Thẩm định viên về giá

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về thẩm định giá bất động sản (Trang 46 - 57)

5. Cơ cấu luận văn

2.1.1.1.Thẩm định viên về giá

Những quy định về thẩm định viên về giá đã được quy định tại Điều 34, Luật Giá năm 2012, đồng thời cũng được cụ thể hóa trong Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá (sau đây viết tắt là Nghị định số 89/2013/NĐ-CP) tại Điều 7 quy định người được công nhận là thẩm định viên về giá phải có đủ các tiêu chuẩn:

Một là, trong quy định nêu rõ yêu cầu người muốn trở thành thẩm định viên về giá phải có năng lực hành vi dân sự. Điều này rất cần thiết vì khi được công nhận là thẩm định viên về giá sẽ phải có một số quyền, nghĩa vụ nhất định và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá của mình nếu gây thiệt hại phải chịu bồi thường theo quy định. Vì thế đương nhiên người đó phải đáp ứng đầy đủ về năng lực hành vi dân sự.

Hai là, người muốn trở thành thẩm định viên về giá phải có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan. Vì thẩm định giá bất động sản là một lĩnh vực khá nhạy cảm, chính vì thế ngoài việc có năng lực chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm hoạt động thì muốn trở thành thẩm định viên về giá phải đáp ứng đủ về tư cách đạo đức, trung thực khách quan để khi được hành nghề đảm bảo đưa ra một kết

GVHD: Th.SNguyễn Huỳnh Anh - 41 - SVTH: Phạm Thanh Bình

quả đúng đắn, tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng và các chủ thể khác có thể yên tâm sử dụng.

Ngoài việc đáp ứng những tiêu chuẩn về năng lực hành vi dân sự và các tiêu chuẩn về mặt đạo đức nghề nghiệp trình bày ở trên. Bên cạnh đó, cá nhân muốn trở thành thẩm định viên về giá phải đạt được các tiêu chuẩn về trình độ cũng như năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và các tiêu chuẩn khác như:

Thứ nhất, về trình độ yêu cầu có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp. Ngoài ra, phải có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ ba mươi sáu tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành nói trên, đây là yêu cầu về kinh nghiệm mà một thẩm định viên về giá phải đáp ứng.

Thứ hai, về chuyên môn nghiệp vụ yêu cầu có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp: Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá. Tiếp theo, người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.

Thứ ba, tiêu chuẩn được xem là quan trọng hơn hết để một cá nhân trở thành thẩm định viên về giá là phải có thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.20

Về điều kiện cấp thẻ theo quy định công dân Việt Nam có đủ điều kiện sau sẽ được Bộ trưởng Bộ tài chính cấp thẻ thẩm định viên về giá:

Điều kiện thứ nhất là, có năng lực hành vi dân sự, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực, khách quan và có ý thức chấp hành pháp luật.

Điều kiện thứ hai là, có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá, kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp. Có thời gian công tác thực tế từ ba mươi sáu tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học đến ngày cuối của hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi theo chuyên ngành nói trên.

20 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá, Điều 7.

GVHD: Th.SNguyễn Huỳnh Anh - 42 - SVTH: Phạm Thanh Bình

Điều kiện thứ ba là, có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá còn thời hạn do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau: Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá; Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá.

Điều kiện thứ tư là, phải đạt các yêu cầu theo quy định của kỳ thi cấp thẻ thẩm định viên về giá do Bộ tài chính tổ chức.21 Tóm lại, Nếu cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện nói trên thì được Bộ Tài chính cấp thẻ thẩm định viên về giá. Nhìn chung để được cấp thẻ thẩm định viên về giá thì cá nhân đó phải hội tụ rất nhiều yếu tố về trình độ, về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn và phải trải qua một kỳ thi cấp quốc gia do Bộ Tài chính tổ chức, với những yêu cầu khá là khắt khe và có tính khoa học như thế nhìn về mặt tích cực thì sẽ tuyển chọn được đội ngũ có chất lượng có trình độ chuyên môn có thể đáp ứng tốt được các yêu cầu công việc đặt ra một cách dễ dàng và chất lượng.22

Thật ra, theo Người viết chỉ cần quy định người muốn trở thành thẩm định viên về giá phải đáp ứng điều kiện có thẻ thẩm định viên về giá là đủ vì điều kiện để cấp thẻ thẩm đinh viên về giá đã bao hàm hết các điều kiện về năng lực hành vi dân sự, trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế và Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá rồi, như thế sẽ tránh tình trạng trùng lập, dài dòng xảy ra.

Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá nói trên được quy định tại Luật Giá năm 2012 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 7, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP hiện hành đã phần nào khắc phục được một số khuyết điểm cơ bản của tiêu chuẩn thẩm định viên về giá quy định tại Điều 17, Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về tiêu chuẩn thẩm định viên về giá (sau đây viết tắt là Nghị định số 101/2005/NĐ-CP) như:

Một là, tại Điều 17 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP người được công nhận là thẩm định viên về giá phải là công dân Việt Nam, đến Nghị định số 89/2013/NĐ- CP đã sửa đổi điểm này thành người có năng lực hành vi dân sự quy định rõ ràng hơn là bất kỳ ai, nhưng yêu cầu phải đảm bảo có năng lực hành vi dân sự đây là

21 Thông tư số 46/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính Quy định về việc thi, quản lý, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá, Điều 4.

22 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá, Điều 7.

GVHD: Th.SNguyễn Huỳnh Anh - 43 - SVTH: Phạm Thanh Bình

điểm bổ sung mới của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP hiện nay so với Nghị định số 101/2005/NĐ-CP trước đó. Quan điểm Người viết thấy đây cũng là sửa đổi cần thiết vì đã là công dân Việt Nam hoặc bất kỳ công dân nào bản thân công dân đó phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để tránh tình trạng là công dân nhưng không có hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

Hai là, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP còn bổ sung thêm quy định phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan mà trước đó Nghị định số 101/2005/NĐ-CP không quy định đây cũng là một số yêu cầu rất cần thiết đối với một người muốn trở thành thẩm định viên về giá thì bản thân phải đáp ứng phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan, quy định này góp phần làm cho hoạt động thẩm định giá được hoàn thiện hơn, bản thân thẩm định viên về giá cũng được xem trọng và tin tưởng hơn, tạo niềm tin, uy tín của thẩm định viên về giá đối với doanh nghiệp thẩm định viên đang hoạt động, cũng như đối với khách hàng tin tưởng, an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ. Quan trọng hơn thế là góp phần tạo ra một đội ngũ thẩm định viên về giá chất lượng về công việc lẫn đạo đức xã hội.

Ba là, Nghị định số 101/2005/NĐ-CP trước đó quy định về tiêu chuẩn thẩm định viên về giá là: Có bằng tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá. Quy định này chưa rõ ràng và bất cập, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Có bằng tốt nghiệp đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá, nhưng không quy định cụ thể là chuyên ngành nào. Nhưng đến Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ra đời đã phần nào khắc phục được bất cập này cụ thể Nghị định số 89/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể hơn là có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp. Mặc dù chưa gọi là đầy đủ, rõ ràng nhất nhưng cũng làm rõ hơn quy định về tiêu chuẩn thẩm định viên về giá tại Nghị định số 101/2005/NĐ-CP trước đó, phần nào khắc phục vướng mắc hiện tại.

Tóm lại, do đặc điểm của hoạt động thẩm định giá bất động sản liên quan đến lợi ích kinh tế của các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh doanh, chủ thể sử dụng trong xã hội nên nếu muốn được xã hội thừa nhận tất yếu đòi hỏi người muốn trở thành thẩm định viên về giá phải đạt một số tiêu chuẩn và phẩm chất nhất định khi hoạt động dịch vụ thẩm định giá bất động sản cụ thể là các điều kiện về năng lực hành vi dân sự cũng như phẩm chất đạo đức và tiếp theo là các yêu cầu về mặt trình độ và kinh nghiệm thực tế.

