7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
2.2.5. Đánh giá kết quả, phân tích và ra quyết định sản xuất kinh doanh
Mục tiêu chính của các nhà quản lý thường là lợi nhuận, nhà quản lý quyết định có nên tăng sản lượng hay đầu tư thêm tài sản cố định, hoặc tăng giá bán để tăng lợi nhuận? Hoạt động đến mức nào thì hòa vốn? Phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi
61
nhuận sẽ cung cấp thông tin giúp nhà quản lý trả lời những câu hỏi trên và có những phương án lựa chọn để có quyết định tối ưu. Tuy nhiên, giá bán sản phẩm của Công ty lại được xác định theo giá thị trường (giá thế giới) có sự điều tiết của Nhà nước nên việc phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận là không có ý nghĩa thiết thực.
Từ năm 2013-nay, Công ty áp dụng cơ chế tài chính mới được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 26/7/2012. Để cung cấp các thông tin quản trị cho các nhà quản lý, từ năm 2013, Công ty đã quan tâm phân tích chi phí - sản lượng - lợi nhuận. Tuy nhiên, việc phân tích này mới đề cập đến phân tích nguyên nhân của biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận mà chưa đề cập tới khối lượng sản phẩm hòa vốn, tỷ lệ số dư đảm phí… nên chưa có những thông tin quản trị hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định SXKD.
Đối với NMLD Dung Quất nói riêng và các NMLD trên thế giới nói chung, kết quả tính toán của phần mềm LP là cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch SXKD trong kỳ, cung cấp thông tin quản trị quan trọng cho nhà quản trị (doanh thu tối đa, lợi nhuận lọc dầu - Refinery Gross Margin, khối lượng các sản phẩm cần sản xuất trong kỳ). Việc tính toán mới dựa trên chi phí nguyên vật liệu đầu vào (giá dầu thô, hóa phẩm xúc tác), khối lượng, chất lượng dầu thô, nhu cầu về sản phẩm, giá sản phẩm trên thị trường nhưng chưa xét tới các chi phí khác như CP NCTT, CP SXC, CP bán hàng, CP QLDN, CP tài chính. Do đó, kết quả tính toán chưa phản ánh được lợi nhuận thực tế của Công ty.
Từ thực trạng phân tích thông tin để ra quyết định ở Công ty còn nhiều hạn chế như phân tích trên. Tác giả phân tích thêm một số chỉ tiêu về biến động chi phí như sau để góp ý một số giải pháp hoàn thiện về công tác quản lý chi phí ở Công ty.
Phân tích biến động chi phí
Theo phân tích tỷ trọng chi phí ở bảng 2.6 về cơ cấu giá thành sản phẩm của NMLD Dung Quất từ năm 2010-2014, ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn chiếm hơn 95% tổng chi phí. Trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí dầu thô chiếm hơn 99,4%. Vì vậy, chi phí dầu thô đóng vai trò trọng yếu trong tổng chi phí. Do đó, tác giả quan tâm đến thành phần chi phí này và đi vào phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu qua các năm so với kế hoạch hàng năm. Có thể tóm tắt thành bảng tính sau.
62
Bảng 2.8: Bảng phân tích biến động chi phí dầu thô thực tế so với kế hoạch qua các năm từ 2010-2014 Năm Kế hoạch Thực tế Biến động tiêu hao nguyên vật liệu (triệu VND) Biến động giá nguyên vật liệu (triệu VND) Tổng biến động chi phí dầu thô (triệu VND) Lượng (tấn) Đơn giá (triệu VND) Lượng (tấn) Đơn giá (triệu VND) a0 b0 a1 b1 (a1-a0)*b0 a1*(b1-b0) 2010 2.650.000 12,883 2.946.305 13,784 3.817.297 2.654.621 6.471.918 2011 5.540.000 12,952 5.727.675 14,691 2.430.767 9.960.427 12.391.193 2012 6.450.000 13,374 6.449.241 14,220 (10.151) 5.456.058 5.445.907 2013 6.031.100 14,602 6.382.792 15,870 5.135.407 8.093.380 13.228.787 2014 5.789.725 14,298 5.944.436 15,003 2.212.058 4.190.827 6.402.885
Qua bảng phân tích biến động chi phí dầu thô thực tế so với kế hoạch, tác giả nhận xét như sau.
Nhìn chung, chi phí dầu thô đều biến động tăng thực tế so với kế hoạch qua các năm. Biến động năm 2013 là nhiều nhất và năm 2012 là ít nhất. Qua các năm, chi phí dầu thô đều biến động tăng cả lượng tiêu hao và giá dầu thô (ngoại trừ biến động tiêu hao dầu thô năm 2012). Đây là biến động xấu.
Phân tích biến động chi phí dầu thô năm 2013 giữa thực tế và kế hoạch, ta thấy chi phí dầu thô chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi giá mua dầu thô, mức tiêu hao dầu thô. Chi phí dầu thô tăng so với kế hoạch 0.15%, cụ thể:
+ Giá mua dầu thô trung bình trong năm là 113 USD/thùng tăng 13 USD/thùng so với kế hoạch (tương ứng tăng 13%), đồng thời tỷ giá VND/USD bình quân trong năm 2013 là 20.949 giảm 0,2% so với kế hoạch. Từ 2 yếu tố trên đã làm chi phí mua dầu thô trong năm 2013 tăng hơn 8.093.380 triệu đồng so với kế hoạch. Biến động yếu tố giá là khách quan do tỷ giá và giá dầu thế giới tác động chủ yếu. Tuy nhiên, Công ty cũng cần kiểm soát phần chi phí mua hàng và có biện pháp hạn chế tác động của giá dầu như dự báo giá dầu, dùng các công cụ tài chính nhằm hedging giá dầu…
+ Chi phí dầu thô còn bị tác động bởi biến động tiêu hao dầu thô. Năm 2013, biến động tiêu hao dầu thô làm chi phí dầu thô tăng lên hơn 5.135.407 triệu đồng so với kế hoạch. Yếu tố lượng tiêu hao dầu thô tăng có thể do chất lượng dầu thô mua vào, công tác giám sát sản xuất chưa chặt chẽ …. Công ty cần tăng cường các hoạt
63
động bảo dưỡng thường xuyên, xây dựng quy trình giám sát sản xuất ở từng giai đoạn sản xuất cụ thể…
Tương tự, tác giả phân tích biến động chi phí dầu thô giữa năm nay và năm trước.
