5. Kết cấu của đề tài
1.3.1.4 Phúc lợi và dịch vụ
Phúc lợi: Là phần thù lao gián tiếp đƣợc trả dƣới dạng hỗ trợ về cuộc sống ngƣời lao động. Việc đƣợc hƣởng các chính sách phúc lợi xã hội đầy đủ, kịp thời sẽ khiến cho ngƣời lao động yên tâm công tác, nâng cao sự trung thành, tin tƣởng đối với công ty. Có 2 loại phúc lợi cho ngƣời lao động:
- Phúc lợi bắt buộc: Là các phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức bắt buộc phải đƣa ra theo yêu cầu của pháp luật. Ở nƣớc ta phúc lợi bắt buộc gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động: Chế độ trợ cấp ốm đau; Chế độ trợ cấp thai sản; Chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc tai nạn nghề nghiệp; Chế độ hƣu trí và chế độ tử tuất.
- Phúc lợi tự nguyện: Là các phúc lợi mà tổ chức tự đƣa ra, tùy thuộc vào khả năng kinh tế của họ. Có thể gồm: Các phúc lợi đảm bảo nhƣ đảm bảo thu nhập, đảm bảo hƣu trí; Tiền trả cho những giờ không lao động; Phúc lợi cho lịch làm việc linh hoạt v.v…
Dịch vụ cho ngƣời lao động: Là các khoản tài chính gián tiếp hỗ trợ cuộc sống cho ngƣời lao động nhƣng ngƣời lao động phải trả thêm một khoản tiền nào đó.
Các loại dich vụ cho ngƣời lao động: dịch vụ tài chính (bán hàng, giảm giá, hiệp hội tín dụng, mua cổ phần của Công ty, cửa hàng, cửa hiệu, căn tin..), dịch vụ xã hội (trợ cấp giáo dục, dịch vụ giải trí )…
Tóm lại tất cả các yếu tố: Tiền lƣơng, tiền công, thƣởng, phúc lợi, phụ cấp, dịch vụ cần đƣợc sử dụng một cách hiệu quả nhằm tạo ra động lực kích thích cao nhất đối với ngƣời lao động. Ngƣời lao động thƣờng mong đợi những cố gắng và kết quả thực hiện công việc của họ đƣợc đánh giá và khen thƣởng xứng đáng. Những mong đợi này sẽ hình thành và xác định mục tiêu, mức độ thực hiện công việc mà ngƣời lao động cần đạt đƣợc trong tƣơng lai. Và ngƣợc lại nếu Công ty để cho ngƣời lao động thấy rằng sự cố gắng vất vả và mức độ thực hiện tốt công việc của họ không đƣợc đền bù tƣơng xứng, họ sẽ không cố gắng làm việc nữa, dần dần hình thành tính ỳ, thụ động trong tất cả lao động của Công ty.