Nhiều Thẩm phán có hành vi tiêu cực, vi phạm quy tắc nghề nghiệp làm cho

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 63 - 64)

phán quyết của Hội đồng xét xử chưa thật sự khách quan, công bằng

Trong hoạt động xét xử, các Thẩm phán là vị “quan tòa” đại diện cho cái thiện chống lại cái ác, là người cầm cân nảy mực, đại diện cho quyền lực nhà nước, thực hiện quyền xét xử với mục đích đem lại công bằng cho xã hội, đảm bảo sự ổn định, phát triển mang lại ý nghĩa xã hội to lớn. Bên cạnh những Thẩm phán luôn tận tâm với công việc, yêu nghề, giải quyết vụ án bằng cả lương tâm và đạo đức của mình thì cũng không ít các cán bộ ngành bị biến chất, tha hóa về đạo đức, vi phạm pháp luật, vi phạm về các nguyên tắc nghề nghiệp đặc biệt là nguyên tắc xét xử độc lập, một nguyên tắc được xem như lời thề đối với các Thẩm phán khi xét xử.

Thẩm phán dù là những tham gia xét xử tại phiên tòa nhưng trước hết và mãi mãi là họ vẫn là một con người. Họ hoàn toàn có thể mắc sai lầm, đôi khi dao động và dễ sa ngã. Xem xét một số trường hợp rất ít Thẩm phán thời gian qua bị kỷ luật vì có tiêu cực trong công tác cho thấy: Những kẻ “chạy án” không hề đe dọa, không hề cưỡng

bức… những Thẩm phán này21. Nói cách khác là các Thẩm phán hoàn toàn được độc

lập xét trong mối quan hệ với bên ngoài. Nhưng công lý đôi khi vẫn có thể mua được bằng tiền ngay tại tòa mà người bán lại chính là những người đại diện cho công lý. Trường hợp này không nên đổ lỗi cho pháp luật, cho cơ chế không đảm bảo cho Thẩm phán được độc lập mà do các Thẩm phán này đã không độc lập được với chính bản thân mình. Sau đây là một một ví dụ điển hình cho vấn đề vừa nêu:

Ngày 6/9/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã hoàn tất cáo trạng, truy tố Hoàng Ngọc Hoài - nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang về tội nhận hối lộ. Vụ việc được tóm tắt như sau: Nguyễn Văn Long (18 tuổi), ngụ tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang bị phạt 15 tháng tù về tội Cướp tài sản, Vụ án bị kháng cáo

21

Xem Báo cáo Tổng kết công tác năm 2009 của Toà án nhân dân Tối cao : Năm 2009, có 44 người là Thẩm phán hoặc lãnh đạo TAND địa phương bị kỷ luật. Nguyên nhân chính của việc bị kỷ luật này là do vi phạm phẩm chất đạo đức, nhận tiền của đương sự, làm trái nguyên tắc quản lý tài chính, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, có sai sót trong xét xử.

và thẩm phán Hoài được phân công xét xử phúc thẩm. Muốn “xin” cho con trai được hưởng án treo, ông Nguyễn Văn Quảng đã tìm gặp Hoài nhờ giúp đỡ và được nhận lời muốn Long được án treo thì chi phí là 10 triệu đồng. Quảng đưa Hoài trước 7 triệu đồng, phần còn lại sẽ đưa sau. Ngày 16/12/2009, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang xét xử phúc thẩm vụ án và Hoài đã tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại. Long được trả tự do tại tòa nhưng một tháng sau thì Long bị Công an bắt lại. Khi Hoài trả lại

tiền cho Quảng thì bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ22. Qua ví dụ trên cho thấy

hành vi “nhận hối lộ” của Thẩm phán Hoài thật đáng phê phán, đã vi phạm trầm trọng quy tắc nghề nghiệp của Thẩm phán, trước cám dỗ vật chất, vì đồng tiền mà họ không thể giữ được phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cao quý của mình, đặc biệt là đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên tắc xét xử độc lập.

Tóm lại, chính vì Tòa án vẫn còn tồn tại những cán bộ tư pháp có hành vi tiêu cực trong hoạt động xét xử, không tuân thủ triệt để nguyên tắc xét xử độc lập nên đã xảy ra tình trạng nhiều án bị hủy, sửa mà đặc biệt là gây ra tình trạng oan sai kéo dài. Vì vậy, đảm bảo cho Thẩm phán độc lập xét xử ngoài ý nghĩa nâng cao chất lượng xét xử mà còn có ý nghĩa xác định lỗi và truy cứu trách nhiệm cá nhân. Bản án được tuyên sẽ không thể khách quan, đúng người, đúng tội khi ở đâu đó còn tồn tại những người Thẩm phán chưa thật sự độc lập, liêm chính và thiếu tinh thần trách nhiệm đấu tranh vì lẽ phải

.

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 63 - 64)