Bác sĩ chẩn đoán NKVM tại cơ quan/khoang phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, hiệu quả biện pháp can thiệp (Trang 55 - 58)

- Dẫn lưu thì sử dụng hệ thống dẫn lưu kín Không đặt ống dẫn lưu qua

d.Bác sĩ chẩn đoán NKVM tại cơ quan/khoang phẫu thuật.

*Nguồn: Theo Bộ Y tế(2012) [20]

Bảng 2.2. Phân loại phẫu thuật (Theo Altemeier - 1984)

Loại vết mổ Định nghĩa

Sạch

Mổ chương trình, khâu từ đầu, không dẫn lưu. Không nhiễm trùng. Mô không viêm, kỹ thuật vô trùng tốt, không mở ống tiêu hóa, hô hấp, niệu sinh dục hay hầu, họng, chấn thương kín.

Sạch – nhiễm

Có nguy cơ nhiễm khuẩn như mổ vào ống tiêu hóa, hô hấp, niệu sinh dục, âm đạo hay hầu họng nhưng không nhiễm trùng. Cắt ruột thừa. Kỹ thuật vô trùng khá tốt. Có dẫn lưu.

Nhiễm

Vết thương hở < 4h

Mổ vào ống tiêu hóa có rò dịch tiêu hóa. Mổ vào hệ tiết niệu, mật có nhiễm, mật có nhiễm. Kỹ thuật vô trùng không tốt. Rạch da qua vùng viêm chưa có mủ.

Bẩn hay

Chấn thương có mô hoại tử, vật lạ, phân, vết thương hở > 4h, thủng tạng rỗng.

nhiễm khuẩn Mổ vào vùng viêm có mủ.

*Nguồn: Theo Bộ Y tế (2012) [20]

* Tập huấn nhóm giám sát NKVM

Để thống nhất cách thức thu thập dữ liệu cũng như để so sánh số liệu giám sát giữa các bệnh viện, một tuần trước khi bắt đầu nghiên cứu, nhóm giám sát NKVM tại mỗi bệnh viện gồm nhân viên chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn, bác sĩ, điều dưỡng (01 bác sỹ và 01 điều dưỡng tại mỗi khoa nghiên cứu) được tập huấn về phương pháp giám sát và thu thập dữ liệu. Bác sỹ thuộc nhóm giám sát và nhân viên chuyên trách nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm thăm khám bệnh nhân hàng ngày, từ ngày bắt đầu nghiên cứu tới ngày ra viện hoặc tới ngày kết thúc nghiên cứu nếu bệnh nhân chưa ra viện tại thời điểm này. Thăm khám bệnh nhân dựa vào xem xét hồ sơ bệnh án kết hợp thăm khám lâm sàng. Thăm khám vết mổ được thực hiện bởi điều dưỡng thay băng và nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn. bệnh nhân thường được thay băng vào ngày đầu tiên, ngày thứ 7 sau phẫu thuật và khi có chỉ định của bác sĩ điều trị. Điều dưỡng thay băng tại các bệnh viện nghiên cứu được tập huấn cách nhận biết các biểu hiện, triệu chứng nhiễm khuẩn tại vết mổ và có trách nhiệm giám sát và ghi nhận lại các biểu hiện NKVM như chảy mủ, chảy dịch, toác, đỏ, sưng nề.

Lấy bệnh phẩm vết mổ để làm xét nghiệm vi sinh với mọi bệnh nhân nghi ngờ hoăc chẩn đoán xác định NKVM. Bệnh phẩm được lấy tại vết mổ ô nhiễm như dịch mủ, dịch viêm tổ chức hoại tử hoặc qua ống sonde như dịch viêm dịch mủ hoặc thông qua phẫu thuật cắt lọc vết mổ ô nhiễm. Các chủng vi sinh vật phân lập được từ vết mổ được nuôi cấy, định danh theo kỹ thuật vi sinh thường quy và được đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh đang sử dụng phổ biến tại các bệnh viện nghiên cứu.

* Giám sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ: Phỏng vấn trực tiếp theo bộ phiếu được lập sẵn dựa trên các khuyến cáo về vô khuẩn ngoại khoa của CDC, Hoa Kỳ.

+ Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật: Phỏng vấn trực tiếp bệnh

nhân/người nhà về thời điểm, phương pháp tắm và loại bỏ lông.

+ Tuân thủ quy trình vô khuẩn trong phẫu thuật: Giám sát trực tiếp

NVYT trong khu phẫu thuật về vệ sinh tay ngoại khoa, vệ sinh tay thường quy và sử dụng trang phục phòng hộ cá nhân (mũ, khẩu trang, găng tay, quần áo khu phẫu thuật).

+ Tuân thủ quy trình vô khuẩn sau phẫu thuật: Giám sát trực tiếp

NVYT thay băng vết mổ.

+ Giám sát NKVM: với mỗi bệnh nhân, nhân viên kiểm soát nhiễm

khuẩn tại các bệnh viện nghiên cứu sử dụng phiếu giám sát NKVM để thu thập thông tin liên quan tới bệnh nhân, cuộc mổ, diễn biến NKVM, tình hình sử dụng kháng sinh, dữ liệu vi sinh và kết quả điều trị.

Các thông tin được thu thập gồm: đặc điểm bệnh nhân (tuổi, giới, chẩn đoán, ngày vào/ra viện), đặc điểm phẫu thuật (ngày, thời gian, hình thức và loại phẫu thuật, loại vết mổ theo phân loại của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ [20], điểm ASA đánh giá tình trạng toàn thân trước phẫu thuật theo thang điểm của Hộigây mê Hoa Kỳ [28], phẫu thuật nội soi, phẫu thuật implant), kháng sinh dự phòng (KSDP), dẫn lưu vết mổ, ngày phát hiện và loại NKVM.

Chỉ số nguy cơ SENIC được tính bằng cách cho 1 điểm với mỗi yếu tố nguy cơ: (1) phẫu thuật ổ bụng, (2) phẫu thuật kéo dài trên 2 giờ, (3) vết mổ nhiễm hoặc bẩn, và (4) phẫu thuật được thực hiện ở bệnh nhân có ≥ 3 bệnh được chẩn đoán khi ra viện.

Thông tin liên quan tới sử dụng kháng sinh gồm tên kháng sinh, số ngày sử dụng trước và sau phẫu thuật, chỉ định sử dụng KSDP.

KSDP được định nghĩa là kháng sinh sử dụng theo đường tĩnh mạch trong vòng 60 phút trước thời điểm rạch da [22].

+ Phương pháp đánh giá nội dung nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, hiệu quả biện pháp can thiệp (Trang 55 - 58)