vào hoạt động xét xử vẫn còn khá phổ biến
Theo quy định tại Điều 11 và Điều 32 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Thẩm phán và Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án và Phó Chánh án và trở thành người tiến hành tố tụng làm nhiệm vụ xét xử một vụ án nào đó trên cơ sở một quyết định của một trong số Cán bộ lãnh đạo của Tòa án. Sau khi được phân công thụ lý hồ sơ vụ án thì lúc này mối quan hệ pháp luật tố tụng đã được đặt dưới sự kiểm soát của mối quan hệ hành chính. Và cũng chính mối quan hệ này đã chi phối hoạt động của Thẩm phán và Hội thẩm, hạn chế hoặc làm mất đi tính độc lập của những người này khi xét xử. Xét từ phía Cán bộ lãnh đạo Tòa án, trong một số trường hợp do không tin tưởng vào cán bộ cấp dưới nên họ đã can thiệp vào công việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm, yêu cầu báo cáo, thỉnh thị hoặc thậm chí chỉ đạo những
người này xét xử theo ý kiến chủ quan của mình. Cũng không ít trường hợp do những động cơ cá nhân hay vụ lợi mà Chánh án, Phó Chánh án chỉ thị cho Thẩm phán và Hội thẩm xét xử thế này hoặc thế khác nhằm mang lại lợi ích cho mình hoặc lợi ích của người khác. Trong cơ quan Tòa án, quan hệ hành chính giữa Thẩm phán, Hội thẩm tồn tại không chỉ với Chánh án, Phó Chánh án mà còn cả Chánh tòa và các Phó Chánh tòa chuyên trách. Chính những chủ thể này đã ảnh hưởng không ít tới sự độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm làm cho phán quyết của Hội đồng xét xử thiếu tính khách quan, công bằng. Một ví dụ điển hình về việc Cán bộ lãnh đạo Tòa án can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm: Ngày 21, 22/7/2005, Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền đưa vụ án chống người thi hành công vụ tại phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, Hải Phòng ra xét xử sơ thẩm công khai. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân quận Ngô Quyền các bị cáo Bùi Hiệp Hoà, Vũ Quý Mão, Vũ Văn Đào, Vũ Văn Hùng, Quách Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Minh, Vũ Thị Hương Mai, Vũ Thị Bích Vân, Đỗ Hồng Minh bị khởi tố theo khoản 2 Điều 257 vì "gây hậu quả nnghiêm trọng". Nội dung vụ án được xác định như sau:
Sáng ngày 27/1/2005, Ủy ban nhân dân phường Máy Chai thực hiện quyết định cưỡng chế xây dựng trái phép đối với 2 căn hộ của Vũ Quý Mão và Vũ Văn Đào tại khu đường tàu Máy Điện. Lực lượng cưỡng chế đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để thực hiện việc cưỡng chế nhưng các bị cáo Hoà, Mão, Đào, Hùng, Tuấn, Thị Minh, Mai, Vân, Hồng Minh đã cản trở làm cho hoạt động cưỡng chế gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: Hoà và Mai đã kích động hai hộ trên chống đối lại lệnh cưỡng chế. Tuấn chặn và đe doạ không cho xe máy xúc vào vị trí tháo dỡ. Mão và Đào cố thủ trên mái nhà, đe doạ ông Thọ và những người trong lực lượng tháo dỡ. Minh đổ xăng ra nền nhà và tấm cót tre, Hùng lấy can xăng còn lại đổ tiếp và châm lửa làm cho xăng bùng cháy. Khi lực lượng công an bắt và đang dẫn giải Mão lên xe ba bánh thì Hồng Minh (anh vợ Mão) đã xông tới chặn đầu xe ba bánh, cản không cho xe đi. Tại phiên tòa cả 9 bị cáo đã bị tuyên án với mức hình phạt theo khoản 2 Điều 257 Bộ luật hình sự về tội chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, điều khiến dư luận quan tâm tại phiên toà không phải là bản án với tổng cộng 201 tháng tù dành cho các bị cáo mà lại là những vi phạm về thủ tục tố tụng tại phiên toà. Một trong những nguyên tắc của Bộ Luật tố tụng hình sự là Hội đồng xét xử làm việc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nhưng xuyên suốt phiên toà này nguyên tắc trên đã không được tuân thủ đầy đủ. Nhiều mẩu giấy liên tục được chuyển vào cho Hội đồng xét xử và Công tố viên. Đến khi Hội đồng xét xử tuyên bố tạm nghỉ phiên toà để nghị án, Luật sư Lê Đức Bảy - Văn phòng Luật sư 19/8 đi lên phía chỗ ngồi của Hội đồng xét xử và đã “tìm thấy" một mẩu giấy với nội dung: "Em tập trung hỏi phần hành vi chống người... còn việc hành chính em chỉ
hỏi chừng mực" với chữ ký mà theo Luật sư Bảy cho rằng đây có thể là của ông Chánh
án Toà án quận Ngô Quyền16. Như vậy, việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm đã bị
can thiệp bởi Cán bộ lãnh đạo Tòa án cụ thể là Chánh án Tòa án nhân dân đã trực tiếp chỉ đạo việc xét xử và chính việc làm này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án, gây mất niềm tin của quần chúng vào nền công lý.
Ở nước ta, Tòa án nhân dân được tổ chức theo đơn vị hành chính – lãnh thổ. Dù là Chánh án hay Thẩm phán thì họ vẫn bị chi phối bởi các ý kiến của Cấp ủy hay lãnh đạo chính quyền địa phương. Trước khi đưa một cán bộ Tòa án vào danh sách tuyển chọn để bổ nhiệm Thẩm phán, Lãnh đạo Tòa án cũng vẫn cần ý kiến của Cấp ủy và chính quyền địa phương nơi đặt trụ sở của Tòa án. Tổ chức Đảng của Tòa án là cấp dưới của tổ chức Đảng ở địa phương, vì vậy muốn hay không, hoạt động chuyên môn của Tòa án là công tác xét xử cũng vẫn phụ thuộc vào ý kiến của Cấp ủy hoặc ý kiến của cá nhân nào đó giữ vai trò trong Cấp ủy. Là người chịu sự quản lý về nghiệp vụ của Tòa án cấp trên nhưng Chánh án, Thẩm phán Tòa án địa phương lại đồng thời chịu sức ép từ phía Cấp ủy và chính quyền địa phương – cơ quan, tổ chức trực tiếp nắm giữ các quyền lợi vật chất và chính trị của Chánh án và Thẩm phán nên khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm cũng không thể độc lập. Trong thực tế nguyên tắc này còn bị vi phạm nghiêm trọng, cấp uỷ Đảng còn can thiệp sâu vào hoạt động xét xử của Toà án dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, vị thế của Thẩm phán bị xâm hại, lòng tin của nhân dân đối với nền công lý xã hội chủ nghĩa bị suy giảm. Vì vậy, cần có cơ chế đảm bảo để nguyên tắc có hiệu lực trên thực tế. Trở lại với ví dụ đã được phân tích ở phần trước để thấy được sự can thiệp của Cấp ủy Đảng vào hoạt động xét xử của Tòa án17: Vụ tiêu cực đất đai năm 2005 tại thị xã Đồ Sơn – Thành phố Hải Phòng, lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo không đúng pháp luật trở thành can thiệp bất hợp pháp vào công tác xét xử. Trong vụ này, cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố ba bị cáo: Vũ Đức Vân – nguyên Bí thư Thị Ủy Đồ Sơn, Hoàng Anh Hùng – nguyên Chủ tịch thị xã Đồ Sơn, Lưu Kim Thái – nguyên Trưởng phòng quản lý đô thị, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn theo khoản 1 Điều 281 Bộ luật hình sự về tội: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, với tội danh này thì hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm nhưng Tòa án chỉ tuyên phạt cảnh cáo đối với ba bị cáo trên. Khi vụ việc được làm sáng tỏ thì những người xét xử vụ án này cho biết là do Thành ủy và Ủy ban nhân dân gợi ý làm như thế, sở dĩ họ làm như vậy là do sự can thiệp và sức ép từ phía lãnh đạo thành phố Hải
16
http://dddn.com.vn/3455cat104/xet-xu-vu-an-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu-tai-toan-an-nhan-dan-quan-ngo- quyen-hai-phong-nhieu-dieu-bat-minh.htm
17
Phòng18. Qua việc phân tích ví dụ trên cho thấy sự can thiệp của Thành ủy và chính quyền địa phương đã vi phạm một cách nghiêm trọng đến nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án, vụ án tuy xét xử có đúng người nhưng lại không đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng không chỉ dừng lại ở đó mà quan trọng hơn là việc làm đó đã ảnh hưởng đến uy tín của nền tư pháp Việt Nam, của công cuộc đấu tranh chống tham nhũng mà Nhà nước ta đã tuyên bố là “quyết tâm, dù ở chức vụ nào cũng xử”. Tuy nhiên, trong vụ này dù có can thiệp của Thành ủy và áp lực của địa phương nhưng trong vụ xét xử vụ án có sai sót, trách nhiệm trước hết thuộc về thành viên Hội đồng xét xử. Họ có thể đổ lỗi cho ai vì luật pháp (Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự) đã quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.