Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, hiệu quả biện pháp can thiệp (Trang 61 - 65)

- Đánh giá thực hành thay băng căn cứ 5 tiêu chí

2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu

*Phương pháp triển khai các biện pháp can thiệp

+ Lựa chọn và tập huấn cho đội ngũ giám sát viên: Nhân viên giám sát NKVM gồm: Bác sỹ KSNK, bác sỹ khoa ngoại, bác sỹ khoa gây mê hồi sức.

+ Trang bị thêm một số phương tiện kiểm soát NKVM: Phương tiện VSBT, phương tiện làm sạch nguồn nước, phương tiện chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật, hóa chất sát khuẩn – khử khuẩn, KSDP.

+ Xây dựng, ban hành qui trình thực hành kiểm soát NKVM tại Bệnh viện TƯQĐ 108: Ban hành qui định về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, được thông qua Hội đồng khoa học bệnh viện và áp dụng thống nhất gồm: [14],[15],[16]

- Qui định sử dụng trang phục trong bệnh viện.

- Qui định về những biện pháp trong phòng ngừa chuẩn - Qui định sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân - Qui định mang trang phục trong phòng mổ - Qui định rửa tay thường qui

- Qui định rửa tay phẫu thuật

- Qui định chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật - Qui định tắm bệnh nhân trước phẫu thuật

- Qui định sắp xếp dụng cụ, thuốc trên xe tiêm 2 tầng - Qui định sắp xếp dụng cụ, thuốc trên xe thay băng 2 tầng - Qui định sắp xếp dụng cụ, thuốc trên xe thay băng 3 tầng - Qui định thay băng vết mổ

- Qui định hạ thấp tỷ lệ NKVM sau phẫu thuật sạch và sạch nhiễm - Qui định vệ sinh phòng mổ

- Hướng dẫn sử dụng hóa chất khử khuẩn dụng cụ - Sử dụng kháng sinh dự phòng

+ Tập huấn nhân viên giám sát: Trước khi tiến hành cách biện pháp tăng cường thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn, mọi nhân viên giám sát đều được thống nhất về nội dung, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật thu thập số liệu và các vấn đề khác liên quan đến nghiên cứu [20], [25].

+ Lựa chọn KSDP: Kháng sinh phổ rộng, an toàn cho BN, có hiệu quả kháng lại tác nhân gây NKVM thường gặp và các vi sinh vật nội sinh trên cơ thể tại vị trí phẫu thuật.

+ Đánh giá công tác chăm sóc bệnh nhân trước và sau mổ: Thông qua các mẫu phiếu theo dõi số 1; 2 và 5.

+ Đánh giá một số kết quả tuân thủ qui trình kiểm soát NKVM tại khu phẫu thuật: thông qua mẫu phiếu đánh giá số 3 và số 4.

Qui trình tiến hành can thiệp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

* Chuẩn bị bệnh nhân phẫu thuật

+Điều trị tất cả các bệnh nhiễm khuẩntrước phẫu thuật.

+ Xem xét việc hoãn mổ với các phẫu thuật có chuẩn bị ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng.

+ Điều chỉnh đường máu về giới hạn bình thường + Điều chỉnh protid máu về giới hạn bình thường + Hạn chế tối đa thời gian nằm viện trước mổ * Chuẩn bị da trước phẫu thuật

+ Tắm trước phẫu thuật: thời gian 6 -12h trước khi phẫu thuật, sử dụng nước máy, tắm bằng vòi hoa sen tại bệnh viện, sử dụng dung dịch Lifo – Scrub (Chlorhexidine gluconat 4%), được nhân viên y tế hướng dẫn cách tắm. Tắm xong mặc quần áo sạch (do bệnh viện cung cấp).

+ Bỏ lông ngay trước phẫu thuật nếu vùng lông tóc xung quanh vị trí phẫu thuật gây cản trở phẫu thuật.

+ Lau rửa cẩn thận ngay tại vị trí phẫu thuật và xung quanh vị trí phẫu thuật khi sát trùng da bằng Betadine 10%

+ Sát trùng da rộng vùng ngực bụng bằng Povidone Iodine 10%. + Dán miếng Opside lên vùng đã sát trùng.

