Đời sống tình cảm của những người lính

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết viết về chiến tranh của văn lê (Trang 57 - 69)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Đời sống tình cảm của những người lính

Lời bài hát về những người lính thường khiến ta xúc động đến nao lòng: “Có người lính – mùa thu ấy – ra đi từ mái tranh nghèo”. Đọc những trang sách về người lính, ta không chỉ dừng ở niềm xúc động đến nao lòng mà cảm xúc càng dâng trào niềm cảm phục, tin yêu. Vì lòng dũng cảm, vì sự hy sinh, vì những tình yêu trong trẻo – hồn nhiên và đầy cao thượng của họ. Không phải cứ là lính – kiên trinh, dũng mãnh trong chiến đấu thì họ sẽ khô khan hay cộc cằn trong cuộc sống đời thường. Trái lại, trong hoàn cảnh đầy thử thách, gian nan, nguy hiểm của cuộc chiến, phẩm chất đạo đức – tình cảm của người lính càng bộc lộ đẹp đẽ vô cùng. Đó là tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, chia ngọt sẻ bùi, hỗ trợ, nương tựa nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống da diết mà sâu lắng. Đó là tình yêu nam nữ trong những mối tình chiến trận đắm say, mãnh liệt và thủy chung.

Tình cảm của người lính với đồng chí, đồng đội: Trong chiến tranh, tình đồng chí, đồng đội là thứ tình cảm thiêng liêng và sâu sắc. Nó là điểm tựa tinh thần, là nguồn gốc sức mạnh để người lính vượt qua biết bao gian khổ của cuộc chiến. Nhân vật Bình (Nếu anh còn được sống) ngộ ra “một sự thật hiển nhiên là tại đây, tình cảm đồng đội mới tốt đẹp làm sao. Nó là chỗ dựa, là niềm tin của anh. Có lẽ đó cũng là niềm an ủi lớn lao. Giúp cho anh chịu đựng, vượt qua được những tai ương sau này”. [31; 115].

Những người lính của trung đoàn bộ binh số Một tuy xuất hiện khá ít ỏi trong phần đầu tiểu thuyết Mùa hè giá buốt, nhưng họ đã tạo ấn tượng đẹp về tình đồng đội cho cô giao liên Bích Vân. Những người lính ấy đã chiến đấu dũng cảm và hy sinh anh dũng vì những sai lầm không đáng có. Trận chiến diễn ra ác liệt, nhiều người hy sinh trong đó có cả Phó chính ủy. “Bích Vân cắn môi để khỏi bật ra tiếng khóc. Cô không thể tin rằng chỉ mới đây thôi, phó chính ủy còn xách súng lao ra chiến hào, vậy mà bây giờ, ông đã không còn nữa. Đất đã được lấp đầy, xóa đi vĩnh viễn một kiếp người” [33; 150]. Một kiếp người trong chiến tranh thật quá nhỏ nhoi. Lần lượt từng người lính bị đốn ngã trong cuộc chiến không cân sức. Bắt đầu xuất hiện những lời cầu nguyện của người lính, nghe thương đến đứt ruột. Bích Vân nhìn thấy những “ánh mắt buồn bã của nhiều người lính gởi lại cho nhau như thể tiễn biệt”, những “cái nhìn thăm thẳm buồn bã”, và dường như trong đó có cả “một cái gì

