7. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Kết cấu lồng ghép, sóng đôi
Trong đặc trưng của hình thức tiểu thuyết, kết cấu còn thể hiện ở điểm nhìn trần thuật. “Kết cấu trong tiểu thuyết chủ yếu là tổ chức điểm nhìn và trật tự sự kiện để đưa người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, là xác lập quan hệ giữa người kể chuyện với nhân vật và với người đọc” [49; 309]. Khác với truyện kể cổ đại và trung đại chủ yếu sử dụng người kể toàn tri, một giọng; tiểu thuyết hiện đại đã sử dụng điểm nhìn linh hoạt và đa dạng hơn. Tác giả có khi hóa thân vào nhân vật để kể hoặc đứng ngoài nghĩ thay, nói thay nhân vật. Cách kết cấu này “làm cho người đọc dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm đầy bí mật của nhân vật” [49; 309].
Trần Đình Sử cho rằng: “Xét về bình diện tâm lý, có thể phân biệt điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật” [49; 177]. Trong các tiểu thuyết của mình, Văn Lê không chọn ngôi kể thứ nhất và xưng “tôi”. Ông dùng ngôi thứ ba, đứng ngoài câu chuyện với cái nhìn toàn tri, thấy hết, biết hết mọi chuyện. Nhưng đôi khi, để tăng tính chân thực và cảm xúc cho lời kể, Văn Lê đã dịch chuyển điểm nhìn của mình lên các nhân vật để nói thay nhân vật.
Như trong Mùa hè giá buốttác giả đã sử dụng 11 mục (trên tổng số 61 mục), đứng ở điểm nhìn của nhân vật Bích Vân để kể lại câu chuyện:
Mục 1, 2, 3 – chương III: Hôm ấy là một ngày đầy tràn nước mắt … Cô không sao có thể hiểu được, đúng hơn là có thể tưởng tượng được là tại sao, bằng cách nào … đến được mục tiêu vào đúng giờ quy định.
Mục 1 – chương V: Bích Vân nằm nghỉ trên cái gò cao lưa thưa cây xanh, bên một ấp nhỏ mà cô không thể xác định được là ấp nào … Ra được đến đây, cô tin chắc là mình được sống … cô đã hoàn thành nhiệm vụ. Cô đã đưa quân đến đúng thời gian và đúng vị trí quy định. Tiếc thay, cô lại không có được bằng chứng nào trong tay để khẳng định với cấp trên của cô về những điều cô nói.
Phần sau mục 3 – chương VI: Cô nằm im lặng một hồi lâu nhưng vẫn không sao ngủ được. Có một cái gì đó lại trỗi dậy trong lòng, làm cho cô bứt rứt không yên.
Phần đầu mục 4 – chương VI: Cô nhớ tới cảm giác nồng nàn … Nụ hôn đầu tiên trong đời con gái diễn ra rất nhanh.
Mục 7 – chương VII: Bích Vân trở về vào lúc nửa đêm. Cô ngạc nhiên tột độ khi nhìn thấy Chung Cầm đang ngồi bó gối trên nóc hầm, bên cạnh là một chai Mai Quế Lộ
nằm lăn lóc … Hình như chị muốn mượn rượu để quên, để vùi dập đi những trắc ẩn trong lòng.
Mục 6 – chương IX: Bích Vân lơ đãng nhìn vào màn đêm trống rỗng. Có quá nhiều tai ương xảy ra trong những ngày qua, làm cho cô trở nên bải hoải, rã rời … Cái mệt chủ yếu theo cô nghĩ là mệt tâm. Mấy ngày nay, không có ngày nào cô không nhìn thấy máu, không nhìn thấy sự ra đi tức tưởi của những người lính cùng tuổi với cô.
Mục 5 – chương X: Phía trước có người! – Nhận được tín hiệu của toán trinh sát đi đầu, Bích Vân ngoái lại phía sau, khẽ khẽ truyền báo … Cô nghe thấy tiếng mở khóa an toàn và tiếng hơi thở bị kìm nén.
Mục 7 – chương X: Cô đã nhìn thấy anh ngồi tựa vào gốc cây sao, mắt lờ đờ, vẻ mặt xơ xác, phờ phạc. Dường như anh đã cạn kiệt sức lực với chiến dịch này … Bích Vân chỉ muốn sà vào lòng anh, chia sẻ với anh nỗi nhớ thương, lo lắng của mình, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, cô không thể làm như thế! Cô rón rén tiến đến gần anh, nhìn anh một cách thương cảm.
Mục 4 – chương XI: Với Bích Vân, ngày 16 tháng 6 là một ngày hẩm hiu, dài lê thê với biết bao biến cố xảy ra làm cho cô vừa buồn bã vừa đau khổ.