GVHD: Th.SNguyễn Huỳnh Anh - 44 - SVTH: Phạm Thanh Bình

Qua những phân tích ở trên phần nào làm cho người đọc hiểu rõ hơn về quy định tiêu chuẩn để trở thành thẩm định viên về giá, qua đó Người viết nhận thấy các quy định trên có những điểm khác hơn so với quy định về tiêu chuẩn định giá bất động sản được quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 như sau:

Thứ nhất là, Theo Điều 55, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 được cụ thể hóa tại Điều 15, Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản (sau đây viết tắt là: Nghị định số 153/2007/NĐ-CP) quy định cá nhân được cấp chứng chỉ định giá bất động sản phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong khi đó theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 46/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính Quy định về việc thi, quản lý, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá quy định về điều kiện được cấp thẻ thẩm định viên về giá (sau đây viết tắt là Thông tư số 46/2014/TT-BTC) ngoài quy định về điều kiện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ còn quy định thêm là phải có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực, khách quan và có ý thức chấp hành pháp luật. Vậy so sánh giữa điều kiện cá nhân được cấp chứng chỉ định giá bất động sản tại Điều 15 Nghị định số 153/2007/NĐ-CP và điều kiện được cấp chứng chỉ thẩm định viên về giá tại Thông tư số 46/2014/TT-BTC ta thấy quy định tại Thông tư số 46/2014/TT-BTC cụ thể rõ ràng hơn và có quy định thêm lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực, khách quan và có ý thức chấp hành pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai là, Điều 15, Nghị định số 153/2007/NĐ-CP quy định cá nhân được cấp chứng chỉ định giá bất động sản phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học. Có thể nói quy định này bất cập ở điểm không quy định chuyên ngành tốt nghiệp của người xin cấp chứng chỉ định giá dẫn đến trình độ, kỹ năng hành nghề của đội ngũ định giá bất động sản còn yếu (tốt nghiệp ngành thể dục thể thao, bác sĩ,.. cũng có thể lấy chứng chỉ định giá bất động sản). Tiến hành so sánh giữa quy định Điều 15, Nghị định số 153/2007/NĐ-CP quy định điều kiện cá nhân được cấp chứng chỉ định giá bất động sản với quy định tại Điều 4, Thông tư số 46/2014/TT-BTC về điều kiện cấp thẻ thẩm định viên về giá Người viết nhận thấy quy định ở Điều 4, Thông tư số 46/2014/TT-BTC khá đầy đủ hơn, ưu việt hơn ở điểm là Điều 4, Thông tư số 46/2014/TT-BTC quy định cá nhân muốn được cấp thẻ thẩm định viên về giá phải có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá, kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt

GVHD: Th.SNguyễn Huỳnh Anh - 45 - SVTH: Phạm Thanh Bình

Nam hoặc nước ngoài cấp. Theo đó, Điều 4, Thông tư số 46/2014/TT-BTC có quy định rõ ràng, cụ thể hóa yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá, kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật chứ không quy định chung chung như Điều 15, Nghị định số 153/2007/NĐ-CP quy định cá nhân được cấp chứng chỉ định giá bất động sản phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học.

Thứ ba là, Điều 15, Nghị định số 153/2007/NĐ-CP quy định cá nhân được cấp chứng chỉ định giá bất động sản phải có giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về định giá bất động sản. Trong khi đó Điều 4, Thông tư số 46/2014/TT-BTC quy định người muốn được cấp thẻ thẩm định viên về giá ngoài điều kiện có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá còn thời hạn do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính còn yêu cầu phải có thời gian công tác thực tế từ ba mươi sáu tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học đến ngày cuối của hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi theo chuyên ngành.

Tóm lại, Người viết khi tiến hành so sánh giữa điều kiện được cấp chứng chỉ định giá bất động sản theo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 mà cụ thể được quy định tại Điều 15, Nghị định số 153/2007/NĐ-CP và điều kiện được cấp thẩm định viên về giá theo pháp luật về giá mà cụ thể được quy định tại Điều 4, Thông tư số 46/2014/TT-BTC nhận thấy: Quy định về cấp thể thẩm định viên về giá khá đầy đủ và có nhiều điểm ưu việt hơn nhiều so với điều kiện được cấp chứng chỉ định giá

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về thẩm định giá bất động sản (Trang 46 - 57)