Tính độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong giải quyết vụ án

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 28 - 35)

Để đảm bảo cho việc xét xử được bình đẳng, dân chủ, khách quan thì nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nền tảng của tư pháp trong nhà nước pháp quyền. Sự độc lập tư pháp này xuất phát từ bản chất của hoạt động tư pháp mà Tòa án thực hiện “Đã nhân danh công lý và dựa vào công lý thì Tòa án phải xét xử như là một người đứng giữa, trung lập và không phụ thuộc vào bên nào”. Tại phiên tòa giải quyết các vụ án hình sự, nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự độc lập giữa các thành viên trong Hội đồng xét xử trong việc nghiên cứu, xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, độc lập giữa Hội đồng xét xử với các chủ thể tố tụng như: người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng… trong việc đưa ra các phán quyết thật sự khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Bên cạnh đó tính độc lập của Thẩn phán và Hội thẩm cũng chính là sự gắn kết tuyệt đối của các thành viện trong Hội đồng xét xử với luật pháp, độc lập nhưng phải luôn căn cứ vào pháp luật thì mới đảm bảo cho bản án được khách quan, công bằng và đúng pháp luật.

2.1 Tính độc lập giữa các thành viên trong Hội đồng xét xử khi giải quyết vụ án hình sự hình sự

2.1.1 Tính độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong giải quyết vụ án hình sự án hình sự

Như đã phân tích, khi Tòa án ra một bản án hay quyết định thì tuyệt đối phải chính xác và khách quan. Để làm được điều đó thì đòi hỏi những trong Hội đồng xét xử phải độc lập với nhau khi tiến hành chức năng xét xử các vụ án nói chung và vụ án hình sự nói riêng. Với tư tưởng chủ đạo đó mà nguyên tắc “khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đã ra đời và là một nguyên tắc Hiến định nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân trong quá trình nhân danh công lý, đặc biệt được Bộ luật tố tụng hình sự ghi nhận lại như là một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất của tố tụng hình sự. Đây là nguyên tắc bảo đảm cho Thẩm phán và Hội thẩm trong quá trình xét xử không bị ràng buộc bời yếu tố nào ngoài pháp luật, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc bất cứ ai khác không được can thiệp vào

hoạt động xét xử. Mặc khác, sự độc lập đó còn được thể hiện một cách rõ nét giữa các thành viên trong Hội đồng xét xử.

Nói đến Hội đồng xét xử là nói đến Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, là những người đại diện cho công lý, là những trọng tài phân xử công bằng trong xã hội. Vì vậy, trong quá trình xét xử, cá nhân Thẩm phán và Hội thẩm trong cùng Hội đồng xét xử phải độc lập với nhau trong việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá chứng cứ và đưa ra kết luận về sự việc phạm tội và người thực hiện tội phạm không bị phụ thuộc vào quan điểm của các thành viên khác trong Hội đồng xét xử. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, việc xét xử sơ thẩm (hoặc trong những trường hợp nhất định của xét xử phúc thẩm) thành phần của Hội đồng xét xử có Thẩm phán và Hội thẩm. Cụ thể là theo quy định của Điều 185 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu vụ án không mang tính chất nguy hiểm cao thì số Hội thẩm tham dự là hai người còn Thẩm phán là một người, nếu vụ án mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng thì số Hội thẩm là ba người còn Thẩm phán là hai người, và cũng theo Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền”. Điều này có nghĩa là Hội thẩm không chịu sự chi phối của Thẩm phán khi tham gia xét xử vụ án hình sự, thẩm quyền pháp lý của thành viên Hội đồng xét xử là ngang nhau, ý kiến của mỗi thành viên điều được tôn trọng và có tính quyết định như nhau. Khi xét xử, các thành viên trong Hội đồng xét xử độc lập với nhau trong suy nghĩ, trong việc xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, với khả năng của mỗi người thì có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau và có quyền bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình, không ai được can thiệp vào ý kiến của người khác. So với Thẩm phán thì Hội thẩm chỉ là người đưa ra những biểu quyết, chính kiến của mình còn Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa mới là người quyết định cuối cùng bởi Thẩm phán có trình độ hiểu biết pháp luật cao hơn Hội thẩm. Thẩm phán tuy là những người có kiến thức pháp lý, chuyên môn vững vàng ngược lại Hội thẩm là những người không chuyên làm công tác xét xử nhưng không vì thế mà Thẩm phán có quyền áp đặt ý chí đối với Hội thẩm nhân dân buộc Hội thẩm phải thụ động và làm theo ý chí của mình. Trên thực tế xét xử, Hội thẩm là những người bổ sung cho Thẩm phán chuyên nghiệp những vốn sống kinh nghiệm xã hội, dư luận quần chúng vì Hội thẩm chính là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đại diện cho sự hiểu biết pháp luật và đánh giá các hiện tượng, việc làm của nhân dân từ đó góp phần giải quyết vụ án chính xác hơn, toàn diện và khách quan hơn. Có thể nói, trong quá trình xét xử thì tính độc lập được thể hiện một cách cụ thể và rõ nét nhất ở phần thủ tục xét hỏi tại phiên tòa và quá trình nghị án.