Trong chiến tranh người lính không thể chọn lựa cho họ sự sống hay cái chết. Họ chỉ biết chiến đấu dũng cảm và chờ đợi xem cái chết có tóm được mình hay không. Chính vì vậy, khi thế trận trở nên căng thẳng, thấy Bích Vân sẵn sàng tự sát cùng những người lính, chính trị viên đại đội Bảy Nguyễn Văn Thanh khuyên cô: “Cô không cần phải chết cùng với chúng tôi … Tất cả chúng ta đều muốn sống để về với gia đình” [33; 152]. Đó là tâm trạng rất thật của những người lính khi tham gia cuộc chiến. Ai cũng muốn sống, cũng mong chiến tranh sớm kết thúc. Mong ước là thế nhưng những người lính hoàn toàn không thể làm chủ được số phận của mình. Họ có thể phải chết bất cứ lúc nào. Vì thế, những người lính muốn tránh cho người khác rơi vào hoàn cảnh như họ. Thậm chí, chính trị viên Thanh đã khuyên Bích Vân lỡ có rơi vào tay địch thì cứ nói là bị bắt ép phải dẫn đường. Bích Vân rất cảm động vì “anh không bao giờ muốn cô phải gánh chịu nguy hiểm như những người lính. Anh muốn cô được sống” [33; 179].

Còn tiểu đoàn của Nguyễn Sỹ Việt, sau những ngày vui chiến thắng trận Sóc Ky, về với cuộc sống thường nhật mới dần thấm sự mất mát, đau buồn. Bùi Quang Thái cùng nhiều đồng đội lặng lẽ tổ chức một “lễ cầu hồn” cho các chiến sĩ đã hy sinh. Vì trong sâu thẳm tâm hồn Thái có sự áy náy, anh từng hứa sẽ hát cho đồng đội nghe một số làn điệu dân tộc. Thế nhưng chưa kịp thực hiện lời hứa thì họ đều đã ra đi. Thái muốn thực hiện lời hứa của mình. Ngồi trước bến sông, đầu đội cờ tổ quốc, nghe những làn điệu dân gian bi ai, những người lính có mặt, ai cũng xúc động, ứa nước mắt. Chính trị viên Cao Đăng Tình cho rằng đó là hành động không thể chấp nhận trong quân ngũ, mê tín dị đoan, vô kỉ luật. Chính trị viên quá khô khan, cứng nhắc nên không thể hiểu được cái nghĩa tình của người lính dành cho nhau. Anh nâng lên thành quan điểm sai lầm, rồi kết tội. Khi Phó chính ủy Miền biết chuyện, ông chia sẻ “Chẳng có ai bắt buộc được cậu chiến sỹ kia phải thực hiện lời hứa trước người đã chết cả, ngoại trừ lương tâm của cậu ấy” [33; 80].

Quả đúng như vậy, không ai có thể bắt Thái phải thực hiện lời hứa với đồng đội đã khuất. Chỉ là lương tâm anh, là tình yêu mến đồng đội mà anh muốn đưa tiễn bạn mình trong những làn điệu chèo dân tộc. Những câu hát đậm nét văn hóa dân gian ấy như lời đưa tiễn của đất nước với những người lính đã anh dũng ra đi. Nó khiến con người ta cảm động sâu sắc. Và Vũ Duy Bình, một người lính giàu cảm xúc, đã mong ước nếu mình ra đi sẽ lại được nghe Thái cất tiếng hát tiễn biệt. Tình đồng đội ấy mới thật thiêng liêng và ý nghĩa biết bao.

Sau mỗi trận đánh, tâm lý người lính thường trở nên nặng nề, trầm lắng, u uất. Dù là phe chiến thắng hay có may mắn là người sống sót nhưng chứng kiến cái chết của quá nhiều đồng đội, tâm lý của người lính cũng không thể ổn định, bình tĩnh được. Đối với cái nhìn của những nhà quân sự, việc tâm lý người lính không ổn định là điều đáng lo ngại. Nhưng trong suy nghĩ của người lính thì điều đó lại hoàn toàn bình thường. Và họ đã làm cho chỉ huy của mình phải ngạc nhiên trước những suy nghĩ sâu sắc. Cũng ở trận Sóc Ky, “sau những ngày sống trên mây trên gió, tận hưởng niềm vui chiến thắng, không khí sinh hoạt trong đơn vị bỗng trở nên trầm lắng một cách khó hiểu. Có lẽ đây mới thực sự là lúc mọi người thấm thía nỗi đau mất mát” [33; 73]. Khi Việt đi tìm hiểu không khí “bất thường”, anh được nghe suy nghĩ rất thật, rất hồn nhiên, rất lính trong câu trả lời của Lê Đức Thịnh

“đồng đội hy sinh như thế, không khí đơn vị buồn là chuyện bình thường. Vui vẻ mới là bất thường. Buồn mới thực là người. Em sợ nhất những ai vô cảm” [33; 76].

