Độc lập với Kiểm sát viên

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 36 - 40)

Tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, Kiểm sát viên là người đại diện cho Viện kiểm sát, thay mặt cho Nhà nước làm nhiệm vụ thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác cũng như trình tự thủ tục tiến hành phiên tòa. Là người trực tiếp thụ lý vụ án, Kiểm sát viên phải thường xuyên tác động vào quá trình điều tra trong giai đoạn điều tra, tích cực và chủ động trong việc đánh giá, phân loại chứng cứ để đưa ra bản cáo trạng hàm chứa nội dung pháp lý hình sự, có tính thuyết phục cao và đảm bảo tính chủ động khi thực hiện quyền công tố tại phiên tòa mà trọng tâm là sự buộc tội. Cũng chính vì lẽ đó mà lời buộc tội trong bảng cáo trạng của Kiểm sát viên phải thực sự chính xác và khách quan. Bảo vệ bản cáo trạng và quyết định truy tố của Viện kiểm sát tại phiên tòa, Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát hoạt động xét xử của Hội đồng xét xử và của người tham gia tố tụng nhằm bảo đảm cho hoạt động xét xử của Tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Bản cáo trạng chính là văn bản pháp lý đầy đủ, toàn diện nhất của Viện kiểm sát đánh giá về tội phạm trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra có ý nghĩa buộc tội bị can về những hành vi cụ thể vi phạm những quy định trong Bộ luật

hình sự11. Tuy nhiên, bản cáo trạng mà Kiểm sát viên trình bày tại phiên tòa là quan

điểm xử lý vụ án hay những ý kiến của Kiểm sát viên chỉ là đề nghị Hội đồng xét xử xem xét khi nghị án, nó chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với Hội đồng xét xử. Vì vậy,

11

Th.s Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình Luật tố tụng hình sự, học phần 2,Các giai đoạn tố tụng hình sự, Tủ sách Khoa luật, Trường Đại Học Cần Thơ, 2010, tr.30

trong quá trình xét hỏi cũng như trong quá trình nghị án, Hội đồng xét xử không nên căn cứ tuyệt đối vào bản cáo trạng để đưa ra phán quyết của mình mà phải căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh tụng dựa trên trên cơ sở bàn bạc, thảo luận, cọ sát ý kiến một cách độc lập, có như vậy thì bản án được tuyên mới đảm bảo tính chính xác, khách quan và đúng pháp luật.

Bản chất việc xét xử vụ án hình sự đi là việc Toà án như một trọng tài đứng ra phân xử và phán quyết khi tồn tại sự cáo buộc của bên này với bên kia. Chức năng xét xử của Toà án là nhân danh công lý và Nhà nước kết luận một người phạm tội hay không phạm tội. Tuyên bố một người phạm tội nào đó phải dựa trên sự buộc tội và tất nhiên cần xét xử. Ngược lại không có sự buộc tội thì sự tuyên bố của Toà án sẽ không có ý nghĩa bởi không ai buộc tội bị cáo thì đương nhiên họ không có tội và không cần thiết phải xét xử. Vì vậy, bản cáo trạng có ảnh hưởng thực tế đối với việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm - bản cáo trạng là căn cứ pháp lý duy nhất để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Cụ thể theo Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử”. Như vậy, người mà Tòa án xét xử phải là người bị Viện kiểm sát truy tố bằng một bản cáo trạng. Trường hợp trong vụ án có một hoặc một số đồng phạm chưa bị truy tố thì Tòa án cũng không có quyền xét xử đối với kẻ đồng phạm đó. Tuy nhiên, để quyết định áp dụng hình phạt, Hội đồng xét xử không chỉ đơn thuần căn cứ vào tội danh đã nêu trong bản cáo trạng mà qua việc xét xử, Hội đồng xét xử phải độc lập xem xét, đánh giá toàn bộ các chứng cứ của vụ án để xác định cho đúng tội danh mà bị cáo đã thực hiện. Trên cơ sở đó mới áp dụng hình phạt tương ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Như vậy, tội danh do Hội đồng xét xử cũng có thể trùng với tội phạm nêu trong bản cáo trạng quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng cũng có thể khác theo hướng nhẹ hơn hoặc nặng hơn. Vì thế, Hội đồng xét xử phải hoàn toàn độc lập với bản cáo trạng của Viện kiểm sát thì mới đảm bảo bản án được tuyên thật sự khách quan, công bằng, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Có những trường hợp Hội đồng xét xử do quá tin vào bản cáo trạng mà không độc lập xem xét, đánh giá chứng cứ để làm sáng tỏ vụ án, không dựa vào kết quả tranh tụng thực tế tại phiên tòa mà đã vội vã buộc tội theo hướng mà bản cáo trạng đưa ra dẫn đến hệ quả là bỏ sót tội phạm và người vô tội bị kết tội oan trong nhiều năm liền. Đây là một ví dụ điển hình về vấn đề vừa nêu: Một vụ án giết người, cướp tài sản của công dân xảy ra tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận vào tháng 5/1993 mà dư luận đặt tên là “Vụ án vườn Điều” phải qua hai lần xét xử sơ thẩm và hai lần xét xử phúc thẩm, chỉ đến khi Cơ quan điều tra của Bộ Công an trực tiếp điều tra, thì những người dân vô tội mới được minh oan, trong đó