Xét hỏi là một bước quan trọng của quá trình xét xử tại phiên tòa. Đây là cuộc điều tra trực tiếp, công khai thông qua việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng, xem xét các tài liệu, chứng cứ đã thu thập ở giai đoạn điều tra, đặc biệt là những tài liệu, chứng cứ được xuất trình tại Tòa án để làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án. Vì vậy, xét hỏi là một trong những nội dung quan trọng của việc nâng cao chất lượng phiên tòa, hoàn thiện giai đoạn này góp phần làm cho phiên tòa mang tính dân chủ, khách quan và công bằng. Trong giai đoạn xét hỏi vai trò của Hội đồng xét xử tại phiên tòa là rất quan trọng vì đây không phải là việc buộc bị cáo cũng như những người tham gia tố tụng phải xác nhận những lời khai mà họ đã khai ở Cơ quan điều tra để hợp thức hóa một bản án đã quyết định sẵn căn cứ vào hồ sơ mà đây chính là cuộc trực tiếp thẩm tra, công khai lại các chứng cứ về mọi tình tiết của vụ án để đi đến quyết định xử lý vụ án. Cũng chính vì kết quả của việc xét hỏi chính là cơ sở để quyết đinh vụ án nên Hội đồng xét xử phải xét hỏi một cách độc lập, đầy đủ, khách quan, cần phải tránh tư tưởng quá tin vào hồ sơ mà coi nhẹ tác dụng của việc xét hỏi ở phiên tòa hoặc cho rằng việc xét hỏi chỉ nhằm buộc bị cáo phải xác nhận những lời khai mà họ đã khai ở Cơ quan điều tra. Trong quá trình xét hỏi, nguyên tắc độc lập có tầm quan trọng rất lớn trong việc xác định sự thật của vụ án, một khi Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với nhau, trong việc đưa ra những câu hỏi nhằm làm sáng tỏ vụ án thì bản án được tuyên sẽ đảm bảo được tính khách quan, công bằng đặc biệt là không bỏ sót tội phạm và không làm oan người vô tội.

Trong những vụ án lớn, phức tạp, thời gian xét xử nhiều ngày thì Hội thẩm có thể yêu cầu Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa có sự phân công giữa các thành viên trong Hội đồng xét xử để có thể xét hỏi đầy đủ các vấn đề, làm rõ các tình tiết của vụ án nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Nếu được phân công xét hỏi một vấn đề nào đó trong vụ án thì Thẩm phán và Hội thẩm cần chuẩn bị các câu hỏi rõ ràng, rành mạch, đúng trọng tâm của vấn đề. Thông thường việc phân công xét hỏi có sự bàn bạc thống nhất trong Hội đồng xét xử để đảm bảo tính chủ động khi xét hỏi tại phiên tòa. Tuy nhiên sự bàn bạc đó cũng cần phải đảm bảo được tính độc lập giữa các thành viên trong Hội đồng xét xử.

Đối với các vụ án hình sự trình tự xét hỏi được quy định tại Điều 207 Bộ luật tố

tụng hình sự: “khi xét hỏi từng người, Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm,

sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của các đương sự”. Kết hợp với việc xét hỏi Hội đồng xét xử cũng phải xem xét những vật chứng có liên quan đến vụ án, kiểm tra, đối chiếu giữa các lời khai với vật chứng nhằm làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án. Chủ tọa phiên tòa điều khiển việc xét hỏi và bao giờ cũng hỏi trước, Hội thẩm nhân dân hỏi bổ sung và làm rõ vấn đề thêm. Pháp luật quy định: “khi

xét xử Thẩm phán và Hội độc lập, ngang quyền” trong việc đưa ra ý kiến cũng như các quyết định của riêng mình tại tòa. Trong suốt cả phiên tòa họ hoàn toàn chủ động thực hiện quyền của thành viên Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật, Hội thẩm có quyền hỏi những người tham gia tố tụng bất cứ vấn đề gì liên quan đến vụ án mà mình cảm thấy cần thiết để làm sáng tỏ vụ án mà không cần hỏi ý kiến của của Chủ tọa phiên tòa. Đây cũng chính là biểu hiện của sự độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm trong quá trình xét hỏi.

Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử tính độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm vẫn chưa được đảm bảo nhất là trong thủ tục xét hỏi. Là một thành viên chiếm đa số trong Hội đồng xét xử nhưng tại phiên tòa vai trò của Hội thẩm trong lúc xét hỏi rất mờ nhạt. Có rất nhiều trường hợp Hội thẩm nhân dân không tập trung tham gia xét xử, có vị thì ngồi đọc báo, có vị thì nghe điện thoại ngay trong lúc phiên tòa đang diễn ra. Chính vì thái độ thờ ơ, vô tâm, không có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc nên hầu hết các Hội thẩm thường rất thụ động trong quá trình xét hỏi. Vì thế phần lớn những câu hỏi trong phần thẩm vấn đều được dồn cho một mình Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa, còn các vị Hội thẩm chỉ dừng lại ở mức gọi là “phụ họa”. Cụ thể là đa phần Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử đều phụ thuộc vào ý kiến, các câu hỏi Thẩm phán đưa ra để hỏi bị cáo thì Hội thẩm lại lặp lại ý đó để khẳng định lần nữa chứ không hỏi những câu hỏi mang tính thực tế, hiểu được tâm tư của bị cáo dẫn đến phiên tòa trở nên mờ nhạt, không giúp nhiều cho việc làm sáng tỏ vụ án. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính độc lập xét xử của Tòa án, bản án sẽ không thể đạt được tính dân chủ, khách quan, không thể có tình có lý nếu Hội thẩm không tự mình độc lập và không thể hiện được tinh thần trách nhiệm của một thành viên quan trọng trong Hội đồng xét xử nhất là trong phần xét hỏi – một giai đoạn đề cao tinh thần làm việc độc lập, khách quan, công bằng của Hội đồng xét xử.

Xét hỏi là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử và cũng là giai đoạn quan trọng nhất để xác định sự thật của vụ án, có thể những câu hỏi và những câu trả lời tại phiên tòa không khác với những câu hỏi và câu trả lời ở giai đoạn điều tra, nhưng nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng ở chỗ việc hỏi và trả lời được diễn ra công khai, nó là hình thức kiểm nghiệm kết quả điều tra của Cơ quan điều tra và thể hiện vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm trong việc xét hỏi để tìm ra sự thật của vụ án nhưng phải bảo đảm nguyên tắc: “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Nếu trong giai đoạn này tính độc lập giữa Thẩm phán và Hội thẩm không được đảm bảo, giữa họ còn phụ thuộc vào nhau quá nhiều thì sẽ dẫn đến tình trạng nhiều tình tiết sự thật của vụ án sẽ không được làm sáng tỏ, bản án được tuyên sẽ không đảm

bảo khách quan, tính thuyết phục, từ đó dẫn đến bản án sơ thẩm sẽ bị hủy, bị sửa nhiều, bỏ lọt tội phạm và làm oan sai người vô tội.

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập trong quá trình nghị án

Tính độc lập xét xử giữa Thẩm phán và Hội thẩm không chỉ thể hiện trong giai đoạn tố tụng xét hỏi mà trong quá trình nghị án nguyên tắc đó cũng phải được áp dụng một cách có hiệu quả nhất. Nghị án là một một khâu rất quan trọng trong giai đoạn tố tụng. Bởi lẽ nghị án không chỉ đơn thuần là thảo luận, bàn án mà thông qua việc bàn đó còn ra một bản án quyết định số phận của một con người. Vì vậy trong quá trình nghị án, nguyên tắc xét xử độc lập có tầm quan trọng rất lớn, một khi Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với nhau thì mới cho ra đời những phán quyết thật sự khách quan, công bằng, dân chủ, hợp lý, hợp tình.

Khi nghị án, cả Thẩm phán và Hội thẩm đều có quyền trình bày ý kiến, quan điểm của mình, Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa. Theo quy định tại khoản 1 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự:

“Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình

bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án”. Theo quy định này

thì chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án và cũng chỉ những người này mới được có mặt trong phòng nghị án, ngoài ra không một ai khác có quyền vào phòng nghị án. Quy định này nhằm bảo đảm tính độc lập tuyệt đối của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử, tránh sự can thiệp trái pháp luật của người khác.

Trong quá trình nghị án, Chủ tọa phiên tòa đưa ra các vấn đề cụ thể về vụ án để Hội đồng xét xử thảo luận. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đều phải có ý kiến, quan điểm độc lập không phụ thuộc vào nhau khi thảo luận về các vấn đề cần giải quyết

trong vụ án. Khi thảo luận từng vấn đề như định tội danh, áp dụng điều khoản Bộ luật

hình sự, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các biện pháp tư pháp…Thẩm phán chỉ nên lấy ý kiến của các Hội thẩm nhân dân để thẩm định rằng: Cáo trạng của Viện kiểm sát đưa ra có khách quan theo niềm tin nội tâm của Hội thẩm nhân dân và so với những gì mà Hội thẩm nhân dân biết được hay không, hành vi mà bị cáo đã thực hiện trước đó có đáng bị coi là có tội hay không… Dựa trên nghề nghiệp, kinh nghiệm sống, môi trường mà Hội thẩm nhân dân đang sống rất giống hoặc rất gần bị cáo… thì Hội thẩm nhân dân đưa ra kết luận là hành vi do bị cáo gây ra là nguy hiểm hay không nguy hiểm đối với cộng đồng, nếu các Hội thẩm nhân dân cho rằng hành vi đó nguy hiểm

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 28 - 35)