Những phẩm chất cao đẹp của người lính

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết viết về chiến tranh của văn lê (Trang 53 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Những phẩm chất cao đẹp của người lính

Tiếp nối nét đẹp truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, của cha ông. Ý thức quật khởi, tự vệ đã trở thành một lẽ sống bình thường. Ý thức lan tỏa trong mọi người dân bình dị, không phân biệt, dù là nam hay nữ, tất yếu như chân lý “giặc đến, nhà đàn bà cũng đánh”. Với các chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh, ý thức này được kế thừa, bộc lộ rõ nét, mãnh liệt hơn. “Dường như họ coi việc hy sinh cho độc lập dân tộc là một cái gì đó thuộc về lẽ tự nhiên mà không cần phải bàn cãi gì nữa” [32; 232].

Điều đặc biệt, gây xúc động trong những trang viết của Văn Lê như ông khẳng định:

“Người lính chân chính thì dù ở đâu, rơi vào hoàn cảnh nào cũng luôn chứng tỏ được phẩm chất của mình” [32; 253]. Trong một cảnh huống đầy hiểm nguy, khi một bầy trực thăng phát hiện Vinh (Cao hơn bầu trời) – tay không, giữa bao xác của đồng đội và các cô gái đội tải thương đã hy sinh. Vinh nghĩ “Thế là hết … Anh đã định bỏ chạy, nhưng … không nỡ bỏ người thương binh ở lại một mình” [32; 177]. Hình ảnh Vinh thật đẹp, “nắm chặt hai tay anh thương binh, xốc lên vai, vọt chạy về phía cánh rừng gần nhất. Anh chạy ngoằn nghèo … nhận thấy rất rõ những đường đạn cày tung bên cạnh, phía trước và phía sau anh, nhưng vẫn không đốn ngã anh được”. Để anh thương binh ở nơi an toàn, chờ lúc máy bay quay đuôi về phía mình; Vinh lại vọt chạy ra cứu tiếp được cô gái bị thương.

Cũng trong Cao hơn bầu trời, thật xúc động, khi cả một tập thể những người lính sẵn sàng nhận nhiệm vụ, bất chấp hiểm nguy. Đó là lần, suốt đêm, trung đoàn trưởng không sao ngủ được khi không biết phân công ai chuyển một tài liệu tuyệt mật. Nhiệm vụ quá nguy hiểm nhưng rồi ông không tin được “toàn bộ cán bộ cấp đại đội và hơn bảy trăm chiến sỹ trong trung đoàn tình nguyện xin được chấp hành nhiệm vụ”. Mười người được chọn đã

“rơi vào ổ phục kích của một đại đội địch … Không một ai trong số họ sống sót. Tập tài liệu tuyệt mật mang bí số AB40 rơi vào tay địch”. Là người nhạy cảm, suy đoán của Vinh

đoàn trưởng kêu lên đau đớn. “Rồi ông khóc hu hu như một đứa trẻ” [32; 193]. Biết trước hiểm nguy, hơn bảy trăm chiến sĩ vẫn tình nguyện xin đi. “Điều này không chỉ chứng tỏ lòng tin của cán bộ chiến sỹ đối với cách mạng mà còn chứng tỏ tinh thần dám xả thân vì một sự nghiệp lớn. Nó phản ánh xác tín của người lính đối với sự nghiệp giải phóng tổ quốc của mình” [32; 192].

Trong Nếu anh còn được sống, Đại – một người lính trẻ, cấp dưới của Bình cũng là một gương mặt đầy nghị lực. Bị thương vào vai, nghe lỏm được chuyện cần mổ, vì để lâu có thể bị tháo khớp. Biết Hai Xuân không có đồ nghề, chỉ có dam lam, anh vẫn xin được mổ.

“Phải mất gần một giờ vất vả, Xuân đã gắp được cái đầu đạn M16 nằm trong vai của Đại ra […]Đại tái xanh vì đau đớn và mất máu … anh lịm đi” [31; 207]. Chứng kiến sức chịu đựng ấy của người lính, Hai Xuân đầy thương mến, cảm phục, phải thốt lên khen anh thật can đảm. Cô chưa từng được thấy ai gan góc như anh.

