Tổ chức Tòa án theo đơn vị hành chính cũng là nguyên nhân chưa đảm bảo

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 69 - 70)

tính độc lập của Tòa án

Hoạt động xét xử của Toà án là nhân danh công lý và chỉ căn cứ vào pháp luật. Tuy nhiên pháp luật quy định tổ chức Toà án ở nước ta hiện nay theo đơn vị hành chính lãnh thổ nên còn những hiện tượng can thiệp của chính quyền địa phương, của tổ chức Đảng vào hoạt động xét xử. Trước hết cần khẳng định sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử là một nguyên tắc Hiến định, do đó, cần phải tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để Toà án thực hiện tốt chức năng xét xử. Tuy nhiên, nếu sự can thiệp không đúng của chính quyền địa phương và tổ chức Đảng vào hoạt động xét xử các vụ án cụ thể thì sẽ khiến cho các bản án hay quyết định thiếu khách quan, thiếu chính xác. Cũng chính vì tổ chức Tòa án theo đơn vị hành chính đã làm cho các Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử một cách độc lập cũng bị hạn chế. Tòa án cấp huyện sẽ do huyện quyết định về ngân sách, Hội đồng nhân dân huyện sẽ tiến hành bầu Thẩm phán và Hội thẩm. Vì vậy sẽ khó có thể tránh khỏi sự can thiệp từ các thiết chế quyền lực quyết định ngân sách và cung cấp các cơ sở vật chất duy trì hoạt động của Tòa án. Mặc khác, việc phân bổ ngân sách Nhà nước cho Tòa án cấp dưới

27

Thông tư liên tịch 01/2007/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV-BTC-BCA-BQP-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Nội Vụ, Bộ tài Chính, Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 241/2006/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng phiên tòa.

còn phụ thuộc rất nhiều vào Tòa án cấp trên. Như vậy thì làm sao bảo đảm được tính độc lập của cơ quan Tòa án nói chung và Thẩm phán và Hội thẩm nói riêng khi mà họ còn phụ thuộc vào quá nhiều thứ vào chính quyền địa phương cùng cấp với họ. Một dẫn chứng đơn giản Thẩm phán chịu sự giới thiệu của hành pháp, chịu sự chỉ đạo của lập pháp dưới sự chỉ đạo chung của Đảng, lấy lương từ ngân sách địa phương đã cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn của cơ quan hành pháp đối với họ cộng thêm sự “lép vế” của tư pháp thì chắc chắn rằng khi hành pháp và lập pháp phạm luật họ sẽ không dám xét xử các cơ quan mà họ đang phụ thuộc. Có khá nhiều dẫn chứng về một số bí thư, chủ tịch tỉnh, huyện sai phạm thậm chí phạm tội bị công dân tố cáo hoặc cấp trên yêu cầu xử lý nhưng Tòa án nhân dân mà hiện thân là Thẩm phán và Hội thẩm không dám “đối mặt” bởi lý do lệ thuộc vào tổ chức hành chính. Chính vấn đề này cũng đủ thấy nguyên tắc độc lập đã bị hạn chế, họ không dám độc lập khi lúc nào cũng bị công quyền đe dọa vị trí.

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 69 - 70)