Tổ chức lại hệ thống Tòa án không phụ thuộc vào đơn vị hành chính

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 73 - 74)

Theo định hướng của Nghị quyết 49/NQ ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 sẽ tiến tới tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính gồm Toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập Toà chuyên

trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Toà án, từng khu vực30. Đây là một

định hướng hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền tư pháp hiện đại, hiệu quả trong nhà nước pháp quyền. Thay đổi cách thức tổ chức Tòa án dựa trên tiêu

30

chí địa giới hành chính sang tiêu chí, chức năng, thẩm quyền xét xử là sự đổi mới có tính chất then chốt, đột phá trong cải cách tư pháp có ý nghĩa đảm bảo nguyên tắc độc lập của Tòa án, mặc khác đảm bảo được tính hiệu quả và tích cực của toàn bộ hệ thống Tòa án, khắc phục được những hạn chế của hệ thống Tòa án hiện nay. Do đó, cần sắp xếp lại để hệ thống Tòa án hiện đại được tổ chức theo thẩm quyền xét xử, phải tách hệ thống Tòa án ra khỏi sự lệ thuộc vào chính quyền địa phương. Bàn về vấn đề này Phó Giáo Sư. Tiến Sĩ. Nguyễn Đăng Dung cho rằng: “Dù tổ chức Nhà nước theo chế độ nào thì Tòa án luôn là một bộ phận của tư pháp và có tính độc lập tuyệt đối. Vì thế, đơn vị xét xử phải được phân biệt với đơn vị hành chính hay lập pháp. Sự độc lập của Tòa án không đơn giản được thể hiện trong quá trình xét xử mà phải được đảm bảo để tránh những can thiệp của các cơ quan hành pháp, lập pháp trong hoạt động và đặc biệt là khi ra bản án, quyết định. Ông khẳng định: “cải cách tư pháp cũng là nhằm hướng đến một nền tư pháp trong đó không có “vùng cấm” cho hoạt động xét xử và điều chỉnh để mở rộng chính sách “Tòa án độc lập xét xử” ra ngoài phạm vi không gian, thời gian đang tồn tại hiện nay, đồng thời có các chính sách để đảm bảo cho tính độc lập trong xét xử của Tòa án. Để làm được điều này, thành lập các Tòa án khu vực theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính là điều không cần bàn

cãi”31. Những điều này kết hợp với sự tự do về ngân sách nghĩa là việc trả lương cho

Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác của Tòa án nên từ một ngân sách riêng, không lệ thuộc vào ngân sách địa phương. Ngạch Thẩm phán phải hạch toán, phân bổ ngân sách riêng từ trung ương, các địa phương tuyệt nhiên không nên có ảnh hưởng gì đến chi tiêu của Tòa án. Việc khen thưởng Thẩm phán, tăng lương, tăng ngạch nên thực hiện theo kênh độc lập, không tuân theo phương pháp quản lý đặc trưng của hệ thống hành chính. Có như vậy thì nguyên tắc độc lập mới được thực hiện có hiệu quả được.

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 73 - 74)