Có thể thấy, phẩm chất nổi bật ở người lính chính là lòng dũng cảm. Trong một trận đánh với bộ binh cơ giới và hàng chục máy bay trực thăng Mỹ, dù chỉ có một nhúm người – vũ khí lại ít ỏi, nhưng những người lính của tiểu đoàn 505 (Mùa hè giá buốt) vẫn xông lên chiến đấu dũng cảm. “Sóc Ky chìm đắm trong những tiếng nổ dày đặc, trong lửa đỏ và khói bụi” [33; 67]. Trực thăng địch trút đạn xối xả. Tên lửa, đạn đại liên bắn dày đặc thành một lưới lửa. Nhiều người lính bị hỏa tiễn cuốn phăng đi. Vậy mà điều kì lạ là họ vẫn chiến thắng. Có thể lí giải điều đó như thế nào nếu không phải là lòng dũng cảm, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng hy sinh thân mình của những người lính?

Còn trong trận đánh ở Sóc Con Trăn, Mỹ bất ngờ bao vây tiểu đoàn 505. Sau trận đánh, nơi đóng quân tan hoang, trống rỗng. Một số xe tăng địch bị bắn cháy, trong đó ở ngay dưới bánh một xe Việt thấy nửa thân thể đồng đội của anh. Người lính dũng cảm ấy trước lúc bị xe tăng chồm lên đã kịp thời cho nổ tung khối bộc phá, bắt quân thù cùng đi với mình. Sự hy sinh anh dũng của người lính đã không vô ích.

Khi đơn vị của Việt tấn công vào căn cứ Phù Đổng, Văn Lê miêu tả những người người lính dũng cảm xông lên phá cổng “hai chiến sỹ của đại đội Một ôm bộc phá lao về phía cánh cổng sắt. Một người bị trúng đạn ngã xuống … một chiến sỹ khác tiếp tục lao lên và anh cũng bị bắn gục ngay trên đường hành tiến người chiến sỹ đầu tiên điểm hỏa khối thuốc sau một tiếng nổ rất mạnh, khói đạn chưa kịp tan, cánh cửa sắt tại căn cứ Phù Đổng bị đánh sập … Người chiến sỹ đã tan thành khói mây sau tiếng nổ ấy” [33; 155].

Trong những tình huống khó khăn, thế trận bế tắc; để giúp đồng đội tiếp tục tiến bước, những người lính sẵn sàng hy sinh thân mình.

Văn Lê đầy thiện cảm khi xây dựng hình ảnh những người lính thông minh, sáng tạo. Họ kinh qua chiến đấu mà trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm, biết phân tích, biết phán đoán, biết nhìn cục diện trước mỗi trận đánh. Họ không chỉ thụ động trước mệnh lệnh của cấp trên mà đủ thông minh để nhận ra những điều hợp lý hay tính không hợp lý, bất cập của nó.

Những người lính của Văn Lê thường trao đổi với nhau về các trận đánh. Sau đợt Một, do chính ủy phân khu chiêu hồi, quân ta liên tục bị địch tấn công. Những người lính băn khoăn về việc cấp trên có thay đổi mục tiêu tấn công hay không. Đào Từ – một anh lính binh nhất, quả quyết nhận xét không thay đổi mới là cách hay. Bởi theo lẽ thông thường, khi lộ bí mật chiến dịch, mọi kế hoạch sẽ phải thay đổi. Chính sự không thay đổi sẽ tạo ra yếu tố bất ngờ. Nhận xét này đem lại sự phấn khích, hào hứng cho những người chỉ huy như Việt và Trực. Rõ ràng những người lính của các anh khá thông minh và hiểu biết.

Văn Lê từng nhận xét mỗi người lính là một “tham mưu con”. Văn Lê gọi họ như vậy, bởi họ có khả năng phán đoán tình huống xảy ra như “cơ quan chỉ huy thứ hai”. Chỉ cần sống sót qua vài chiến dịch, người lính đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm và khả năng phán đoán thế trận. Điều này “phản ánh sự quan tâm của người lính đến từng số phận trận đánh mà họ đã hoặc sẽ thực hiện” [33; 45]. Chính vì thế, khi có một nhiệm vụ mới, tham gia một chiến dịch mới người lính thường nghĩ nhiều đến nó và băn khoăn, trăn trở về thành bại của nó.

Đối mặt với khó khăn, sự dũng cảm của người lính khiến họ thông minh, sáng tạo trong cách đánh. Khi vũ khí, đạn dược của tiểu đoàn không còn bao nhiêu, những người lính vẫn kiên cường chống lại kẻ thù. Có những anh lính dũng cảm, trên đầu còn quấn băng trắng vẫn cố bò lên chiếc xe tăng chiến lợi phẩm, quay nòng khẩu trọng liên bắn xối xả vào quân địch. Không đủ vũ khí, họ linh hoạt dùng ngay vũ khí của kẻ thù để tiêu diệt kẻ thù.