Các tác phẩm của Văn Lê còn xuất hiện kết cấu lồng ghép, sóng đôi. Đây là kiểu kết cấu mà lời kể là điểm nhìn được dịch chuyển trên nhiều nhân vật. Chủ yếu là đan xen điểm nhìn giữa hai nhân vật. Đây là một kiểu kết cấu mới lạ, thường chỉ xuất hiện trong các tiểu thuyết hiện đại. Trong Mùa hè giá buốt, tác giả đứng trên góc nhìn của hai nhân vật chính là tiểu đoàn trưởng Nguyễn Sỹ Việt và Lê Thị Bích Vân để tổ chức kết cấu truyện.
Khảo sát trên cả tiểu thuyết Mùa hè giá buốt gồm hai phần lớn. Phần thứ nhất có 6 chương, phần thứ hai có 5 chương. Trong từng chương lại chia làm nhiều mục nhỏ. Cả tác phẩm có 61 mục. Điểm nhìn trần thuật của Việt chiếm đa số và là mạch kể chủ yếu, thỉnh thoảng mới đan xen thêm điểm nhìn của Bích Vân. Bốn mục cuối của chương XI, sau khi cả Việt và Bích Vân hy sinh, tác giả trở về với điểm nhìn toàn tri, đứng bên ngoài tác phẩm để kể nốt các sự việc cuối cùng về những người lính còn sót lại của tiểu đoàn Bến Nghé.
Ngoài ra còn đan xen thêm một số lời kể của các nhân vật khác như Nguyễn Minh Trực (mục 3 – chương V), Vũ Duy Bình (mục 2, mục 4 – chương VII), Lê Đức Thịnh (mục 1 – chương XI). Riêng mục 3 – chương VI, có tới hai điểm nhìn trần thuật khác nhau (phần đầu là lời kể của Chung Cầm về cuộc đời mình, phần sau là cảm nhận của Bích Vân).
Điểm nhìn trần thuật Số lần Tác giả dịch chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật Những người lính chiến đấu Nguyễn Sỹ Việt 42/ 61 mục Nguyễn Minh Trực 01/ 61 mục Vũ Duy Bình 02/ 61 mục Lê Đức Thịnh 01/ 61 mục Những người tham gia cách mạng Lê Thị Bích Vân 11/ 61 mục Lê Thị Chung Cầm 01/ 61 mục Điểm nhìn
bên ngoài Điểm nhìn toàn tri Tác giả 04/ 61 mục
Khảo sát trên tổng thể tác phẩm, có bốn góc nhìn của người lính là Nguyễn Sỹ Việt, Nguyễn Minh Trực, Vũ Duy Bình, Lê Đức Thịnh cùng tham gia kể về cuộc chiến. Ngoài ra, còn có sự đan xen lời kể của cô gái dẫn đường Bích Vân và nữ y sĩ Chung Cầm. Lối kết cấu này giúp làm nổi bật lên sự khốc liệt của cuộc chiến với nhiều đối tượng, với từng số phận cụ thể.
Trong Nếu anh còn được sống, kết cấu lồng ghép, sóng đôi của Văn Lê lại càng độc đáo và lạ hơn. Tác giả không chỉ để hai lời kể lồng ghép vào nhau, mà điều đặc biệt là hai lời kể ấy lại của cùng một con người. Đó là một linh hồn thượng sỹ Nguyễn Quang Bình lang thang, vất vưởng nơi âm phủ. Còn người kia là một hạ sỹ Quang Bình trong sáng, hồn nhiên, vừa từ biệt người thân để vào chiến trường. Từ thời điểm đó cho đến khi anh được thăng chức thượng sỹ và hy sinh. Qua lời kể của cả hai, bộ mặt của chiến tranh từ từ hiện ra rõ nét.
Kết cấu của tác phẩm được chia làm 7 phần và hai phần được đặt tên là “Minh họa của cuốn sách” và “Minh họa cuối cùng của cuốn sách”. Trong đó, bắt đầu từ phần 5 là “Cuốn sách của người lính” mạch truyện được kể theo kiểu chương nằm trong phần (chương 1, 2 nằm trong phần V, chương 3 nằm trong phần VI, chương 4, 5 nằm trong phần VII).
Lời kể của linh hồn thượng sỹ Nguyễn Quang Bình là phần I, III, IV, đoạn đầu phần VI, đoạn đầu phần VII, phần đầu và cuối “Minh họa của cuốn sách”, phần “Minh họa cuối cùng của cuốn sách”.
Lời kể của hạ sỹ Nguyễn Quang Bình là phần II, chương 1 và 2 – phần V, chương 3 – phần VI, chương 4, 5, 6, 7 – phần VII.
Đan xen với một lời kể của Quế Chi: phần giữa “Minh họa của cuốn sách”.