Như vậy, dù có chiến thắng, lập được bao thành tích diệt địch. Nhưng khi nhìn lại những đồng đội thân thiết, cùng nhau chung sống bao ngày, nay không còn; những người lính không thể không ngậm ngùi, đau đớn. Không khí trùng xuống mới thực là bình thường. Bởi nó phản ánh tâm lý rất con người khi đứng trước những mất mát, đau thương. Thịnh đã khiến người chỉ huy của mình ngộ ra những logic trong thực tế cuộc sống. Không phải lúc nào con người ta cũng vui vẻ, phấn chấn trước chiến thắng. Họ cũng có đủ mọi cung bậc cảm xúc. Không có điều đó, họ chỉ là những cỗ máy vô cảm. Khi đồng đội hy sinh quá nhiều, niềm vui chiến thắng cũng không còn trọn vẹn nữa.

Tình đồng chí, đồng đội cũng chính là nguồn gốc tạo nên sức mạnh cho người lính để họ dũng cảm chiến đấu hết mình. Anh tân binh Vũ Văn Bảng khi được khen thưởng về lòng dũng cảm, dám một mình xông vào trong lửa, chiến đấu với hàng chục tên lính Tiger Mỹ, đã mạnh dạn trình bày suy nghĩ rất giản đơn của mình. Anh yêu tiếng hát mỗi ngày của cấp trên Bùi Quang Thái và coi nó như niềm vui sống của mình. Thái bị quân Mỹ sát hại nên Bảng chiến đấu để trả thù cho Thái. Bảng đã làm cho cả ban chỉ huy tiểu đoàn ngỡ ngàng về việc không hề đánh bóng hành động dũng cảm của mình. Vậy đó, những người lính có thể chiến đấu dũng cảm, quên mình đơn giản vì – tình yêu đồng đội.

Trong những trận đánh cuối chiến dịch Mậu Thân đợt Hai, khi hỏa lực địch tấn công dữ dội còn đơn vị thì trong tình trạng không chiến đấu được nữa vì vũ khí, đạn dược không còn bao nhiêu. Tân tiểu đoàn trưởng Quách Cường cũng đã hy sinh. Chính trị viên phó tiểu đoàn Nguyễn Minh Trực gọi điện về báo cáo với Việt. Trực xúc động, sụt sịt khóc. Nhưng

trước sự động viên của Việt, anh nhanh chóng lấy lại tinh thần và quả quyết: “Tôi sẽ không bao giờ rời bỏ anh em. Sống cùng sống. Chết cùng chết!” [33; 510]. Trực ở lại, chiến đấu kiên cường cùng đồng đội cho tới phút cuối rồi hy sinh. Những người cán bộ cuối cùng của Việt đã lần lượt ra đi trong chiến dịch Mậu Thân. Họ vĩnh viễn nằm lại cùng anh em, đồng đội.

