Quy định của Cộng hòa Pháp về nguyên tắc độc lập xét xử

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 26 - 28)

Chỉnh thể của nước Pháp là chỉnh thể cộng hòa lưỡng tính, Chỉnh thể này vừa có những đặc điểm của chỉnh thể cộng hòa Tổng thống vừa có đặc điểm của chỉnh thể cộng hòa Đại nghị, chính vì đặc điểm này mà nó có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống cơ quan xét xử là Tòa án. Chỉnh thể của Pháp áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách mềm dẻo, nên quyền tư pháp của Pháp không được độc lập một cách tuyệt đối như trong chỉnh thể cộng hòa Tổng thống ở Mỹ, điều này thể hiện trong quan hệ của tư pháp, lập pháp với hành pháp. Sự hiện diện của Tòa hành chính ở Pháp cho thấy rằng tư pháp vẫn chưa độc lập hoàn toàn với hành pháp. Tuy nhiên, ở Pháp không vì sự độc lập không tuyệt đối đó mà làm mất đi tính độc lập của các Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn khi xét xử mà nó còn có một quy định đặc biệt nhằm bảo đảm tính độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán đó là quyền bất khả bãi miễn Thẩm phán là một trong những nguyên tắc cơ bản được pháp luật ghi nhận nhằm bảo đảm cho Thẩm phán thật sự vô tư và độc lập khi xét xử. Quyền bất khả bãi miễn của Thẩm phán được

9

quy định trong Hiến pháp và được khẳng định trong quy chế Thẩm phán10. Với quy định này của Pháp sẽ tạo tâm lý ổn định khi thực hiện nhiệm vụ của mình, từ đó sẽ làm tăng tính độc lập cho các Thẩm phán khi xét xử. Việt Nam cũng có thể xem xét quy định này để áp dụng trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay nhằm nâng cao chất lượng xét xử đảm bảo tính công bằng khách quan.

Khác với Việt Nam Thẩm phán ở Pháp do Tổng thống bổ nhiệm còn ở Việt Nam Thẩm phán do Chánh án tòa án nhân tối cao bổ nhiệm bên cạnh đó luật cũng quy định Chánh án phải chịu trách nhiệm cũng như báo cáo trước cơ quan quyền lực cao nhất đó là Quốc hội. Tuy nhiên, cả hai đều hướng tới sự độc lập của Thẩm phán khi xét xử, họ đều có những cơ chế chính sách riêng theo chế độ chính trị mà đất nước đang thực hiện nhưng mỗi nước sẽ đạt được những kết quả nhất định.

Giống với Việt Nam, ở Pháp khi xét xử Bồi thẩm đoàn bình đẳng, ngang quyền với Thẩm phán chuyên nghiệp và chỉ tuân theo pháp luật. Bồi thẩm đoàn cùng nghị án với Thẩm phán cả về tính chất tội phạm, hình phạt áp dụng đối với bị cáo góp phần giúp cho vụ án diễn ra dân chủ, khách quan, công bằng và thực tế hơn.

Tóm lại, ở Pháp cũng có sự quy định về sự độc lập trong hoạt động xét xử cũng như đưa ra các bản án. Tuy nhiên sự độc lập này chỉ ở mức độ tương đối, cũng như các nước khác Pháp cũng tìm mọi cách để cải thiện nâng cao tính độc lập của Tòa án mà Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn (Ở Việt Nam gọi là Hội thẩm nhân dân) là những người đại diện cho Tòa án trong hoạt động xét xử. Nhưng những quy định cũng như những chế định về tính độc lập của Tòa án chưa thật sự rõ ràng và phát huy tác dụng của nó trong hoạt động xét xử chính của Tòa án ở Pháp.

10

Nguyễn Đăng Dung, Vị trí vai trò của thể chế tư pháp trong Nhà Nước pháp quyền, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.108.

CHƯƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUYÊN TẮC

THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO

Một phần của tài liệu nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự (Trang 26 - 28)