Tác giả Hoàng Quốc Hải khi đọc Nếu anh còn được sốngđã gọi đây là kết cấu “kép”. Bởi ngoài điểm nhìn trần thuật của một hạ sỹ Nguyễn Quang Bình yêu cuộc sống, ngay thẳng, chính trực ở trần gian; còn xuất hiện cả điểm nhìn của một linh hồn thượng sỹ Nguyễn Quang Bình sâu sắc, từng trải. Theo ông dụng ý của kết cấu ấy nhằm thể hiện “Sự khốc liệt và mất mát trong cuộc chiến do kẻ xâm lược đem lại, lớn đến nỗi một thân phận không gánh hết, một địa cầu không đỡ nổi, cho nên tác giả phải dùng thủ pháp “kép” ... Và cho dù mỗi người có hai thân phận cùng với hai thế giới nữa, cũng không chia gánh hết nỗi đau mất mát của người lính, của dân tộc Việt Nam chúng ta trong cuộc chiến tranh vừa qua mà ta bị áp đặt”.
Ngoài ra, trong tác phẩm còn xuất hiện lời kể của Quế Chi. Điều đó cho thấy, không chỉ những người lính mới phải gánh chịu hậu quả trực tiếp của chiến tranh mà mọi con người đều bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến. Nhân vật Quế Chi bị người yêu là y sĩ Bảo giết chết một cách nhẫn tâm cùng với đứa con trong bụng cô. Đó là vì đang trong thời chiến, người ta quan niệm phải tập trung hết cho việc giải phóng dân tộc. Thanh niên nam nữ trong các đơn vị không được phép yêu nhau. Bảo vì sự thăng tiến của bản thân đã lạnh lùng giết Quế Chi. Có thể thấy, tác hại của chiến tranh không phải chỉ xuất hiện ở nơi chiến trường khốc liệt. Nó còn len lỏi đến từng ngóc ngách, tàn phá từng mảnh đời. Xen thêm lời kể của Quế Chi càng làm tăng thêm sự bạo tàn của chiến tranh.
Rõ ràng, không chỉ nội dung mà cả cách xây dựng kết cấu truyện của Văn Lê cũng góp phần tố cáo một cách mạnh mẽ tội ác của chiến tranh. Kết cấu “kép”, lồng ghép lời kể này đã gây được sự hứng thú cao cho người đọc ở tính lạ. Nhưng đồng thời cũng là cách để tác giả truyền tải được những ý nghĩa sâu xa của mình. Trong Nếu anh còn được sống, chiến tranh gây ra nỗi đau cho người lính. Đến chết, họ vẫn còn bị cuộc chiến dày vò đau đớn. Sự phân thân của nhân vật Nguyễn Quang Bình đã phản ánh sâu sắc điều này. Lúc sống, Bình bị cuộc chiến khốc liệt cướp đi hết đồng đội, bạn bè, người yêu. Đến khi chết, anh vẫn bị kí ức thời chiến ám ảnh đau đớn, dằn vặt khôn nguôi. Còn trong Mùa hè giá buốt, mỗi người – với góc nhìn khác nhau, cảm nhận khác nhau; đã đặt ra nhiều vấn đề phức tạp xoay quanh chiến tranh. Và cách kết cấu lồng ghép, sóng đôi như thế giúp cho người đọc có thể thấy
được mọi vấn đề của chiến tranh một cách toàn diện hơn dưới góc nhìn, sự cảm nhận đa dạng của nhiều đối tượng.
3.1.3. Mạch kết cấu dồn dập, tiết tấu nhanh như ở truyện ngắn
Xét về đặc trưng thể loại, tiểu thuyết bao gồm những sự việc, sự kiện xảy ra đối với nhân vật chính trong một khoảng thời gian dài, đủ để làm nên tính cách, số phận, cuộc đời nhân vật. Tiểu thuyết có nhiều biến cố, nhiều nhân vật. Đôi khi, có thể tái hiện lại cả một giai đoạn lịch sử dài. Trong khi đó, truyện ngắn chỉ là lát cắt cuộc đời nhân vật, là bước ngoặt làm thay đổi tính cách, cuộc đời nhân vật.