Các nhân vật chính trong bộ ba tiểu thuyết đề tài Mậu Thân của Văn Lê: Nguyễn Quang Bình (Nếu anh còn được sống), Lê Phú Vinh (Cao hơn bầu trời), Nguyễn Sỹ Việt (Mùa hè giá buốt) tuy mỗi người mỗi tính cách nhưng đều gặp nhau ở phẩm chất giàu tình cảm, tình thương yêu với đồng đội. Việt chưa bao giờ bỏ rơi, xa rời chiến sĩ của mình trong bất kỳ hoàn cảnh khắc nghiệt, hiểm nghèo nào. Dù rằng “sự có mặt của anh chẳng giúp được gì”nhưng Việt tin sự có mặt của anh“sẽ tạo ra niềm tin, chỗ dựa tinh thần nơi người lính. Họ không cảm thấy bị bỏ rơi” [33; 94]. Ở một cảnh huống khác ở cuối tác phẩm, đầy hiểm nguy chết chóc, Việt cũng chọn cách đối mặt “việc anh ở lại, suy cho cùng cũng chẳng thay đổi được gì. Nhưng ít ra, sự có mặt của anh cũng làm cho cấp dưới yên tâm hơn. Họ không cảm thấy bị chỉ huy bỏ rơi trong cơn hoạn nạn” [33; 385].

Không chỉ yêu thương lính của mình, tấm lòng nhân hậu của Việt còn bao trùm lên hết mọi người lính. Trước lúc tới sông Lạch Tra, Việt đã hỗ trợ với lính pháo địa phương chữa chạy cho thương binh bị bom. Khi thấy những người lính pháo hy sinh, Việt cảm nhận

“nhìn những xác người mềm nhũn, thân thể nát bấy, Việt chỉ những muốn khóc. Những người nằm đây chẳng khác nào các chiến sỹ của anh” [33; 382].

Anh cũng như những đồng đội của anh, đều đau xé lòng trước sự hy sinh của chiến sỹ. Đoạn văn miêu tả những người lính – những người đàn ông khóc thương Bích Vân thật xúc động “Thịnh ôm ngực, bật khóc. Bình, rồi Thành cũng không kiềm được tiếng nức nở. Tiếng khóc của những người lính mới tội nghiệp làm sao. Nó tấm tức, nghẹn ngào, đầy vẻ thơ ngây, hoang dại” [33; 562]. Những người lính nghiêng mình trước sự ra đi tức tưởi của Bích Vân. Còn chúng ta nghiêng mình trước họ. Những người lính giàu tình nghĩa đồng đội, thật đáng kính trọng biết bao.

Tình cảm của người lính với quê hương, đất nước và cuộc sống: Những người lính của Văn Lê đa phần đều ra đi từ những làng quê, nên có sự gắn bó mật thiết với làng quê. Có thể nói đối với những người lính, tình yêu làng quê, yêu những nét văn hóa dân tộc cũng là một trong số các lý do khiến họ sẵn sàng ra đi, chiến đấu quên mình để bảo vệ những giá trị ấy. Với vốn kiến thức ngồn ngộn của một đạo diễn film tài liệu đã tích lũy được trong

thời gian công tác ở hãng film Giải Phóng; các tác phẩm của Văn Lê có nhiều trang viết về văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Như trong Mùa hè giá buốt, tác giả mô tả ý nghĩa tiếng cồng chiêng của người S’tiêng và nguồn gốc họ Điểu chung của người S’tiêng là do vua Minh Mạng đặt. Hay nét văn hóa độc đáo từ những câu hát tha thiết của người Mường, những câu hò đối đáp giữa các anh lính với những cô gái hậu phương trên một chuyến đò trong Cao hơn bầu trời. Còn trong Nếu anh còn được sống thì đó là lời hát da diết, thống thiết, đầy bi ai của ông già Thiên Niên Kỷ – lão lái đò âm phủ: “Tóc xanh à xanh như rừng… ư… như cây/ Một sớm mai, tóc hóa thành, ư… mây/ Hỏi rằng tuổi xuân người ở đâu?/ Đáp rằng ở nơi chiến địa/ Hỏi rằng người thân ở đâu?/ Ơi, mái tóc trắng… ư… phau/ Trắng như xương người phơi bên rừng lau/ Hỏi người, người ở đâu?/ Hỏi hồn, hồn ở đâu?/ Ôi, những linh hồn tìm nhau/ Lòng ta… ư… đau, nỗi xót thương cảm sầu/ Sóng âm phủ lạnh lùng, trôi mau, trôi mau…”. Lời hát ấy phù hợp với tâm trạng của người lính trẻ Nguyễn Quang Bình khiến anh muốn khóc. Âm nhạc dân tộc đã đi sâu lay động tâm hồn con người, khiến con người xúc động mãnh liệt.

