Những cảnh tượng bi tráng

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết viết về chiến tranh của văn lê (Trang 35 - 42)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Những cảnh tượng bi tráng

Trong bài phỏng vấn của đại tá Đỗ Viết Nghiệm, Văn Lê chia sẻ về việc kết thúc cuốn tiểu thuyết của mình một cách bi thảm và không có hậu: “Tôi chẳng có dụng ý gì cả, ngoài việc mô tả sự thảm khốc của chiến tranh. Tôi muốn phản ánh những hiện thực mà mình đã nhìn thấy và đã trải nghiệm. Tôi đã từng chứng kiến những trận đánh công kiên mà hàng trăm chiến sỹ chết gục trên cửa mở. Nhưng những người còn lại vẫn bò qua xác của đồng đội mình, tiến lên và rồi cuối cùng, họ đã chiến thắng” [33; 9]. Dù có mất mát, đau thương nhưng rồi vượt qua tất cả dân tộc ta vẫn chiến thắng. Bởi đây là cuộc chiến vệ quốc chính nghĩa. Một dân tộc có truyền thống ngàn đời bất khuất chống ngoại xâm như dân tộc ta sẽ không bao giờ chấp nhận thất bại để đất nước rơi vào tay kẻ thù. Chính tinh thần đấu tranh anh dũng vô song của dân tộc đã tạo nên nét hào hùng, sắc thái hùng tráng của cuộc chiến. Song cuộc chiến này cũng vô cùng khốc liệt và bi thương. Vì đây rõ ràng là một cuộc đối đầu không cân sức giữa ta và địch. Khi mà dân tộc ta thì quá nhỏ bé, yếu đuối, lạc hậu lại phải chống chọi với kẻ thù là một cường quốc hùng mạnh và được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại. Chính vì thế để có được chiến thắng, chúng ta phải chấp nhận nhiều mất mát, thương vong, tổn thất nặng nề về nhân mạng. Điều này đã tạo nên sắc thái bi thương của cuộc chiến.

Trong mỗi trận đánh, những hình ảnh về người lính xuất hiện vừa hùng tráng vừa bi thương xen lẫn vào nhau. Những người lính ấy thoáng xuất hiện đẹp rực rỡ, hào hùng nhưng

mỏng manh trong sự khốc liệt của cuộc chiến, trong khói lửa của bom đạn. Văn Lê đau xót

“Mạng người như cây như cỏ. Cười đó rồi chết đó! Vừa thấy đó mà bỗng hóa gió mây!”

[29].

Trong Mùa hè giá buốt, sự khốc liệt và bi thương của cuộc chiến được miêu tả bằng những cái chết dữ dội của người lính. Không gian chiến tranh được mô tả “lúc nào cũng rầm rầm bom đạn” [33; 24]. Và tiểu đoàn Bến Nghé trong sự bạo tàn của chiến tranh đã

“lột xác ba bốn lần” bởi “xác suất phải nhận cái chết của người lính bộ binh có tỷ lệ rất cao” [33; 29].

Hay cảnh hy sinh bi thương của những người lính khi bị địch đánh bằng bom xăng tạo nên ấn tượng khủng khiếp“Cả khu phố giống như cái vạc dầu khổng lồ nơi địa ngục. Lửa cháy ngùn ngụt, cao thấu trời xanh. Một số chiến sỹ đại đội Hai, từ trong lửa, cố sức chạy thoát ra ngoài. Toàn thân họ bốc cháy như những cây đuốc. Họ chỉ chạy được vài bước, rồi đổ gục trong biển lửa quằn quại. Không ai cất được tiếng kêu. Không một ai cả. Những thân thể bị nướng chín, cong lên, phình to ra, rồi nổ bục” [33; 507].

Trong Nếu anh còn được sống, nhân vật Nguyễn Quang Bình đã xiết bao kinh hoàng khi nhìn thấy sau một trận đánh, “chiến hào ngập ngụa người chết, cả địch lẫn ta. Những con người không còn nguyên vẹn, chồng đống lên nhau mà chết. Chết… tức tưởi… Máu chảy thành từng vũng trên mặt đất. Có chỗ máu bị nắng hun đen, đặc quánh như bùn. Mùi máu tanh nồng” [31; 168].

Văn Lê đã phản ánh thành công sự bi thương, khốc liệt của chiến tranh một cách sống động, chân thực. Chỉ có những người bước ra từ cuộc chiến, kinh qua biết bao những trận đánh ác liệt như Văn Lê, Bảo Ninh, Chu Lai… mới lột tả hết được sự dữ dội, khốc liệt của những trận bom xăng, những thân xác người đổ gục xuống, bục ra.

