Phương pháp nghiên cứu can thiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, hiệu quả biện pháp can thiệp (Trang 60 - 61)

- Đánh giá thực hành thay băng căn cứ 5 tiêu chí

2.2.3.Phương pháp nghiên cứu can thiệp

* Xây dựng, sửa đổi quy trình chăm sóc, đào tạo, tập huấn, trang bị phương tiện phục vụ chăm sóc và kiểm soát NKVM, liệu pháp kháng sinh dự phòng.

* Tiến hành kiểm tra, giám sát, áp dụng các biện pháp hành chính khác nhằm thay đổi nhận thức và thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại các khoa tham gia nghiên cứu.

* Triển khai can thiệp đồng bộ các biện pháp phòng ngừa NKVM vào tất cả các khâu của quá trình phẫu thuật:

+ Chuẩn bị bệnh nhân phẫu thuật (giám sát tắm trước phẫu thuật, bỏ lông trước phẫu thuật, sử dụng kháng sinh dự phòng)

+ Giám sát nguồn nước bệnh viện.

+ Giám sát thực hành rửa tay phẫu thuật. + Giám sát thực hành trong buồng phẫu thuật. + Giám sát thực hành thay băng

+ Giám sát NKVM.

* Đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp về phương diện lâm sàng (tỷ lệ NKVM, tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện trung bình, số ngày và số lượng kháng sinh sử dụng trung bình).

* Tất cả các bệnh nhân phẫu thuật có chuẩn bị (kế hoạch) tại Bệnh viện TƯQĐ 108 được giám sát theo qui trình thống nhất gồm có: Bác sỹ khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, bác sỹ gây mê hồi sức và nhân viên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

* Giám sát nhiễm khuẩn vết mổ thực hiện hàng ngày do nhân viên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện phối hợp với các phẫu thuật viên.

* Cỡ mẫu nghiên cứu giai đoạn 2

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:

{z(1-β/2) [2 p(1 – p)] + z(1-ß)p1(1-p1) + p2 (1-p2) }2 n =

(p1 – p2)2

Trong đó: n là cỡ mẫu; z(1-β/2): Hệ số tin cậy; z(1-ò): Giá trị của lực mẫu

p1 là tỷ lệ NKVM đã biết đại diện cho quần thể bệnh nhân nghiên cứu trước khi triển khai các biện pháp can thiệp. p2 là tỷ lệ NKVM dự kiến cho quần thể bệnh nhân nghiên cứu sau khi triển khai các biện pháp can thiệp.

Tỷ lệ p1 được sử dụng để tính cỡ mẫu lấy từ các nghiên cứu tiến cứu về NKVM tại Bệnh viện Bạch Mai (2007 và 2009); Bệnh viện Chợ Rẫy (2008), Bệnh viện Quảng Nam (2006). Tỷ lệ NKVM mới mắc (p1) tính theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện có tỷ lệ NKVM trung bình: 12%.

Giá trị ước đoán tỷ lệ NKVM sau can thiệp: p2 = 5,5% (giá trị p2: Tỷ lệ dự kiến đạt được sau can thiệp), với lực mẫu ≥ 80%, khoảng tin cậy CI = 95%, giá trị tin cậy = 1,96, giá trị của lực mẫu = 0,845, cỡ mẫu nghiên cứu cần thiết cho can thiệp là 296 đối tượng nghiên cứu.

Trên thực tế chúng tôi triển khai các biện pháp can thiệp trên 311 bệnh nhân phẫu thuật.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, hiệu quả biện pháp can thiệp (Trang 60 - 61)