Nhiệm kỳ của Thẩm phán quá ngắn và vấn đề kiêm nhiệm của Hội thẩm

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 64 - 66)

Nhiệm kỳ của Thẩm phán là một nhân tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự độc lập của Thẩm phán. Nhiệm kỳ dài làm cho các Thẩm phán yên tâm công tác, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong xét xử. Theo quy định tại Điều 40 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và Điều 24 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm dân năm 2002 thì nhiệm kỳ của Thẩm phán là năm năm. Việc quy định nhiệm kỳ Thẩm phán như vậy đã phần nào đòi hỏi Thẩm phán phải cố gắng phấn đấu học tập về chuyên môn nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức để được bổ nhiệm lại trong nhiệm kỳ tiếp theo, khắc phục tình trạng những Thẩm phán kém năng lực và phẩm chất ngồi lâu giữ chỗ, nhưng đây cũng là điểm làm hạn chế tính độc lập của Thẩm phán khi xét xử. Để được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án là cả một quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ, nếu họ chỉ bổ nhiệm trong một nhiệm kỳ ngắn ngủi và quyền bổ nhiệm Thẩm phán lại được giao cho hành pháp hoặc lập pháp thì đương nhiên để được tái bổ nhiệm

22

ở nhiệm kỳ tiếp theo thì họ phải phụ thuộc rất nhiều phải vào một trong hai ngành này. Vì vậy, các Thẩm phán rất ngại xét xử những vụ án có liên quan đến những người có thẩm quyền nhận xét, đề nghị, bổ nhiệm Thẩm phán. Cũng chính vì lẽ đó đã khiến không ít Thẩm phán rơi vào tâm trạng bất an; giảm tính độc lập, tính mạnh dạn và tinh thần bản lĩnh của mình trong hoạt động xét xử.

Không phải chỉ có vấn đề nhiệm kỳ của Thẩm phán mới ảnh hưởng đến tính độc

lập khi xét xử mà vấn đề kiêm nhiệm của Hội thẩm cũng là điều cần phải quan tâm23.

Do Hội thẩm nhân dân là kiêm nhiệm nên việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự gặp nhiều khó khăn vì không thể tập trung hết thời gian để nghiên cứu vụ án trước khi xét xử. Có những Hội thẩm trước ngày xét xử mới chạy đến tòa mở hồ sơ vụ án ra xem một cách qua loa hoặc có những Hội thẩm khi phát hiện ra tài liệu mới để nghiên cứu thì không có thời gian xem đến lúc được mời tham gia xét xử thì Hội thẩm không thể nắm bắt được tình tiết của vụ án một cách chính xác và đúng đắn nhất. Hiện nay, vẫn còn tình trạng một số Hội thẩm không đảm bảo đúng kế hoạch tham gia xét xử dẫn đến Hội thẩm khác bị chọn đưa thay thế (để đảm bảo đúng kế hoạch xét xử, hạn chế tồn động hoặc phải hoãn phiên tòa). Những Hội thẩm được chọn để “chữa cháy” này chắc chắn là sẽ không kịp nghiên cứu hồ sơ hoặc nghiên cứu hồ sơ không được kỹ nên phần nào cũng hạn chế việc đưa ra ý kiến, do vậy thường là đồng ý theo ý kiến của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử, nhất là theo ý kiến của Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa. Chính từ nguyên nhân này nên dẫn đến việc Hội thẩm tham gia phiên tòa chỉ mang tính hình thức, không thể phát huy được tính độc lập, ngang quyền với Thẩm

phán mặc dù họ vẫn phải chịu trách nhiệm trước hành vi và quyết định của mình24.

Theo báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 5 năm 2009 vừa qua đã đăng bài phản ánh về việc: “Băn khoăn việc có quá nhiều cán bộ kiêm nhiệm Hội thẩm nhân dân”. Ngày 5 tháng 5 năm 2009 Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa VII đã họp lần thứ 15 để bầu ra 762 Hội thẩm nhân dân cho Tòa án 24 quận, huyện. Qua lần họp này có nhiều ý kiến về Hội thẩm, trong đó một số ý kiến đáng được chú ý là ý kiến của đại biểu Trương Trọng Nghĩa Phó ban Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố lo ngại: “Quá nhiều cán bộ đương nhiệm tham gia Hội thẩm nhân dân” sẽ dẫn đến việc không đạt hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, ông Nghĩa cũng lo lắng: “Trong danh sách đề cử có quá nhiều công chức. Công việc của Hội thẩm hiện nay cũng đang quá tải, nếu không đủ thời gian nghiên cứu vụ án thì khó mà làm tốt, chỉ có thể nghe theo phán quyết của Thẩm phán mà thôi. Công chức nhà nước thì họ cũng có công việc chính của họ, sợ không đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ một

23

Điều 1 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 24

cách kỹ lưỡng nhất”. Chính vì vậy chất lượng xét xử bị ảnh hưởng rất lớn, không đảm bảo được nguyên tắc xét xử độc lập bởi Hội đồng xét xử của phiên tòa lúc này chỉ chủ yếu dựa vào Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, không phát huy được tính độc lập giữa các thành viên trong Hội đồng xét xử và đương nhiên bản án được tuyên cũng sẽ không đảm bảo tính chính xác, khách quan, dân chủ.

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)