Cũng nói về những khốc liệt, bi thương như thế, trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh mô tả cảnh sau một trận đánh “sườn đồi Xáo Thịt sau ba ngày huyết chiến nom y hệt một mái nhà lợp bằng thây người” [49; 98]. Hay, cảnh một trận địch tập kích bằng na-pan

“Một trận đánh ghê rợn, độc ác bạo tàn … rừng bị ướt đẫm xăng đặc, cuồn cuộn lửa luyện ngục. Các đại đội đã tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác. Tất cả bị na-pan tróc khỏi công sự, hóa cuồng, không lính không quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa. Trên đầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn. Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét … thân thể giập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng” [49; 7].

Văn Lê không chỉ dừng lại ở việc miêu tả sự dữ dội và ghê rợn của mỗi trận đánh với máu xối tung, thây người xếp chồng. Là một nhà thơ viết văn, tác giả còn chú ý đặc tả sự khốc liệt và bi thương của chiến tranh thông qua tâm trạng đau đớn của các nhân vật. Tác giả đi sâu vào khai thác nỗi đau của người mẹ khi mất hết con sau một trận đánh; cảm giác bất lực, đau đớn của những người lính khi không thể làm gì để cứu được đồng đội của mình. Cả những tâm trạng phức tạp của người lính cũng được Văn Lê phản ánh vô cùng chân thực và xúc động. Đó là nỗi ám ảnh về chiến tranh khiến họ vừa muốn nhớ những ngày tháng chiến đấu hào hùng bên đồng đội, vừa cảm thấy sợ phải nhớ tới những bi thương, mất mát.

Trong tiểu thuyết Cao hơn bầu trời, sau cuộc tổng công kích Mậu Thân đợt Hai; tiểu đoàn của Lê Phú Vinh được một người đàn bà tuổi trên năm mươi “vẻ mặt héo hon và có cái nhìn đau đáu” tiếp tế cho đạn dược. Điều gây ấn tượng đặc biệt ở bà là mái tóc bạc trắng. Chỉ trong vòng có nửa tháng tham gia chiến đấu, cả ba người con trai của bà đều lần lượt hy sinh hết. Nỗi đau quá lớn, tóc bà bỗng dưng bạc trắng. Âm thầm làm xong nhiệm vụ, không kìm được những giọt nước mắt đau đớn, bà trách móc như để trút bớt nỗi đau trong lòng: “Chỉ huy đánh giặc như tụi bay, thì chúng tao đẻ làm sao kịp!” [32; 290]. Đau đớn thay cho một người mẹ chỉ một chiến dịch đã mất hết cả con cái. Dù vậy, bà vẫn tin vào cách mạng, vẫn tận tụy làm nhiệm vụ tiếp tế cho bộ đội và yêu thương những người lính như chính con mình.

Ở một truyện ngắn khác của Văn Lê là Kí ức Mậu Thân, nhân vật chị Tư Cơ – người chỉ huy kiên cường của một đơn vị thanh niên xung phong, khi chứng kiến cảnh bộ đội hy sinh quá nhiều, đã khóc òa lên và than rằng: “Chỉ huy đánh đấm như thế này, thì mấy má đẻ làm sao cho kịp đây?” [30; 45].

Sự khốc liệt của chiến tranh cùng câu hỏi đầy đau đớn, đầy ám ảnh kia về những mất mát, hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân cũng được Trầm Hương nhắc tới trong tiểu thuyết

Đêm Sài Gòn không ngủ. Kim trong lúc tìm về với thân thế, cội nguồn của mình đã đọc nhiều tài liệu mật về Mậu Thân. Cô tìm thấy bút tích của đại tá Nguyễn Tư – ông trùm biệt động Sài Gòn, viết cảm nghĩ của mình sau chiến dịch: “Sự tổn thất về sinh lực trong cuộc tiến công Tết Mậu Thân lớn đến nỗi các bà mẹ phải la lên “đánh như vầy thì ai đẻ kịp cho mà đánh”…” [23; 371].

Không chỉ trong chiến dịch Mậu Thân, câu hỏi đau đớn ấy còn được trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm về đề tài chiến tranh ở nhiều trận đánh khác nhau. Trong tiểu thuyết

thư đặc khu ủy Quảng Đà, trong buổi họp rút kinh nghiệm đợt một tấn công vào Thượng Đức nhận xét: “anh đừng phật lòng. Đánh chác kiểu vừa rồi các mẹ ở miền Bắc đẻ con sao kịp?” [13; 409]. Rõ ràng cùng một câu hỏi đầy trăn trở đã được đặt ra trong nhiều tình huống, trong lời nói của nhiều nhân vật khác nhau. Nhưng nó nhằm phản ánh một sự thật chung là cuộc chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam quá khốc liệt. Và dẫu biết rằng trong chiến tranh chắc chắn là có mất mát, hy sinh nhưng khi phải thật sự đối diện với thực tế đó thì khó ai có thể cầm lòng trước cái giá quá đắt của nó.

