Các giải pháp khắc phục các tồn tại trong công tác quản trị chi phí tại Công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty TNHH TMV lọc hóa dầu bình sơn luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 84 - 87)

7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

3.2.1. Các giải pháp khắc phục các tồn tại trong công tác quản trị chi phí tại Công

CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỌC HÓA DẦU BÌNH SƠN

3.2.1. Các giải pháp khắc phục các tồn tại trong công tác quản trị chi phí tại Công ty Công ty

Về phân loại chi phí

Như phân tích ở trên, phương pháp phân loại chi phí hiện tại ở công ty là phương pháp phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của chi phí (theo khoản mục chi phí). Cách phân loại này đáp ứng các yêu cầu của kế toán tài chính. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của nhà quản trị, phương pháp này chưa thể hiện đúng bản chất một số loại chi phí đặc thù.

Công ty nên phân loại chi phí sản xuất theo những phương pháp khác nhau, đặc biệt là cách phân loại theo mức độ hoạt động (biến phí và định phí) như các NMLD trên thế giới để thuận tiện hơn trong việc phân tích quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận. Có thể học hỏi cách phân loại này trong bài học kinh nghiệm của các NMLD ở Indonesia. Bên cạnh đó cần xác định những đối tượng chịu phí đặc thù của loại hình NMLD, trong đó chú ý tách Chi phí năng lượng tiêu thụ nội bộ và tổn thất ra khỏi chi phí dầu thô để quản lý riêng và tách chi phí chuyên gia vận hành (O&M), chi phí bảo dưỡng ra khỏi khoản mục chi phí thuê ngoài.

Có thể tạm phân loại lại chi phí như sau:

Chi phí dầu thô: Bao gồm giá trị dầu thô và tất cả các chi phí cần thiết để đưa dầu thô về đến bể chứa của nhà máy: vận chuyển, bảo hiểm ...Chi phí dầu thô chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh nên theo dõi theo một khoản mục riêng

75

Chi phí biến đổi khác: Là những chi phí thay đổi theo công suất hoạt động của nhà máy, ngoại trừ dầu thô cụ thể gồm:

- Chi phí hóa phẩm - Chi phí xúc tác

- Chi phí vật liệu, phụ tùng thay thế, vật tư tiêu hao

- Chi phí nhiên liệu/năng lượng: NMLD sử dụng các loại nhiên liệu như khí thải từ chính NMLD (fuel gas), và dầu FO/ dầu cặn. Nhiên liệu được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tại các phân xưởng (ví dụ để làm nóng feedstock...) hay sản xuất điện (đốt lò hơi).

Chi phí cố định: Là những chi phí hầu như không thay đổi hoặc mức độ rất nhỏ khi công suất nhà máy thay đổi, cụ thể gồm:

- Chi phí khấu hao Tài sản cố định - Chi phí nhân công

- Chi phí bảo dưỡng - Chi phí quản lý chung

Về công tác xây dựng định mức

Công ty đã thực hiện đúng, đầy đủ Nghị định 201/CP ngày 26/05/1981 của Chính phủ về “Quản lý định mức kinh tế kỹ thuật” và Quyết định số 1310/UBKH ngày 16/10/1981 của Ủy ban kế hoạch Nhà nước về “Nhiệm vụ, Quyền hạn và Tổ chức của Hội đồng xét duyệt định mức kinh tế kỹ thuật”. Công ty đã xây dựng được 09 bộ định mức (chi tiết ở mục 2.2.2). Các bộ định mức đã trở thành công cụ quan trọng để lập kế hoạch, kiểm soát hoạt động của Công ty. Trong quá trình triển khai áp dụng các bộ định mức, Công ty đã tiến hành chỉnh sửa, bổ sung định mức. Có bộ định mức đã được chỉnh sửa đến 02 lần từ 2011 đến nay. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát trong khâu vận chuyển dầu thô cần được tăng cường. Định mức hao hụt vận chuyển dầu thô cần được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế. Định mức tiêu hao nguyên liệu (dầu thô, hóa phẩm xúc tác) cũng cần tiếp tục được chỉnh sửa vì hiện nay Nhà máy vận hành theo nhiều phương án công suất khác nhau và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng hơn. Nhiệm vụ này có liên quan đến rà soát và bổ sung các quy trình liên quan đến các khâu hoạt động, sản xuất, kinh doanh của Công ty.

