Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giớ

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, hiệu quả biện pháp can thiệp (Trang 38 - 42)

Trước thế kỷ 19, các phẫu thuật viên vẫn chưa có hiểu biết căn nguyên gây NKVM, chính vì vậy mà nhiều trường hợp sau mổ bệnh nhâncó biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, chảy dịch mủ, sốt cao rồi rơi vào tình trạng nặng và tử vong. Một thời gian dài phòng ngừa NKVM chỉ là những biện pháp riêng lẻ ở một số bệnh viện Châu Âu [60], sự phát hiện ra vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh với sự hình thành dịch NKBV tại Châu Âu và Bắc Mỹ những năm 1950, NKVM và NKBV mới thực sự được quan tâm và nghiên cứu.

Từ những năm 1970 tại Hoa Kỳ một trung tâm giám sát và kiểm soát NKBV được thành lập thuộc trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), để hạn chế và dự phòng NKVM đã có rất nhiều các nguyên tắc được thực hiện tại đây và mở rộng ra toàn thế giới.Năm 1999, CDC và NNIS đã có khuyến cáo về phòng ngừa NKVM và được bổ sung thường xuyên đó là: Mọi NVYT, người bệnh và người nhà bệnh nhân phải tuân thủ qui định và qui trình phòng

ngừa và kiểm soát NKVM trước trong và sau phẫu thuật. Sử dụng KSDP phù hợp với các nguyên nhân gây bệnh, đúng liều lượng, thời điểm và đường dùng. Thường xuyên và định kỳ giám sát phát hiện NKVM ở người bệnh phẫu thuật, giám sát tuân thủ thực hành phòng ngừa và kiểm soát NKVM ở NVYT và thông tin kịp thời các kết quả giám sát cho các đối tượng liên quan [21],[22],[25],[30],[50].

1.3.1.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật

* Phải được kiểm tra và điều chỉnh đường máu, Protid máu: Các nghiên cứu cho thấy rằng trên người bị đái tháo đường không được điều chỉnh thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do môi trường thuận lợi và đặc biệt dinh dưỡng tại chỗ kém do rối loạn vận mạch. Protid máu thấp làm sức đề kháng của cơ thể giảm và cũng là một trong các yếu tố thuận lợi cho NKVM.

* Phải bỏ thuốc lá: Thuốc lá gây nhiều tác động xấu và tạo thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm họng, khí phế quản, rối loạn vận mạch và nồng độ ô xy máu thấp.

* Xác định và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trước mổ: Trên một nhiễm khuẩn toàn thân, trừ các trường hợp cấp cứu không trì hoãn như thủng dạ dày, viêm phúc mạc... còn các trường hợp khác phải điều trị các nhiễm khuẩn toàn thân trước phẫu thuật, nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ ở những người có nhiễm khuẩn toàn thân trước mổ rất cao.

* Nằm viện trước mổ càng ngắn càng tốt:Quan niệm này cần được bệnh nhân và gia đình hiểu vì môi trường bệnh viện có rất nhiều vi khuẩn và là các vi khuẩn đã kháng các kháng sinh. Nếu nằm viện trước mổ lâu nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ càng cao. Ở các nước phát triển, bệnh nhân nhập viện tối hôm trước mổ, thậm trí ngay sáng hôm mổ vừa tiết kiệm tri trả giường bệnh và hạn chế nguy cơ NKVM.

* Tắm:Người bệnh phải được tắm toàn thân trước mổ, tối hôm trước và sáng hôm mổ bằng các dung dịch sát khuẩn sau đó băng vùng mổ hay khoác áo đã được tiệt khuẩn rồi lên nhà mổ cũng hạn chế được nguy cơ NKVM. Tại Mỹ tắm khử khuẩn phải đảm bảo giảm số lượng vi khuẩn tại da vùng háng

xuống 3,0mlog, da vùng bụng 2,0 log và hiệu quả này phải duy trì ít nhất 6 giờ. Hiện nay trên thế giới chủ yếu sử dụng Chlorhexidine 2% để tắm cho người bệnh trước phẫu thuật, nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả Chlorhexidine 2% có thể làm giảm nhanh số lượng vi khuẩn, có hiệu quả kháng lại Acinetobacter baumannii, tụ cầu vàng chỉ trong vòng 3 phút [42].

* Vệ sinh, bỏ lông - tóc vùng mổ: Một số nghiên cứu cho thấy bất kỳ phương pháp loại bỏ lông nào cũng có thể làm tăng nguy cơ NKVM. Theo khuyến cáo của CDC không loại bỏ lông trên người bệnh trước phẫu thuật trừ người bệnh phẫu thuật sọ não hoặc người bệnh có lông tại vị trí rạch da gây ảnh hưởng đến thao tác trong quá trình phẫu thuật. Loại bỏ lông cần thiết tại khu phẫu thuật do NVYT thực hiện trong vòng 1 giờ trước phẫu thuật. Sử dụng kéo cắt hoặc máy cạo râu để loại bỏ lông.

* Sát khuẩn vùng mổ cần theo đúng nguyên tắc:Dung dịch sát khuẩn tốt được ưa dùng là chlorhexidine hay providon iodine (Betadin) và đặc biệt khuyến cáo cách sát khuẩn từ trung tâm ra ngoại vi.