Các tác phẩm của Văn Lê tuy không phải là những sự việc xảy ra trong khoảng thời gian dài như cả cuộc kháng chiến chống Mỹ mà chỉ tập trung vào chiến dịch Mậu Thân – một lát cắt của cuộc kháng chiến. Thế nhưng tác phẩm của ông vẫn được xếp vào thể loại tiểu thuyết. Không chỉ Văn Lê, nhiều nhà văn khác cũng viết tiểu thuyết chỉ xoay quanh một thời gian ngắn, một nhóm nhân vật nhỏ như trận đánh ở Thượng Đức trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Bảo Trường Giang, hay kí ức về Mậu Thân trong Đêm Sài Gòn không ngủ
của Trầm Hương…
Lý giải hiện tượng xuất hiện nhiều tiểu thuyết có “kích thước nhỏ” trong văn học hiện đại, Hà Minh Đức cho rằng: “Tự trong bản chất sáng tạo loại hình, tiểu thuyết là một thể loại có cấu trúc hết sức linh hoạt. Ưu thế của thể loại không chỉ bộc lộ ở khả năng mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật, sự kiện vào một khoảng không gian, thời gian hẹp” [12; 190]. Như vậy, khác với tiểu thuyết truyền thống luôn mở rộng cả không gian lẫn thời gian và nhân vật, đi sâu vào từng chi tiết nhỏ nhất; tiểu thuyết hiện đại có khả năng dồn nén nhân vật, không gian, thời gian vào một phạm vi hẹp. Chính điều đó đã tạo ra tiết tấu dồn dập, khẩn trương cho tác phẩm.
Về thời gian, tiểu thuyết của Văn Lê được kéo dãn chỉ thể hiện một khoảng thời gian rất hẹp là chiến dịch Mậu Thân. Nhưng tác giả đã tạo độ căng cho tiểu thuyết giống như ở một truyện ngắn. Kết cấu các tác phẩm có tiết tấu nhanh và liên tục. Dù thể loại tiểu thuyết có dung lượng nội dung lớn, cho phép người viết được trình bày sâu kỹ về một vấn đề. Nhưng ít thấy có trang nào Văn Lê dừng lại diễn giải dài dòng. Trong tác phẩm Mùa hè giá buốt, tiểu đoàn bộ binh độc lập Bến Nghé dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Sỹ Việt nhận và thực hiện hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác. Các trận đánh của tiểu đoàn liên tiếp nhau diễn ra quyết liệt, gay cấn kéo từ trước chiến dịch Mậu Thân hai năm cho đến
tấu nhanh, sự việc dồn dập như truyện ngắn. Hết trận đánh này đến trận đánh khác diễn ra tạo cảm giác như những truyện ngắn liên tiếp đặt bên cạnh nhau.
Có thể thấy trong cùng một cuốn tiểu thuyết, đã có chín trận đánh liên tục từ năm 1966 kéo đến mùa hè năm 1968. Trong đó sáu trận diễn ra chỉ trong riêng sáu tháng đầu năm 1968.
+ Năm 1966, tiểu đoàn từ Tây Nguyên vào tăng cường cho mặt trận B2. Họ hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ biệt kích Cần Lê nhưng bị tổn thất nặng nề.
+ Năm 1967, Mỹ mở cuộc càn Junction City chia làm 2 chiến dịch. Đợt một, tiểu đoàn tham gia trận đánh chống càn ở Sóc Ky.
+ Đợt hai, tiểu đoàn chiến đấu với quân Mỹ ở Sóc Con Trăn.
+ Năm 1968, tiểu đoàn tham gia chiến dịch Mậu Thân với nhiệm vụ tấn công vào căn cứ Phù Đổng, Thành Pháo thủ và xưởng quân cụ. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng do thương vong quá nhiều, tiểu đoàn được lệnh rút lui về Giáng Thủy.
+ Tại nơi tiểu đoàn Bến Nghé đóng quân, Mỹ vẫn không ngừng kéo đến tấn công. Tiểu đoàn phải vất vả chống trả với những đợt tập kích của địch.
+ Mỹ lại đưa thêm tiểu đoàn Tiger đổ quân phía sau lưng tiểu đoàn Bến Nghé để đánh tập hậu các anh. Chúng ném bom xăng gây tổn thất nặng cho tiểu đoàn. Việt buộc phải kết thúc trận đánh và đưa tiểu đoàn Bến Nghé rút quân về làng Phú An củng cố, kết thúc gần một trăm ngày chiến đấu tại vùng ven Sài Gòn.
+ Do chính ủy phân khu chiêu hồi, nên trên đường vượt sông Lạch Tra tiến vào Sài Gòn đợt Hai, tiểu đoàn Bến Nghé bị dội bom và tấn công liên tục. Họ chiến đấu quyết liệt với địch tại chùa Tường Quang. Cuộc chiến không cân sức, nhiều chiến sỹ đã hy sinh. May có quân bổ sung kịp thời nên trận đánh kết thúc.
+ Chưa kịp ổn định, tiểu đoàn nhận được chỉ thị phải đưa lực lượng đến Vườn Mai, giải vây cho đơn vị bạn. Lực lượng quá mỏng lại mất vũ khí, đạn dược trong đêm vượt sông. Khó khăn chất chồng, tiểu đoàn vẫn hoàn thành nhiệm vụ.
+ Tiểu đoàn đột kích vào Sài Gòn theo hai hướng và tiến sâu vào nội đô. Họ