* Tổ chức phẫu thuật

+ Vệ sinh tay: nhân viên Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát thực hành rửa tay ngoại khoa với tất cả phẫu thuật viên theo qui trình chung:

+ Để móng tay ngắn

+ Thực hiện rửa tay theo qui trình ngoại khoa trong thời gian tối thiểu 3 phút bằng Lifo – Scrub (Chlorhexidine gluconat 4%).

+ Lau khô tay bằng găng tay vô khuẩn, mặc áo mổ và đi găng vô khuẩn.

+ Kháng sinh dự phòng: tất cả BNPT được sử dụng Twice – cef 1g tiêm tĩnh mạch 30 phút trước phẫu thuật. Duy trì nồng độ thuốc trong huyết

tương và trong mô trong suốt quá trình phẫu thuật. Nếu thời gian phẫu thuật kéo dài trên 3 giờ hoặc mất máu trong mổ trên 1500ml tiêm nhắc lại Twice – cef 1g x 1 lọ tĩnh mạch.

* Các biện pháp can thiệp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ trong

khi phẫu thuật

+ Hệ thống thông khí

- Thông khí áp lực dương trong phòng mổ, hành lang khu phẫu thuật, hệ thống thông khí qua hai màng lọc, được tiến hành lắp đặt mới đồng bộ.

- Cửu phòng luôn luôn đóng trừ khi cần phải vận chuyển dụng cụ, bệnh nhân hay nhân viên khu vực phòng mổ phải đảm bảo một chiều. Hạn chế số lượng NVYT trong phòng mổ (06 NVYT/kíp mổ)

+ Làm sạch và khử khuẩn bề mặt môi trường

Khi các bề mặt trang bị bị ô nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể cần thiết sử dụng dung dịch khử khuẩn làm sạch trước khi tiến hành ca phẫu thuật tiếp theo.

- Lau chùi sát khuẩn sàn phòng mổ bằng dung dịch khử khuẩn sau ca phẫu thuật cuối cùng của ngày hoặc đêm

+ Tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải: (xem qui trình – phần phụ lục)

+ Kỹ thuật vô khuẩn và phẫu thuật

- Mang khẩu trang phẫu thuật che kín mũi và miệng khi đi vào phòng mổ đã bắt đầu hay đang tiến hành hay khi dụng cụ vô trùng đã được mở ra

-Mang găng tay vô trùng sau khi đã mặc áo mổ

-Thao tác trên mô/cơ quan nhẹ nhàng, duy trì sự cầm máu hiệu quả, loại bỏ các tổ chức chết, các chất ngoại lai và các khoang chết khi phẫu thuật.

-Nên trì hoãn việc đóng da thì đầu hay để hở vết mổ nếu vị trí phẫu thuật bị ô nhiễm (vết thương nhóm III và IV)

-Nếu cần thiết phải dẫn lưu nên sử dụng dẫn lưu kín, không đặt qua vết mổ. Rút dẫn lưu càng sớm càng tốt

+ Quản lý nhân viên phòng mổ và phẫu thuật viên bị nhiễm trùng hoặc bị cộng sinh vi khuẩn

- Nhân viên phòng mổ và phẫu thuật viên kịp thời báo cáo tình trạng bệnh lý khi có triệu chứng bệnh lây nhiễm

- Hạn chế công việc khi nhiễm bệnh có khả năng lây truyền: Cúm… - Nhân viên có bệnh về da phải được cấy tổn thương và nghỉ công việc * Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật

+ Băng kín vết mổ bằng miếng gạc vô khuẩn liên tục từ 24 – 48 giờ sau mổ.

+ Thay băng phải tuân thủ qui tắc vô trùng và dùng băng vô khuẩn + Rửa tay trước và sau khi thay băng.

* Giám sát nhiễm khuẩn vết mổ

+ Giám sát NKVM và phản hồi các kết quả đến các phẫu thuật viên + Sử dụng định nghĩa của CDC trong chẩn đoán NKVM

+ Đánh giá chỉ số nguy cơ: ASA, NNIS, phân loại phẫu thuật, thời gian phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, hiệu quả biện pháp can thiệp (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w