Đặc biệt nhất là tiểu thuyết Mùa hè giá buốt. Cả hai phần của tác phẩm, Văn Lê bắt đầu bằng những trích đoạn từ điệu hát văn, hát xá – một loại âm điệu dân gian mang sắc thái mông lung, thê thiết, dồn nén, bi thương, lại đầy tính trắc ẩn, đặc trưng của loại hình lễ nhạc tín ngưỡng của đồng bằng Bắc bộ, thường được xướng lên trong các dịp sinh hoạt tâm linh. Thời thịnh vượng nhất của hát văn vào khoảng nửa sau thế kỷ 19. Đây là giai đoạn nước mất, nhà tan, binh lửa triền miên. Chính vì thế, ca từ của điệu chầu văn “can qua nhìn thấy nhãn tiền mà đau” được Văn Lê chủ đích sử dụng với sự trùng lặp trong nỗi đau chinh chiến. Bắt đầu phần thứ nhất là Xá điệu của giá đồng làng Thượng Chùa với những câu hát:

“Nghe trong hơi sương đêm/ Ai đó ra đi giữa đất trời lạnh giá/ Giữa đất trời lạnh giá… a…ối…a… một mình/ Người ra đi một mình…/ Người ra đi một mình…/ Nghe trong hơi sương đêm/ Ai khóc ai than trên cánh đồng Gia Mẫn… a…ối…a… mịt mù/ Bụi gió bụi mịt mù…/ Bụi gió bụi mịt mù…”. Còn phần thứ hai lại được bắt đầu bằng Tử Thần điệu ở làng Thượng Chùa: “Lắng nghe/ Dòng máu đỏ tươi/ Hóa thành sữa trắng nuôi người lớn khôn/ Trắng hóa đỏ dưỡng hồn người sống/ Đỏ hóa đen người bỗng thành mây…/Í à ối a… í a à… ối a à a…/ Đồng chiều tan tác cỏ cây/ Sương chiều nghi ngút, khói bay lạnh lùng/ Người chết trẻ, thân không mảnh vải/ Xác lập lờ trên bãi sông đêm/ Vận người đen đỏ, đỏ đen/ Can qua nhìn thấy nhãn tiền mà đau…/ Í à ối a… í a à… ối a à a…”.

Thông thường, các tác phẩm thuộc thể tài chiến tranh đều mang trong nó âm hưởng của một giai điệu nào đó. Đấy có thể là âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ hay có khi lại âm trầm, bi thiết, xót xa. Còn trong Mùa hè giá buốtgiữa những tiếng nổ khủng khiếp của bom đạn, tiếng thét “xung phong” dũng mãnh của người lính xông lên diệt giặc lại vang lên âm điệu rền rĩ, bi thiết từ Xá điệu, Tử Thần điệu của các vị tư tế làng Thượng Chùa. Thoạt nghe, nó có vẻ như lạc nhịp. Tuy nhiên, nếu bám sát hành trình của tiểu đoàn bộ binh độc lập Bến Nghé suốt 564 trang sách mới thấy hết dụng ý nghệ thuật của Văn Lê khi cho tác phẩm của mình mở đầu với những bi điệu đầy xót xa, trắc ẩn này. Thay vì cho những âm hưởng tráng ca, hào sảng, thường thấy ở các tác phẩm sử thi. Trong tiểu thuyết của Văn Lê không thiếu những tiếng rít của phi cơ oanh tạc, tiếng đạn bắn, bom rơi, cùng những tiếng hô đầy sát khí… vốn là các âm thanh đặc trưng của chiến trận. Kèm theo đó là sự tàn phá,

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết viết về chiến tranh của văn lê (Trang 57 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)