Tòa án là cơ quan bảo vệ công lý, công bằng xã hội, là phương tiện quan trọng nhất bảo vệ con người cùng với các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, là nơi phán xử một cách nghiêm minh mọi tranh chấp, khôi phục các trật tự bị vi phạm và trừng phạt những người vi phạm pháp luật. Tòa án ngay từ khi xuất hiện đã là biểu tượng của công lý, là sự hiện diện sống động của pháp luật, là hình ảnh thực tế về Nhà nước. Vì vậy, chỉ có xét xử độc lập thì mới đảm bảo Tòa án tồn tại đúng với bản chất của mình. Có nghĩa là Tòa án mà hiện thân là Thẩm phán và Hội thẩm phải triệt để tuân thủ nguyên tắc: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Tuy nhiên, khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập không có nghĩa là xét xử tùy tiện mà độc lập trong khuôn khổ pháp luật. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải dựa vào các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án, chứ không được áp đặt ý chí chủ quan của mình. Điều này đòi hỏi có tính chất bắt buộc đối với Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Vấn đề mấu chốt của Nhà nước pháp quyền là bảo đảm
tính thượng tôn pháp luật. Pháp luật chỉ được thượng tôn khi mà mọi quy định của pháp luật phải được nghiêm chỉnh tuân thủ một cách triệt để. Việc Thẩm phán và Hội thẩm tuân thủ pháp luật vừa đảm bảo tính pháp chế vừa đảm bảo được tính công bằng trong việc ra bản án. Pháp luật bao gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật là những căn cứ duy nhất để Hội đồng xét xử đưa ra các phán quyết của mình.
2.2.1 Nguyên tắc tuân theo pháp luật là một bảo đảm quan trọng của tính pháp chế
Để bảo đảm cho nguyên tắc độc lập xét xử không bị vi phạm, đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, từ các quy định của pháp luật tố tụng đến các quy định của pháp luật về nội dung. Theo Điều 3 Bộ luật tố tụng hình sự về nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự là mọi hoạt động trong tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đặc biệt là các nguyên tắc của tố tụng hình sự”. Bởi lẽ pháp chế là nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt xã hội, trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, của những người có chức vụ và của công dân. Đây là nguyên tắc Hiến định được hiểu là thường xuyên, nhất quán tuân thủ và chấp hành các quy định của pháp luật. Trong pháp luật tố tụng hình sự nguyên tắc bảo đảm pháp chế được cụ thể hóa trong việc xác lập trật tự tiến hành giải quyết vụ án hình sự. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể và các quy định của pháp luật phải được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh, thống nhất nhất là trong quá trình xét xử Thẩm phán và Hội thẩm phải triệt để tuân theo các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu các quy định trong giai đoạn này có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn xét xử thì Thẩm phán và Hội thẩm cũng không được tự tiện thay đổi hoặc thực hiện trái với quy định của luật hiện hành, tính tối thượng của pháp luật phải được tuân theo một cách triệt để. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện có những điểm còn mâu thuẫn, chưa phù hợp với thực tiễn xét xử thì Hội đồng xét xử chỉ có quyền kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung, trong thời gian chưa có sửa đổi, bổ sung thì vẫn phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của luật hiện hành.
Và theo Điều 12 Bộ luật tố tụng hình sự thì trong quá trình tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hánh vi, quyết định của mình. Đối với Thẩm phán, Hội thẩm thì trách nhiệm lại càng cao hơn. Theo đó, nguyên tắc này không cho phép Thẩm phán và Hội thẩm khi có sai lầm trong xét xử đổ lỗi cho cấp
trên hoặc cho người khác. Mặc khác việc tuân thủ nguyên tắc này cũng để bảo đảm cho nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử chỉ tuân theo pháp luật được thực hiện có hiệu quả. Thật vậy, đối với Hội đồng xét xử thì việc tuân theo các quy định của pháp luật là một yêu cầu vừa có tính Hiến định vừa thể hiện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Tại phiên tòa, mọi cử chỉ, hành động của Hội đồng xét xử đều phải tuân thủ rất chặt chẽ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, khi nghị án, thảo luận và ra bản án phải tuân theo các quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo, liên quan đến việc quy định các biện pháp tư pháp. Bỡi lẽ một khi Thẩm phán và Hội thẩm không tuân thủ triệt để những nguyên tắc của tố tụng hình sự, thì mặc dù họ chọn
đúng các quy phạm pháp luật cần áp dụng nhưng rất có thể tinh thần pháp chếđể đảm