7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
1.3.4. Bài học kinh nghiệm về quản trị chi phí cho Việt Nam
Thông qua việc tìm hiểu tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tế của các NMLD trên thế giới về công tác quản lý chi phí, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng ở các NMLD ở Việt Nam như sau:
1. Phân loại chi phí theo các NMLD ở Indonesia: phân loại các chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (theo biến phí và định phí). Phương pháp phân loại này phù hợp với đặc thù của NMLD, công suất vận hành càng lớn thì các chi phí biến đổi càng lớn (chủ yếu là chi phí dầu thô, hóa phẩm xúc tác). Cách phân loại này cũng chỉ ra những chi phí đặc thù của NMLD như: chi phí nhiên liệu/năng lượng, chi phí bảo dưỡng…
2. Chi phí năng lượng và chi phí bảo dưỡng là hai loại chi phí đặc thù rất cần được các NMLD quan tâm, quản lý. Các chỉ số EII hay MI (do tổ chức Solomon xây dựng) được theo dõi, đánh giá ở các NMLD ở Đức để tìm ra những cơ hội giảm thiểu chi phí. Chi phí bảo dưỡng có thể được giảm thiểu nhờ chiến thuật bảo dưỡng hợp lý
31
(kéo dài chu kỳ bảo dưỡng, nâng cao năng lực máy móc, tránh bảo dưỡng, sửa chữa trong giai đoạn giá dầu tăng cao…)
3. Sử dụng phần mềm LP nhằm tối ưu hóa vận hành của các phân xưởng để tìm kiếm phương án tăng thời gian vận hành, giảm thiểu chi phí, quản lý nguyên vật liệu đầu vào, tối ưu hóa tiêu thụ xúc tác.
Tóm tắt chương 1:
Trong Chương 1, tác giả tổng quan lại cơ sở lý luận chung về quản lý chi phí (các nội dung của quản lý chi phí từ thu thập thông tin, phân loại chi phí, phân bổ chi phí, công tác xây dựng định mức, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tới phân tích ra quyết định) và phương pháp xây dựng giá thành sản phẩm áp dụng trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất. Tiếp theo đó, tác giả cũng tổng hợp những nghiên cứu/ kinh nghiệm của một số Nhà máy lọc dầu trên thế giới về quản lý chi phí và xây dựng giá thành sản phẩm.
32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN