy hạnh phúc giữa cuộc đời này nhưng Sài lại không gặp lành; Sài phấn đấu không mệt mỏi và chấp nhận những điều mà mình không muốn để được đứng vào hàng ngũ của Đảng, nhưng Sài không được kết nạp; Sài là người lính dũng cảm, đạt nhiều thành tích nhưng Sài không trở thành anh hùng; Sài sống trong sự yêu thương của mọi người nhưng chính tình yêu thương đó lại làm hại đời anh. Qua nhân vật này, cuộc đời đầy rẫy những nghịch lý, bất công được tác giả khái quát một cách sâu sắc.

Ở Sài có chất “nông dân” không thể bỏ, gia trưởng, rất chất phác, thật thà, khi vào bộ đội, anh có thêm cái lém lỉnh, can trường của người lính, nhưng khi về sống ở thị thành, những nét tính cách được tạo ra từ môi trường khác đã không giúp anh tìm được hạnh phúc cho mình. Sài là một con người được tạo nên từ hợp chất nông dân-bộ đội-trí thức, một sự kết hợp gắn với những ảnh hưởng của lịch sử lên con người. Bản chất nông dân kết hợp với đặc điểm của cả

người lính lẫn của trí thức tạo nên sự phức tạp trong tính cách và cả số phận của Sài. Một mặt Sài vẫn là anh nông dân rất cần cù, kiên cường, chất phác, giàu tình nghĩa (ở đơn vị thì chăm chỉ làm cả phần tăng gia của anh em, vào bộ đội thì luôn nghĩ đến đồng đội…); mặt khác, được đi học và học khá giỏi, Sài lại có phần của người trí thức, phần nào ý thức được điều gì mình muốn, người nào mình yêu, việc gì cần làm; thêm nữa, Sài lại là một người lính. Chính điều này đã tạo nên bi kịch của anh. Sài muốn bứt thoát để tìm hạnh phúc cho mình, nhưng là anh nông dân nhút nhát, yếu đuối, anh không dám đấu tranh, chỉ phản ứng bằng cách trốn tránh, đến khi ý thức được quyền được yêu và sống thì anh bộ đội mới trở về từ chiến trường không hiểu nổi những lắt léo của con người và đời sống thị dân đã khiến anh “yêu cái mình không có” và kết quả là cuộc hôn nhân thứ hai tan vỡ. Khoác lên mình những vai trò do lịch sử mang lại, Sài là hình ảnh của người nông dân bị xô đẩy bởi những biến động dữ dội của lịch sử, mang rất nhiều sứ mệnh nhưng lại không thể thực hiện nổi việc thiêng liêng và có ý nghĩa nhất với mỗi người: tìm và giữ hạnh phúc.

Ngoài những nguyên nhân khách quan, bi kịch đó còn được tạo nên từ nguyên nhân chủ quan một phần vì Sài là người nhu nhược, thiếu dũng cảm. Trong đoạn đời đầu, vì nhu nhược, hèn nhát, Sài đã không dám chống lại sự áp đặt của gia đình, không dám vượt qua dư luận, không dám phá bỏ những ràng buộc để sống với con người thật của mình, không dám đấu tranh để bảo vệ tình yêu và hạnh phúc thực sự của mình. Đó không chỉ là bi kịch của riêng Sài mà còn là bi kịch của những con người sống qua một thời mà con người chỉ biết sống cho và sống vì cộng đồng, khi mà những lợi ích riêng tư nhất đều bị đánh đồng với lợi ích tập thể. Tư tưởng tập thể, giai cấp, ăn sâu vào suy nghĩ, cách ứng xử của họ. Trong đoạn đời sau, sau những nỗ lực vùng thoát ra khỏi ảnh hưởng từ gia đình, bung phá những ràng buộc cổ hủ thì Sài lại rơi vào bi kịch

khác. Sài không nhận thức được chính mình, không xác định được cái tôi của mình, không nhìn ra vị trí thực sự của mình khi thay đổi môi trường sống do vậy đã chọn một người vợ không hợp với mình. Sự chênh lệch giữa hai tâm hồn, hai cách sống đã dẫn đến sự đổ vỡ trong cuộc hôn nhân thứ hai của anh.

Khác với Giang Minh Sài, Nguyễn Vạn trong tiểu thuyết Bến không

chồng của Dương Hướng lại mang bi kịch của một người lính cô đơn. Vạn là

một chiến sĩ Điện Biên, một thương binh về làng, với hình ảnh lấp lánh của tấm huân chương trên ngực. Vạn tự hào về quá khứ hào hùng của mình “những ngày ở Điện Biên Phủ” và anh đã trở thành thần tượng của làng “Thằng Vạn mắt toét bỏ làng đi bây giờ về đây. Đố ai còn dám coi thường Nguyễn Vạn: hãy cứ nhìn những tấm huân chương rung rinh, lấp lánh trên ngực Vạn”, “điều đáng sợ nhất của Vạn là để mất lòng tin với dân, với Đảng. Từ một việc nhỏ, Vạn cũng phải cân nhắc xem có phải đấy là ý dân, ý Đảng...” [34, tr.41]. Nhưng đằng sau vẻ rạng rỡ ấy vẫn là một tính cách hằn in di chứng chiến tranh. Nguyễn Vạn sống lặng lẽ, cô đơn, lấy sự lãnh đạm, khô khan, cứng nhắc để che giấu những nỗi niềm, khao khát riêng tư. Nếp sống thời chiến, lối tư duy thời chiến ngấm sâu vào Vạn, biến anh thành một khối ý chí rắn đanh. Ngay cả đến thứ tình cảm quý giá nhất là tình yêu của những người phụ nữ như Nhân, như Hạnh, Vạn cũng chối bỏ: “Lâu nay Vạn xét lại lòng mình và thấy rằng Vạn đã yêu thương chị Nhân. Đấy là do những phút giây yếu hèn không kìm nén được. Điều ấy là lỗi lầm đáng tiếc không xứng đáng với người chiến sĩ cách mạng”, “Chú đây cũng có thời yêu mẹ cháu. Nếu như chú không vững vàng giữ mình thì bây giờ cũng đã mất hết cả” [34, tr.98].

Trong chiến tranh, những người xả thân vì việc lớn như Vạn đáng quý biết bao. Nhưng trở lại với cuộc sống thời bình với muôn vàn những sự phức tạp, hỗn độn, Vạn không chỉ trở nên lạc lõng mà còn có khi thành ra nỗi “khiếp sợ”

đối với dân làng. Những tấm huân chương lấp lánh trên ngực từng là niềm kiêu hãnh của Vạn, là sự ngưỡng mộ của dân làng Đông đã không giúp Vạn sống hạnh phúc. Thậm chí anh ta bị đứa cháu yêu thương kết án: “Chú hèn lắm! Chú là người không có tim”. Vạn đã muốn sống như một biểu tượng của cả làng Đông: “Mày cứ nhìn chú đây mà sống”. Vạn hụt hẫng, đau xót và phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người. Người ta bận bịu với hiện tại, Vạn thì say mê quá khứ. Con người ấy đã sống trong niềm kiêu hãnh và sự cô độc đúng như Hạnh nhận xét: “Một người không ai tốt bằng nhưng cũng không ai cô đơn và khổ bằng”.

Nhưng đau đớn là ở chỗ trong Vạn, phần con người bản năng vẫn sống, vẫn thức dậy và nó làm cho Vạn khổ sở. Vạn luôn bị vật lộn, giằng co giữa lý trí và tình cảm, giữa lý tưởng và bản năng, giữa hành động và suy nghĩ, giữa ý thức giai cấp và tình người. Một cuộc vật lộn âm thầm, dai dẳng nhưng đầy quyết liệt. Dương Hướng đã nhìn thật sâu vào tâm tư của Vạn để nhận ra bi kịch của con người khốn khổ này. Vạn tự tách mình khỏi thế giới bình thường, khăng khăng làm một “thánh nhân” để rồi hằng đêm Vạn sống trong sự vật lộn đau đớn ê chề. Cái gì đã làm Vạn trở thành con người khốn khổ đến thế? Nỗi khổ không được là mình, không dám sống với những khao khát rất con người của mình. Vạn cứ cày xới cái quá khứ oai hùng để ngoảnh mặt quay lưng với bao điều tốt đẹp Vạn xứng đáng có. Vạn muốn làm một thánh nhân để xứng đáng với sự ngưỡng mộ của dân làng. Chỉ trong khoảnh khắc say rượu, Vạn mới dám buông mình cho tiếng gọi mạnh mẽ của bản năng. Một lần duy nhất “Nguyễn Vạn bàng hoàng cả người, không hiểu mình đang mơ hay tỉnh. Men rượu vẫn nung nấu trái tim làm tâm trí Nguyễn Vạn quay cuồng. Da thịt đàn bà nần nẫn trong vòng tay và hơi thở đầy dục vọng phả vào mặt Vạn…Vạn buông thả cho thân xác tự

do gây tội lỗi, tự do rên xiết trên thân thể rừng rực của người đàn bà” [34, tr.188].

Hạnh phúc ngắn ngủi trong đêm đầy giông bão không làm cuộc đời Vạn tươi sáng hơn. Trái lại, Vạn luôn sống trong cảm giác dằn vặt, tội lỗi: “Qua cái đêm giông bão của cuộc đời, Nguyễn Vạn không còn dám nhìn vào bất cứ ai ở làng Đông. Vạn tự thấy xấu hổ với cả những đứa trẻ con tí teo”. Luôn kiểm soát mình, tin vào lý trí mình, tự trói mình, Vạn không thể tránh khỏi bi kịch, tự đưa đầu vào bi kịch, suốt đời bi kịch. Đặt ra vấn đề hạnh phúc của con người giữa sự ràng buộc và quán tính của đời sống cá nhân là đóng góp đáng kể của tiểu thuyết Dương Hướng. Vạn luôn mang trong mình một niềm tin thiêng liêng vào những chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời. Niềm hạnh phúc bất ngờ ập đến với Vạn, khi Hạnh xuất hiện, cái hạnh phúc cả một đời anh chưa từng được hưởng, nhưng chưa bao giờ anh dám nghĩ, có thể đánh đổi uy tín danh dự để có nó cho nên anh đã để tuột mất rồi tìm đến cái chết, như một cách trốn tránh. Một cái chết gây bao thương cảm, xót xa cho dân làng. Dương Hướng có ý thức chọn một đám tang như một “hóa giải” cho biết bao xót xa, lầm lạc, bất hạnh có mặt trong cõi đời. Đám tang cả làng đưa tiễn Vạn có ý vị một cuộc tiễn đưa quá khứ.

Bi kịch của Vạn là bi kịch của một người tự đánh mất mình, không dám sống thật với mình. Đó là bi kịch của sự ngộ nhận, của chủ nghĩa khắc kỉ lỗi thời. Cái chết của Vạn là sự cảnh tỉnh cho những ai chỉ biết ôm ấp quá khứ một cách máy móc. Số phận của Vạn cũng là số phận của những người lính khi trở về thời bình: họ vừa là con người của thời hiện tại, trực tiếp đối mặt với cuộc sống thường ngày vừa là con người của quá khứ trong nhu cầu nhận thức lại quá khứ ấy. Một mặt, họ ý thức rõ ràng về sự tồn tại của bản thân khi đã đi qua một thời khói lửa với tư cách của người chiến thắng; mặt khác, cái giá phải trả cho chiến thắng ấy nhiều lúc lại dẫn dụ họ ngoái nhìn về quá khứ. Chiến trường xưa với

diễn biến của một chiến dịch, một trận càn, những đồng đội thân thiết hay chỉ thoáng biết nhau qua một lần gặp gỡ… khiến những cựu binh sống lại trong chiến thắng và mất mát, tình yêu và hận thù, sự đầm ấm của tình người và cả những cay đắng trước sự yếu hèn, bội phản...

Với Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, sự ám ảnh của quá khứ còn nặng nề hơn cả Vạn. Quá khứ đã thành sức mạnh ghê gớm kéo anh quay cuồng trong những hồi ức triền miên không dứt, “ngày này qua ngày khác, đêm thâu này thấu đêm thâu kia”. Anh suốt ngày ở trong căn gác tối với đống bản thảo bộn bề những hồi ức về chiến tranh: “Tâm hồn tôi thì đã ngưng bước lại ở những ngày tháng ấy chứ không tài nào mà đổi đời nổi như là bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác, tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ, tôi nghe thấy tiếng chân tôi từ những thuở nào đó rất xa rồi vang lên trên hè phố lát đá. Kiên thường xuyên mơ thấy những cảnh tượng rùng rợn về chiến tranh như truông Gọi Hồn. Đi giữa phố xá đông người mà có cảm tưởng như đang đi qua đồi Xáo Thịt la liệt người chết sau trận sáp lá cà tắm máu cuối tháng Chạp 72” [62, tr.57]. Kiên hoàn toàn rơi

Một phần của tài liệu vấn đề ý thức cá nhân trong tiểu thuyết việt nam từ sau 1986 (Trang 46 - 59)