Trong Nếu anh còn được sống, người lính phải thốt lên: “càng vào sâu chiến trường, càng nhận thấy gương mặt thật của chiến tranh” [31; 102]. Gương mặt thật ấy là “biết bao cánh rừng bị bom đốt trụi một cách tàn khốc”, là không có ngày nào không “nghe tiếng máy bay đánh phá ở đâu đó”, là những cái chết tức tưởi như những thân cây đầy nhựa sống bị phạt ngang của những anh lính trẻ hay các cô thanh xung phong. Là những đêm rừng người lính bị “nhồi nhét dồn đống” trong một không gian chật hẹp để tránh bom B52. Ở sâu trong hang họ vẫn nghe “tiếng bom rơi bình bịch”, âm thanh ấy “thốn đến tận óc”. Và trong ánh lửa sáng rực của những trái bom nổ gần cửa hang, hạ sỹ Nguyễn Quang Bình thấy

“gương mặt đồng đội anh trở nên xám ngắt, tội nghiệp. Cặp mắt của họ trắng dã, thoáng những nét kinh hoàng. Có người nhắm tịt cả mắt lại để khỏi phải nhìn thấy ánh lửa chết chóc đang bùng cháy phía ngoài hang” [31; 105]. Sau một đêm B52 đánh vào trạm, Văn Lê miêu tả trên mặt đất hai hố bom “sâu hun hút, giống như hai con mắt bị khoét đỏ au nhìn lên nền trời xám xịt” [31; 106]. Những căn hầm hoặc bị thổi tung, hoặc bị phá sập.

Đau đớn nhất là những đoạn mô tả cái chết của các cô thanh niên xung phong do sập hầm. Khi những người lính đào được một hầm đưa họ lên, có người còn thoi thóp, có người đã chết hẳn. Trên đôi tay họ, “hầu như đầu ngón tay người nào cũng rướm máu. Có lẽ trong cơn tuyệt vọng, họ đã ra sức dùng tay đào bới, nhưng không thể nào phá tan lòng đất ra được” [31; 109]. Bản năng sinh tồn, sức sống tuổi trẻ khiến họ phải ra sức cố gắng chống chọi một cách vô vọng với tử thần.

Lại có những cửa hầm bị khối đá lớn chắn ngang không cách gì phá được. Tiếng kêu cứu thống thiết của các cô gái cứ nhỏ dần rồi tắt lịm. Nó khiến trái tim những người lính chìm sâu vào tâm trạng đau đớn, thống khổ. “Chuẩn úy tru lên, hai tay buông thõng. Anh dậm chân nhìn vào cửa hang mà không làm gì được … Còn hạ sỹ thì cứ ôm riết lấy tảng đá, mắt anh đỏ quạch. Các chiến sỹ cũng mủi lòng, khóc theo. Họ khóc vì sự kém cỏi, bất

lực của mình. Họ khóc vì phải đứng nhìn đồng đội chết mà không còn cách nào cứu được

[31; 113].

Khi cửa hang được phá, tất cả đều đã hy sinh. Trong đó có Mai – cô gái mà hạ sỹ Nguyễn Quang Bình vừa mới quen trên chuyến tàu anh từ quê trở về đơn vị. Bình không thể nào tin được rằng cô chết một cách tức tưởi, bi đát như thế. “Anh cũng đâu có ngờ là buổi sáng hôm ấy, lúc anh nhảy xuống tàu cô chạy theo, tự giới thiệu tên mình và tên đơn vị với anh, để rồi hôm nay, anh đưa cô về nơi yên nghỉ” [31; 115]. Không thể giải tỏa được nỗi ức chế trong lòng, anh chỉ biết nhìn lên trời mà gào lớn: “Trời ơi! Thế này là thế nào? Tại sao lại vô lý như thế?”.

Những cái chết đau đớn, tuyệt vọng, không đáng có như thế của rất nhiều những thanh niên tràn đầy nhựa sống tuổi trẻ cứ thế xảy ra. Rồi trong vòng xoáy khốc liệt của chiến tranh, những cái chết tức tưởi lần lượt đến với hết thảy mọi người. Sau Mai, đó là cái chết của trung đội trưởng Tạ Quang Ron – người chỉ huy mà Bình rất kính trọng. Rồi đến nhiều đồng đội khác và cuối cùng cả Kim Khánh – cô gái mà Bình yêu thương, ra sức che chở, cũng đã hy sinh cùng anh.

