Nguyên tắc bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về thẩm định giá bất động sản (Trang 34)

5. Cơ cấu luận văn

1.2.4.3. Nguyên tắc bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, tính trung

trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá và kết quả thẩm định giá

Đầu tiên, nguyên tắc đảm bảo tính độc lập chuyên môn về nghiệp vụ được hiểu là: Các các doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên về giá làm công tác thẩm định giá bất động sản có quyền và trách nhiệm độc lập, thực hiện đúng đắn và đầy đủ những quy định về chuyên môn, nghiệp vụ. Không một tổ chức, cá nhân nào vì bất kỳ lý do gì mà ép buộc làm trái với quy định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Tức là trong khi hoạt động các thẩm định viên hoàn toàn độc lập không chịu chi phối bất kỳ thứ gì yêu cầu thực hiện đúng chuyên môn, đúng theo quy định. Thẩm định viên không được nhận thẩm định giá tài sản cho các đơn vị mà có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột đang giữ vị trí trong Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, ban giám đốc, trưởng ban tài chính, kế toán trưởng doanh nghiệp có tài sản cần thẩm định giá để bảo đảm được tính độc lập của mình

Tiếp theo, tính trung thực, khách quan của các doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên về giá trong khi hoạt động cũng rất quan trọng phải thật công tâm, trung thực không được có dụng ý riêng, không được thông đồng với khách hàng đưa ra kết quả sai lệch. Tính trung thực còn được thể hiện là các doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên về giá không được nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc các lợi ích nào khác từ tổ chức cá nhân có nhu cầu thẩm định giá bất động sản ngoài mức giá dịch vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định không đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định giá. Thẩm định viên phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng trong phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá. Thẩm định viên phải từ chối thẩm định giá khi khi xét thấy không có đủ điều kiện hoặc khi bị chi phối bởi những ràng buộc có thể làm sai lệch kết quả thẩm định giá. Bản thân thẩm định viên về mặt đạo đức nghề nghiệp cũng cần trung thực, khách quan trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, thẩm định viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị trong việc thu thập tài liệu và sử dụng tài liệu để phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá.

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về thẩm định giá bất động sản (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)