7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị chi phí của các NML Dở Indonesia
1.3.1.1. Kinh nghiệm phân loại chi phí
Theo tài liệu hướng dẫn vận hành NMLD của Technip, phương pháp phân loại chi phí phổ biến được áp dụng tại các NMLD ở Indonesia là phương pháp phân loại chi phí theo mối quan hệ mức độ hoạt động. Theo đó, các khoản mục chi phí được phân chia thành:
Chi phí dầu thô: Bao gồm dầu thô và tất cả các chi phí cần thiết để đưa dầu thô về đến bể chứa của nhà máy: vận chuyển, bảo hiểm ...Đây là chi phí biến đổi, tuy nhiên tỷ trọng dầu thô trong tổng chi phí rất lớn, thường chiếm hơn 90% tổng chi phí nên thường được theo dõi riêng.
Chi phí biến đổi: Là những chi phí thay đổi theo công suất hoạt động của nhà máy, cụ thể gồm:
- Chi phí hóa phẩm - Chi phí xúc tác
- Chi phí nhiên liệu/năng lượng: NMLD sử dụng các loại nhiên liệu như khí thải từ chính NMLD (fuel gas), và dầu FO/ dầu cặn. Nhiên liệu được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tại các phân xưởng (ví dụ để làm nóng feedstock...) hay sản xuất điện (đốt lò hơi).
Chi phí cố định: Là những chi phí hầu như không thay đổi hoặc mức độ rất nhỏ khi công suất nhà máy thay đổi, cụ thể gồm:
- Chi phí nhân công: Phụ thuộc vào quy mô, mức độ phức tạp, yếu tố vùng miền....
- Chi phí bảo dưỡng: Chi phí này biến động rất nhiều ở mỗi NMLD khác nhau tùy thuộc vào mức độ ổn định của nhà máy, trình độ vận hành, năng lực tự bảo dưỡng.
25
Một nhà máy lọc dầu có thiết kế ban đầu tốt kết hợp với vận hành, đào tạo và quản lý tốt có thể tăng mức độ ổn định của nhà máy, kéo dài thời gian giữa những lần bảo dưỡng và giảm chi phí bảo dưỡng.
- Chi phí quản lý chung: Những chi phí này bao gồm thuế, bảo hiểm và các chi phí vận hành khác (chi phí cho khối quản lý, quản lý chất lượng, mua sắm,...)
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực lọc hóa dầu, phần lớn các NMLD trên thế giới đều sử dụng cách phân loại này bởi nó chỉ ra các chi phí mang tính đặc thù của NMLD và cung cấp các thông tin quản trị chi phí kịp thời cho nhà quản lý.
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi phí năng lượng
Chi phí năng lượng chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí vận hành NMLD. Vì vậy, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong việc sử dụng năng lượng cũng có thể mang đến lợi ích rất lớn cho NMLD. Nghiên cứu tại các NMLD của Pertamina cho thấy chi phí năng lượng chiếm tới 60% trong tổng chi phí vận hành và theo ước tính của Pertamina, nếu chỉ số tiêu thụ năng lượng (EII)1 giảm 1 đơn vị thì NMLD có thể tiết kiệm khoảng 1,7 triệu USD mỗi năm (giả thiết chi phí nhiên liệu ở mức 5 USD/triệu Btu).
Để quản lý tốt chi phí năng lượng, từ năm 2013, Pertamina đã triển khai thử nghiệm Hệ thống quản lý năng lượng (EMS) toàn diện nhằm giảm chi phí năng lượng của các NMLD thông qua việc nâng cao hiệu quả vận hành nhà máy, cải tiến quy trình sản xuất và nâng cao năng lực con người. Nội dung của hệ thống EMS được mô tả trong hình 1.4. Trước khi triển khai áp dụng hệ thống EMS, vấn đề quản lý chi phí năng lượng được mỗi NMLD triển khai theo những cách khác nhau, không có sự thống nhất và gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc theo dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng giữa các nhà máy cũng như đưa ra các chương trình, kế hoạch hoạt động.
Từ sau khi áp dụng hệ thống EMS, vấn đề quản lý chi phí năng lượng đã được thống nhất trong toàn bộ các NMLD của Pertamina:
- Xây dựng mục tiêu 4 năm để tất cả các nhà máy đạt được hiệu quả sử dụng
1 EII: Chỉ số tiêu thụ năng lượng (Energy Intensity Index) do tổ chức Solomon xây dựng và được sử dụng rộng rãi trong các NMLD trên thế giới. EII cho biết mức độ tiêu thụ năng lượng thực tế của một nhà máy lọc dầu so với mức tiêu thụ tiêu chuẩn của nhà máy đó. Chỉ số này được tính toán theo công thức sau:
26
năng lượng cao nhất và các ý tưởng cải tiến kỹ thuật đưa ra thống nhất để đạt được mục tiêu đó;
- Trong vận hành sản xuất, các chỉ số KPI về năng lượng được áp dụng cho tất cả các hoạt động có liên quan đến năng lượng (bao gồm cả mua sắm, bảo dưỡng sửa chữa...) và vấn đề sử dụng hiệu quả năng lượng được thảo luận tại tất cả các cuộc họp quan trọng;
- Đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản với 22 nội dung về sử dụng hiệu quả năng lượng và toàn Pertamina đã có 3 chương trình thi đua tiết kiệm năng lượng khác nhau ở cấp độ cá nhân và cấp độ nhà máy.
Kết quả cụ thể thu được sau khi áp dụng thử nghiệm EMS tại 2 NMLD như sau: - Trong vận hành Nhà máy:
Đã xác định được khả năng tiết kiệm 135 triệu USD/năm trong đó đã tiết kiệm được 19 triệu USD/năm thông qua việc áp dụng ngay một số cải tiến kỹ thuật;
Đã xây dựng được 121 chỉ tiêu KPI gắn với tất cả các vị trí có liên quan;
Thường xuyên tổ chức các buổi họp liên quan đến tiết kiệm năng lượng;
Mức độ sẵn sàng của trang thiết bị được tăng thêm 13%; - Trong đào tạo nâng cao năng lực con người:
Đã tổ chức đào tạo đầy đủ 22 nội dung trong chương trình đào tạo về quản lý năng lượng cho người lao động;
Đào tạo nhận thức về quản lý năng lượng cho 48 cổ đông chiến lược;
Hệ thống các tài liệu thành “Sổ tay quản lý năng lượng”.
Hình 1.4: Nội dung hệ thống EMS tại các NMLD của Pertamina
Cải tiến quy trình sản
xuất
- Thiết lập hệ thống chỉ số KPI để theo dõi mức độ tiêu thụ năng lượng trên toàn nhà máy
- Theo dõi mức độ sẵn sàng vận hành của trang thiết bị, máy móc - Gắn kết các chỉ số KPI tới tất cả các vị trí có liên quan (từ Tổng giám đốc nhà máy tới các bộ phận trực tiếp vận hành)
- Tổ chức theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện ở mọi cấp độ
Nâng cao năng lực con
người
- Xây dựng chương trình đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động
- Tổ chức các hình thức thi đua tiết kiệm năng lượng để tạo động lực cho người lao động
Nâng cao hiệu quả vận
hành
- Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng
- Lựa chọn áp dụng một số giải pháp để kiểm chứng
27