Cũng viết về đề tài Mậu Thân nhưng với một quy mô lớn hơn hẳn, tiểu thuyết Mùa hè giá buốt phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh đến với toàn mặt trận miền Nam mà tập trung nhất là vào tiểu đoàn Bến Nghé. Truyện được kể kéo dài từ những trận đánh trước đó hai năm cho đến tận ngày cuối, khi tiểu đoàn nhận được lệnh cho phép rút lui khỏi Sài Gòn. Và vào cuối đợt tấn công này, kết quả của tiểu đoàn Bến Nghé là “Hơn chín phần mười quân số của tiểu đoàn đã ra đi. Toàn thể cán bộ Ban chỉ huy tiểu đoàn không còn một ai sống sót” [33; 549]. Các nhân vật chính – tiểu đoàn trưởng Nguyễn Sỹ Việt, Bích Vân cùng các đồng chí của họ, đều đã hy sinh trước khi những trang cuối cùng của tác phẩm khép lại. Các tiểu đoàn khác cũng thiệt hại nặng nề. Trước khi bàn giao chiến trường lại cho tiểu đoàn Bến Nghé, Tiểu đoàn Hai của Trung đoàn Đồng Nai đã hy sinh gần hết. Lúc bàn giao họ chỉ biết “khóc hu hu”. Tính riêng ở mặt trận Sài Gòn đã có hơn 50.000 chiến sỹ hy sinh. Nỗi đau thật là quá to lớn, những cái chết đến với người lính trong chiến dịch này được mô tả trong cảm giác “lạnh toát, một cái lạnh buốt giá, tê tái giữa cái nóng ngột ngạt của ngày hè”. Và chính nó đã trở thành cái tên gọi đầy ám ảnh “Mùa hè giá buốt”cho tác phẩm.

Lê Đức Thịnh – người chiến sỹ liên lạc của Việt – thường hay có thói quen ghi chép lại những điều đã xảy ra. Thịnh tâm niệm: “Em chỉ ghi lại những gì đã xảy ra trong những ngày qua để nó khỏi trở thành hoang vu thôi” [33; 189]. Nhưng rồi về cuối tác phẩm, sau

khi tiểu đoàn tiến vào thành Gia Định, đã hơn hai tuần Thịnh không ghi chép gì cả. Anh không muốn phải nhớ thêm một điều gì nữa. “Nếu như trước đây, anh ghi chép là để cho những ngày đã qua không trở thành hoang vu, thì giờ đây, anh lại muốn để cho các sự kiện chìm vào quên lãng. Cuộc chiến trong những ngày vừa qua tại Gia Định quá tàn nhẫn, quá khốc liệt” [33; 507]. Thịnh chia sẻ với Việt: “Em sợ phải nhớ lại những gì xảy ra trong những ngày qua. Em muốn quên hết mọi thứ… Em cũng không muốn một ai biết được những điều có thật đã xảy ra trong mùa hè này” [512]. Những điều có thật ấy chính là sự tàn nhẫn của chiến tranh. Nó đã cướp đi biết bao sinh mạng người lính. Để họ dù sẵn sàng hy sinh thân mình nhưng khi nhìn lại những tổn thất, mất mát vẫn không khỏi bàng hoàng, đau đớn, xót xa.

Khi biết Thịnh không còn ý định viết nhật ký nữa, Việt đã khuyên cấp dưới của mình: “Mình nghĩ cậu nên viết … Ít ra, khi đọc được những dòng của cậu, người ta có thể sẽ hiểu ra một điều gì đó” [33; 512]. Cả Việt, Thịnh cùng những đồng đội của họ, ai cũng sẵn sàng ở lại tới phút cuối, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình. Việt muốn Thịnh viết lại những ngày tháng khốc liệt của các anh ở nơi đây để gửi lại cho thế hệ sau. Để nếu có ai đó đọc được, họ sẽ hiểu rằng chiến tranh khốc liệt và tàn ác như thế nào. Có được nền hòa bình, biết bao con người đã phải hy sinh xương máu, phải đánh đổi bằng sự sống, tuổi trẻ của họ. Và chiến tranh là điều không nên có, không nên xảy ra trên trái đất này.

Về điều này, Văn Lê đã có sự đồng cảm sâu sắc với Bảo Ninh. Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã để nhân vật người lính lái xe Trần Sơn, trên đường đi tìm hài cốt đồng đội đã chia sẻ với Kiên: “Giải ngũ tôi sẽ thôi lái. Tôi sẽ vác đàn đi hát rong. Hát rong và kể chuyện. Các ông, các bà, các anh, các chị xin hãy nghe tôi kể câu chuyện đau thương này, và sau đó tôi sẽ hát để mọi người nghe bài ca kinh hoàng về thời đại của chúng

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu thuyết viết về chiến tranh của văn lê (Trang 35 - 42)