bà Nguyễn Thị Lâm đã bị giam giữ hơn bảy năm, bị can Nguyễn Thị Nhung thì bị chết

năm 2001 (trước ngày mở phiên toà sơ thẩm lần một 11 ngày)12. Hội đồng xét xử, đặc

biệt là Thẩm phán chủ toạ phiên toà đã quá thụ động trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, không độc lập xét xử mà lại lệ thuộc hoàn toàn vào kết quả điều tra của Cơ quan điều tra và cáo trạng của Viện kiểm sát, hoạt động chứng minh tội phạm của Hội đồng xét xử hầu như không có, phán quyết của Hội đồng xét xử mang tính chủ quan, áp đặt chứ không hề dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên toà như tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã đề ra (Thời điểm xét xử hai vụ án này đã có NQ số 08), mặc dù các chứng cứ trong “vụ án vườn điều” có rất nhiều mâu thuẫn nhưng Hội đồng xét xử không hề xem xét, hay bỏ qua tất cả những ý kiến bào chữa của Luật sư, dẫn đến việc xét xử không bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, hậu quả là người dân vô tội bị oan trong suốt mấy năm trời, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án.

Như vậy, tại phiên tòa Hội đồng xét xử một mặt độc lập với bản cáo trạng mà Kiểm sát viên trình bày tại phiên tòa mặt khác cũng cần xem xét tới lời luận tội của Kiểm sát viên tại, bởi lẽ lời luận tội đó chính là căn cứ pháp lý và cũng là một trong những tài liệu để Hội đồng xét xử xem xét, đánh giá và xác định sự thật của vụ án, bản luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa, những ý kiến của Kiểm sát viên chỉ là đề nghị Hội đồng xét xử khi nghị án, nó chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với Hội đồng xét xử. Vì vậy, Hội đồng xét xử cũng phải độc lập với lời luận tội của Kiểm sát viên thì mới đảm

bảo được tính khách quan tại phiên tòa.Cụ thể như khi trình bày lời luận tội của mình,

Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử chuyển tội danh nhẹ hơn cho bị cáo khác với lời luận tội trong bản cáo trạng, nhưng Hội đồng xét xử thấy việc đề nghị của Kiểm sát viên là không có căn cứ, khi đó Hội đồng xét xử phải độc lập khi xem xét lời yêu cầu của Kiểm sát viên. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo Nguyễn Văn A về tội giết người theo khoản 2 Điều 93 Bô luật hình sự, khi trình bày lời luận tội, Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử kết án bị cáo về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự, Hội đồng xét xử thấy đề nghị của Kiểm sát viên là không có căn cứ. Trong trường hợp này thì Hội đồng xét xử vẫn giữ nguyên tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tung hình sự: “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử”. Trong trường hợp này Viện kiểm sát truy tố và Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với bị cáo A là tội giết người, nên Hội đồng xét xử vẫn có quyền kết án bị cáo A về tội giết người. Quyết định này là hoàn toàn đúng pháp