Bảng 2.9: Bảng phân tích biến động chi phí dầu thô giữa năm nay và năm trước liền kề
Năm
Thực tế
Biến động tiêu hao dầu thô (triệu VND)
Biến động giá dầu thô (triệu VND)
Tổng biến động chi phí dầu thô
(triệu VND) Lượng (tấn) Đơn giá (triệu VND) ai bi M1 = (ai+1 – ai)* bi M2 = ai+1*( bi+1- bi) M = M1 + M2 2010 2.946.305 13,784 2011 5.727.675 14,691 38.338.404 5.195.001 43.533.405 2012 6.449.241 14,220 10.600.526 (3.037.593) 7.562.934 2013 6.382.792 15,870 (944.905) 10.531.607 9.586.702 2014 5.944.436 15,003 (6.956.710) (5.153.826) (12.110.536)
Biến động tiêu hao dầu thô và biến động giá đều tăng giữa năm 2011 và năm 2010. Sở dĩ biến động tiêu hao dầu thô tăng cao như vậy vì tháng 6 năm 2010 Công ty mới được bàn giao nhà máy nên lượng dầu thực tế sản xuất chỉ tương ứng với 7 tháng cuối năm.
Giữa năm 2012 và năm 2011 biến động tiêu hao dầu thô tăng nhưng biến động giá nguyên vật liệu giảm. Nguyên nhân là do năm 2011 có dừng nhà máy 52 ngày để bảo dưỡng lớn. Giá dầu thô trung bình năm 2012 là 120,75 USD/thùng, giảm xuống 3USD/thùng so với năm 2011.
Với giá mua dầu thô trung bình 120,75 USD/thùng trong năm 2012 tăng lên 125,1 USD/thùng trong năm 2013, tỷ giá VND/USD tăng 0,5% so với so với năm trước đã làm biến động giá dầu thô năm 2013 tăng lên so với năm 2012.
Năm 2014, nhà máy thực hiện bảo dưỡng lớn lần 2. Thêm vào đó, kể từ giữa tháng 7/2014, giá dầu thô thế giới bắt đầu giảm. Do đó, cả biến động tiêu hao và biến động giá dầu thô năm 2014 đều thấp hơn so với năm 2013.
64
Như vậy, với các ảnh hưởng của giá mua dầu thô, tỷ giá và mức tiêu hao đã làm cho chi phí dầu thô biến động giữa các năm. Công ty cần chú trọng một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố trên đến biến động chi phí dầu thô.
Phân tích tỷ suất chi phí
Như phân tích ở Chương 1, chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất kinh doanh mới chỉ phản ánh quy mô tiêu dùng vật chất, tiền vốn và mức kinh doanh để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí từng thời kỳ phải thông qua chỉ tiêu tỷ suất chi phí.
Bảng 2.10 phản ánh tỷ suất chi phí của Công ty từ năm 2010 đến năm 2014. Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Để tạo ra một đồng doanh thu, Công ty phải bỏ ra chi phí trung bình năm 2010 là gần 1 đồng, năm 2011 là 1,04 đồng, năm 2012 là 1,01 đồng, năm 2013 là 0,97 đồng, năm 2014 là 0,99 đồng. Tỷ suất chi phí càng giảm thì hiệu quả quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh càng cao.
Để xem xét mức độ hiệu quả quản lý chi phí, tác giả lập bảng 2.11, phản ảnh chỉ tiêu mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí thực tế qua các năm và mức độ tăng hoặc giảm tỷ suất chi phí thực tế so với kế hoạch.
Tỷ suất chi phí thực tế năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,04 đồng, năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,03 đồng, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0,04 đồng, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 0,02 đồng.
Mức độ chênh lệch tỷ suất chi phí thực tế so với kế hoạch năm 2010 là 0,02 đồng, năm 2011 là 0,04 đồng, năm 2012 là 0,02 đồng, năm 2013 là 0,01 đồng, năm 2014 là 0,01 đồng
Mức độ chênh lệch tỷ suất chi phí giảm dần qua các năm chứng tỏ Công ty ngày càng quan tâm đến công tác quản lý chi phí trong cả kế hoạch và thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định.
65
Bảng 2.10: Tỷ suất chi phí từ năm 2010-2014 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 KH Thực tế KH Thực tế KH Thực tế KH Thực tế KH Thực tế Tổng chi phí SXKD (tỷ đồng) (1) 36.938 43.028 78.174 87.331 91.043 94.757 96.569 105.386 90.357 92.575 Doanh thu (tỷ đồng) (2) 37.559 43.137 78.095 84.372 91.776 93.854 100.153 108.405 92.157 93.448 Tỷ suất chi phí (3)=(1)/(2) 0,98 1,00 1,00 1,04 0,99 1,01 0,96 0,97 0,98 0,99
Bảng 2.11: Mức độ tăng/giảm tỷ suất chi phí qua các năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Mức độ tăng/giảm (+/-) tỷ suất chi
phí thực tế (đồng) 0,04 (0,03) (0,04) 0,02
Mức độ tăng/giảm (+/-) tỷ suất chi
66