Nguyễn Sỹ Việt nhận xét, chính những người lính“bằng sự tự tin và lòng dũng cảm, đã làm nên danh dự của tiểu đoàn và làm cho tên tuổi mộc mạc của mình trở nên có ý nghĩa” [33; 280]. Còn Phó chính ủy Miền từng dặn những người chỉ huy tiểu đoàn: “Anh em chiến sĩ ta là như vậy … Họ luôn thực hiện công việc theo cách của họ. Chúng ta đừng bắt buộc họ chỉ biết làm theo ý kiến chủ quan của mình…” [33; 80]. Những người lính

thông minh, luôn luôn không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm. Sau mỗi trận đánh, họ trưởng thành hơn, dũng cảm và kiên cường hơn.

Những người lính của Văn Lê không chỉ dũng cảm trong chiến đấu mà họ còn là những con người rất giàu tình cảm nhân hậu trong cuộc sống. Những nét phẩm chất đẹp được kế thừa từ truyền thống, đạo lý dân tộc “lá lành đùm lá rách”.

Trong Nếu anh còn được sống, trước lúc vào chiến trường, đơn vị của Nguyễn Quang Bình được chiêu đãi những bữa cơm thịnh soạn. Thương người dân nghèo, sau mỗi bữa ăn, Bình rủ một đồng đội khác là Pháp lặng lẽ thu gom thức ăn còn dư, mang đến cho một gia đình nghèo đông con trong làng.

Lê Phú Vinh (Cao hơn bầu trời), khi phải chứng kiến cảnh những cô gái thanh niên xung phong ngâm mình dưới dòng suối chảy siết, vai đỡ những khúc cây làm cầu cho bộ đội khiêng thương binh qua đã “ngoảnh mặt không dám nhìn … sống mũi anh trở nên cay xè và ngực anh trở nên đau nhói” [32; 171]. Anh cũng từng rủ đồng đội là Thành Bứa nhường phần cơm cho mẹ con chị chủ nhà nghèo, nơi các anh ở tạm.

TrongMùa hè giá buốt, tâm trạng của Nguyễn Sỹ Việt cũng trĩu nặng khi chứng kiến một khu phố bị máy bay bắn phá “hàng chục người dân nằm chết gục … có một cô gái bị bắn nát đầu … những đứa trẻ ôm nhau nằm chết, bên cạnh là mẹ chúng” [33; 495]. Chính vì thế, trong trận đánh ở chùa Tường Quang, Việt hỏi đi hỏi lại người lính trinh sát, ăng ten của địch có màu gì. Anh rất sợ lỡ đánh nhầm vào khu dân cư. Chiến thắng với người lính là quan trọng, nhưng họ cũng không vì thế mà cho phép mình gây nguy hiểm cho những người dân trong vùng chiến sự.

Những phẩm chất đẹp trong người lính của Văn Lê cũng là nét đẹp tương đồng với hình ảnh người lính Nguyễn Hiếu – trong tác phẩm Thượng Đức của Nguyễn Bảo Trường Giang. Anh là phái viên của Bộ tư lệnh mặt trận. Giữa chiến sự ác liệt, vô tình gặp một bé gái tật nguyền, gia đình chạy loạn bỏ lạc. Anh cho bé ăn tạm chút lương thực dự trữ của mình. Giao cho năm chiến sĩ giữ đất trông hộ. Một ngày sau, anh tìm ra gia đình bé gái và đưa họ cùng quay lại thì bé đã không còn. “Bom pháo của địch trút xuống gần như đã nghiền tất cả thành cám” [13; 622]. Những người lính trong cuộc chiến vệ quốc này, không chỉ gần gũi, yêu thương đồng đội mà họ còn có tình cảm rộng lớn với cả những cô thanh niên xung phong, những người dân tội nghiệp.

Những người lính của Văn Lê dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Họ luôn trong tư thế sẵn sàng hy sinh thân mình vì tổ quốc. Gặp những trận đánh khó khăn, những tình

huống bất ngờ; những người lính bình tĩnh, thông minh, biết cách suy xét. Trong đời sống, họ là những con người nhân hậu và cao thượng.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết viết về chiến tranh của văn lê (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)