76

Như vậy, trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng chỉnh sửa định mức hao hụt trong vận chuyển và nhập dầu thô (07-HH), định mức tiêu hao dầu thô (01-KT) và định mức về bảo dưỡng sửa chữa (bộ định mức 03 và 04).

Về xây dựng kế hoạch SXKD hàng năm

Công ty đã xây dựng đầy đủ, chi tiết các kế hoạch sản xuất cần thiết dựa trên các định mức đã ban hành và kết quả tính toán của phần mềm LP (Linear Program). Kế hoạch sản xuất là công cụ quan trọng để kiểm soát chi phí của công ty. Tuy nhiên, một số kế hoạch được xây dựng liên quan tới giá dầu thô như kế hoạch doanh thu, lợi nhuận, giá thành… chưa thật sát với thực tế và tính khoa học chưa cao vì kế hoạch được xây dựng dựa vào giá dầu thô giả định: 73 USD/thùng năm 2011, 100 USD/thùng năm 2012, 2013, 2014. Việc giả định giá dầu thô cố định như vậy dẫn đến việc xây dựng kế hoạch không còn phù hợp với tình hình thực tế. Đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2014, giá dầu liên tục giảm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty cần lập kế hoạch dựa vào giá dầu thô dự báo của các công ty có uy tín trên thế giới thì kế hoạch được lập sẽ có cơ sở khoa học hơn.

Về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Việc xây dựng giá thành của Công ty dựa trên phương pháp phân loại và phân bổ chi phí truyền thống. Do quy trình sản xuất phức tạp, khép kín và cùng một nguyên liệu đầu vào cho 07 sản phẩm đầu ra nên các chi phí phải tập hợp theo toàn bộ quy trình và phân bổ theo tiêu thức phù hợp để xác định giá thành sản phẩm. Việc quy đổi các sản phẩm dở dang (về dầu thô hoặc thành phẩm) mang tính tương đối nên ảnh hưởng tới độ chính xác của giá thành. Trên cơ sở quy trình công nghệ của Nhà máy, kết hợp với kinh nghiệm của các thực tế tại Nhà máy lọc dầu trên thế giới, tác giả đề xuất một số điều chỉnh trong phương pháp quy đổi sản phẩm dở dang.

1. Hoàn thiện việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: đánh giá hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý tạo điều kiện cho công tác tính giá thành sản phẩm được chính xác từ đó đưa công tác định giá bán sản phẩm trong từng khâu bán hàng và các giá thành quản lý. Như đã phân tích ở mục 2.2.4, hiện nay hầu hết các sản phẩm dở dang của nhà máy được quy đổi thành dầu thô/ sản phẩm với tỷ lệ 1:1. Về cơ bản, cách quy đổi này tương đối đơn giản và có thể chấp nhận được vì

77

xét theo quy trình công nghệ, phần lớn các sản phẩm dở dang này tương đối gần với sản phẩm và chỉ cần đưa vào phối trộn là tạo ra thành phẩm. Tuy nhiên, xét về lâu dài Nhà máy cần nghiên cứu hoàn thiện phương pháp quy đổi sản phẩm dở dang để có thể xác định chính xác hơn giá thành sản phẩm. Đó là xác định giá trị sản phẩm dở dang theo giá bán. Đối với các ngành sản xuất khác, việc xác định giá bán sản phẩm chỉ được thực hiện sau khi xác định giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, ở NMLD Dung Quất nói riêng và các NMLD trên thế giới nói chung, giá bán sản phẩm thường được xác định bằng cách tham chiếu giá bán trên thị trường quốc tế. Vì vậy, có thể sử dụng giá bán sản phẩm của Nhà máy trong xác định tương quan giữa giá trị của các SPDD với giá bán sản phẩm để xác định tỷ lệ quy đổi.

2. Cải tiến và hoàn thiện phương pháp xác định và phân bổ chi phí: trước hết phải tổ chức xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các định mức chi phí mang tính tiên tiến để phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá quá trình hoạt động của Công ty. Lựa chọn và hoàn thiện các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho phù hợp với nội dung của từng yếu tố chi phí cần phân bổ. Bởi vì lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp và khoa học sẽ làm cho giá thành, giá vốn và kết quả kinh doanh hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty TNHH TMV lọc hóa dầu bình sơn luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)