Một số quy định về nguyên tắc xét xử mang tính độc lập của Tòa án trong

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 25 - 26)

pháp luật của Liên hiệp Vương quốc Anh

Anh là một nước theo pháp luật Châu Âu lục địa. Vì thế trong hệ thống pháp luật ở Anh việc xét xử có thể nói rất dễ dàng không mang tính chất của một cơ quan tài phán là đại diện nhà nước và nhân dân đứng ra xét xử một cách nghiêm minh nhằm bảo vệ công lý và không có một cơ chế nào thấy được sự độc lập trong xét xử của Tòa án cũng như những Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn. Ở Anh Tòa cấp sơ thẩm hay còn gọi là Tòa vi cảnh là cấp thấp nhất trong hệ thống xét xử mà ở đó các Thẩm phán vi cảnh là những người không chuyên và tham gia xét xử mà không hưởng lương( họ được gọi là Thẩm phán hòa bình), và đa số các vụ án ở Anh được khởi đầu và kết thúc ở Tòa vi cảnh vậy mà việc xét xử tại các Tòa án này lại không có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn và mỗi vụ xét xử thường có hai hoặc ba Thẩm phán hòa bình cùng tham gia (Thẩm phán có hưởng lương có thể xét xử một mình).

Hệ thống tư pháp ở Anh cũng còn chịu sự chi phối của Nghị viện, thậm chí quyết định cuối cùng đối với những vụ án phức tạp lại thuộc về Thượng nghị viện chứ không phải là Tòa án, chính điều này đã làm cho nền tư pháp ở Anh phụ thuộc ít nhiều vào hành pháp, mặc dù Anh vẫn quy định hệ thống Tòa án phải độc lập khi xét xử. Tuy nhiên cũng như các nước tuy hệ thống Tòa án chưa hoàn toàn độc lập trước lập pháp và hành pháp nhưng ở Anh cũng có một số đặc điểm đảm bảo tính độc lập của các

thành viên trong Hội đồng xét xử khi xét xử vụ án. Ví dụ như Thẩm phán được bổ nhiệm là những người thông thạo pháp luật, là các Luật sư đã có kinh nghiệm tại các Tòa án, quy định về tiêu chuẩn của Thẩm phán Anh thì lại rất cao, họ phải là những người có học thức cao và hạnh kiểm tốt để bảo vệ tinh thần độc lập khi xét xử mà các nghiệp đoàn luật ở Anh đã xây dựng. Khả năng độc lập của Thẩm phán Anh rất cao nó được chứng minh bởi câu nói của Jennings (nhà văn nước Anh): “Người ta không bao

giờ chỉ trích các vị Thẩm phán Anh thiên vị, ăn hối lộ hay chịu ảnh hưởng chính trị9.

Về việc tham gia xét xử, so với Thẩm phán Mỹ pháp luật Anh cho phép Thẩm phán được hoàn toàn độc lập một cách tích cực. Khi kết luận về lời buộc tội, lời bào chữa hay bản án thì Thẩm phán có thể đưa ra kết luận hay định hướng cho Bồi thẩm đoàn. Khác với Việt Nam trong trường hợp này, trong hoạt động xét hỏi thì Thẩm phán hỏi xong lần lượt đến các Thẩm phán còn lại và cuối cùng là Hội thẩm nhân dân và khi kết luận thì biểu quyết theo đa số tức là nếu Hội thẩm không đồng ý thì quyết định của Thẩm phán cũng không được chấp nhận. Khi xem xét hồ sơ vụ án cả Thẩm phán và Hội thẩm phải nắm rõ tình tiết của vụ án. Còn ở Anh về việc nắm rõ lý lịch cũng như hồ sơ vụ án đều thuộc về Thẩm phán. Tóm lại, tuy tổ chức hệ thống tư pháp ở Anh không thể độc lập hoàn toàn với hệ thống hành pháp, nhưng trong các quy định của pháp luật vẫn đảm bảo được phần nào cơ chế độc lập của Thẩm phán trong hoạt động xét xử.

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)