12

luật, không vi phạm Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự. Mặt khác, tại Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định: “Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể… hoặc kết luận về một tội danh nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn bộ vụ án”. Do đó, Hội đồng xét xử kết án bị cáo A về tội giết người là hoàn toàn đúng pháp luật và đảm bảo được tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm.

Như đã phân tích, bản chất của bản cáo trạng là văn bản tố tụng hình sự, thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát về tội trạng của bị can. Nhưng đó không phải là quan điểm bất biến, trước khi mở phiên tòa, nếu Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố thì Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án. Nếu Viện kiểm sát rút một phần quyết định

truy tố thì Tòa án xét xử phần không rút của quyết định truy tố13. Theo quy định tại

Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự: “tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể

rút toàn bộ hay một phần quyết định truy tố hoặc kết luận theo tội danh nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn xét xử toàn bộ vụ án”. Và tại khoản 2 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã quy định trong trường hợp khi nghị án Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì khi nghị án, Hội đồng xét xử vẫn phải giải quyết từng vấn đề một, nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì khi tuyên án Hội đồng xét xử

tuyên bố bị cáo vô tội.Đây là một trong những nội dung cho thấy sự độc lập giữa Hội

đồng xét xử với quyết định truy tố của Kiểm sát viên. Bởi lẽ, trong quá trình thảo luận nghị án, Hội đồng xét xử phải hoàn toàn độc lập, căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét, đầy đủ, toàn diện các chứng cứ của Kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, đặc biệt là không chịu ảnh hưởng từ bản cáo trạng mà Kểm sát viên trình bày tại phiên tòa. Do đó, mặc dù Kiểm sát viên rút quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn phải xem xét toàn bộ vụ án và có quyền ra bản án tuyên bị cáo không có tội nếu việc rút truy tố của Viện kiểm

sát là có cơ sở. Nếu thấy việc rút truy tố của Kiểm sát viên không có căn cứ thì Hội

đồng xét xử quyết định đình chỉ vụ án và kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên xem xét việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Tuy nhiên, với quy định này thì khi Tòa án thấy việc rút truy tố của Viện kiểm sát là không có căn cứ thì lại “làm việc” với chính Viện kiểm sát (dù là Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp). Điều này làm Tòa án hạn chế quyền nhân danh Nhà nước, mất tính độc lập trong xét xử và phụ thuộc hoàn toàn vào Viện kiểm sát, dù đó là hai cơ quan có chức năng độc lập nhau. Mặt khác, nếu Viện kiểm sát rút truy tố mà Toà án vẫn xét xử và kết tội, Toà án sẽ làm thay chức năng buộc tội của Viện kiểm sát dẫn đến tình trạng toà vừa buộc tội, vừa xét xử và tạo ra một hệ thống 3 cơ quan buộc tội (Điều tra, Kiểm sát, Toà án) ảnh

13

hưởng đến tính khách quan, độc lập xét xử của Toà án, xâm phạm đến quyền lợi của người bị buộc tội.

Tóm lại, khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm phải hoàn toàn độc lập với Kiểm sát viên và bản cáo trạng mà Kiểm sát viên bảo vệ, Hội đồng xét xử phải tự mình nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, kết hợp với những chứng cứ mới thu được tại phiên tòa xét xử và kết quả tranh tụng để có kết luận riêng của mình đối với từng vấn đề sao cho chính xác, hợp lý, hợp tình và tính thuyết phục đối với người dân tham gia phiên tòa, từ đó đảm bảo cho phiên tòa thật sự công bằng và minh bạch.

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 36 - 40)