* Che, bọc vùng mổ: Việc che chắn vùng phẫu thuật được lưu ý vì trong lúc mổ vi khuẩn theo các dịch hút rửa, máu chảy...có thể thẩm lậu qua vải từ dưới lên cần có nylon phủ trên bàn mổ để cách ly đệm, vải của phần bàn mổ với thân bệnh nhân vùng mổ phải được dán che chắn bằng các tấm chuyên dụng như ospide, 3M ... tránh tình trạng dịch, máu trong vùng mổ chảy ra gạc quanh người bệnh rồi ngấm lại lây bẩn vào vùng mổ.

1.3.1.2. Dùng kháng sinh dự phòng

Sử dụng KSDP thích hợp có thể phòng ngừa từ 40% – 60% NKVM. Theo nghiên cứu của Bratzler, tỷ lệ NKVM ở người bệnh có và không sử dụng KSDP lần lượt là 14% và 22% ở phẫu thuật đại tràng; 8% và 17% ở phẫu thuật đường mật. Thời điểm sử dụng KSDP cũng được xác định là yếu tố liên quan tới tỷ lệ NKVM. Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tỷ lệ NKVM ở các thời điểm ≤ 2 giờ, 2 – 24 giờ là 0,6% và 3,8%. Hiệu quả sử dụng KSDP đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, tuy nhiên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không đủ liều, sử dụng kháng sinh vào thời điểm không thích hợp hoặc không sử dụng KSDP xảy ra ở 25% – 50% số ca phẫu

thuật [42]. Theo CDC, KSDP được chỉ định với các phẫu thuật sạch và sạch nhiễm và cần dùng liều ngắn ngày ngay trước phẫu thuật nhằm diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ trong thời gian phẫu thuật.

+ Lựa chọn loại kháng sinh thích hợp: Cần lựa chọn loại kháng sinh

đạt được các yêu cần như hiệu quả lâm sàng cao, an toàn, không quá đắt tiền và có phổ tác dụng rộng. Kháng sinh được lựa chọn cần có tác dụng với hầu hết các tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ đối với một loại phẫu thuật nhất định và có tác dụng đối với các vi khuẩn nội sinh có mặt ở vùng cơ thể được phẫu thuật. Khi mổ phiên với các phẫu thuật sạch nhiễm và phẫu thuật nhiễm thì nên sử dụng một liều duy nhất cephalosporin (ví dụ: cefazolin), tiêm tĩnh mạch ngay trước khi rạch da 30 phút.

+ Thời điểm thích hợp đưa kháng sinh vào cơ thể: Điều quan trọng

là phải xác định thời điểm đưa kháng sinh vào cơ thể sao cho đạt được nồng độ hiệu lực trong huyết thanh/tổ chức vào thời điểm rạch da. Trong hầu hết các khuyến cáo hiện nay, thời điểm tốt nhất đưa kháng sinh vào cơ thể là trong vòng 30 phút trước khi rạch da.

Một điểm nữa cũng rất quan trọng là phải duy trì được nồng độ hiệu lực trong huyết thanh/tổ chức trong suốt thời gian phẫu thuật. Nếu thời gian phẫu thuật kéo dài hơn thời gian bán huỷ của thuốc thì cần phải tiêm tiếp một liều kháng sinh nữa trong khi phẫu thuật.

+ Hạn chế thời gian sử dụng kháng sinh sau mổ: Nên ngưng sử dụng

kháng sinh trong vòng 24 giờ sau mổ vì:Sử dụng KSDP quá thời gian 24 giờ cũng không làm giảm tỷ lệ NKVM mà làm tăng chi phí điều trị không cần thiết; Sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể dẫn đến phát triển các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.

+ Áp dụng liệu pháp kháng sinh dự phòng: KSDP có thể làm giảm

tỷ lệ NKVM. Tuy nhiên, nếu liệu pháp KSDP đúng nhưng để xảy ra sai phạm về các nguyên tắc vô khuẩn trong phẫu thuậtthì bệnh nhânvẫn có thể NKVM. Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới NKVM mà thầy thuốc

không thể kiểm soát được như giới, tuổi, béo phì, các bệnh kèm theo và thời gian phẫu thuật. Một số biện pháp làm giảm cơ hội vi khuẩn nội sinh gây NKVM như tăng cường kiểm soát lượng đường máu trong thời gian phẫu thuậtở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Có sự liên quan giữa nồng độ đường trong máu cao (trên 200mg/dL) trong 48 giờ đầu sau phẫu thuậtvới việc gia tăng tỷ lệ NKVM. Những bệnh nhân tiểu đường có phẫu thuật tim được điều trị insulin liên tục trong thời gianphẫu thuật. Vì vậy, việc kiểm soát chặt lượng đường máu trong thời gian phẫu thuậtcó thể làm giảm tỷ lệ NKVM ở những bệnh nhân tiểu đường cũng như ở bệnh nhân không mắc bệnh tiểu đường.

1.3.1.3. Nhóm các biện pháp phòng ngừa trong phẫu thuật

* Nhân viên phòng mổ và kíp phẫu thuật + Đối với nhân viên kíp phẫu thuật: - Để móng tay ngắn.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, hiệu quả biện pháp can thiệp (Trang 38 - 42)