Kinh nghiệm quản trị chi phí của các NML Dở Đức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty TNHH TMV lọc hóa dầu bình sơn luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 37 - 40)

7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

1.3.3. Kinh nghiệm quản trị chi phí của các NML Dở Đức

Nhà máy lọc dầu Bayern được hình thành năm 1998 với sự sát nhập của ba NMLD là Erdoelraffinerie Neustadt GmbH & Co. oHG (ERN) tại Neustadt (do Chính phủ Đức xây dựng năm 1964), Erdoelraffinerie Ingolstadt AG (ERIAG) tại Ingolstadt (do tập đoàn Eni xây dựng năm 1965) và BP Raffinerie Bayern tại Vohburg (do BP xây dựng năm 1967). Ba cơ sở này được liên kết với nhau bằng hệ thống đường ống công nghệ dài khoảng 30km. NMLD Bayern có khả năng chế biến hỗn hợp khoảng 50 loại dầu khác nhau với công suất khoảng 10,3 triệu tấn/năm để tạo ra các loại sản phẩm chính là LPG, Mogas 95/98, Diesel, Jet A-1, Heating Oil và Bitum.

28

Để có thể quản lý tốt chi phí và nâng cao lợi nhuận, NMLD Bayern đã có những biện pháp như sau:

Kinh nghiệm quản lý chi phí năng lượng

Đối với NMLD Bayern, chi phí năng lượng là một chi phí rất lớn, chiếm khoảng 6% tổng chi phí dầu thô của Nhà máy nên vấn đề quản lý chi phí năng lượng được Nhà máy đặc biệt quan tâm. Tương tự như các NMLD ở Indonesia, NMLD Bayern đã sử dụng chỉ số EII như một thước đo hiệu quả cũng như công cụ để đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng trong Nhà máy. Đến thời điểm hiện nay, mức tiêu thụ năng lượng của Nhà máy đã có sự chuyển biến tích cực và đã gần đạt được mức độ cao nhất theo xếp hạng của Solomon (năm 2013 là 84,5% và mục tiêu 2014 là 81,5%).

Để đánh giá được chỉ số EII, Nhà máy đã thực hiện việc theo dõi và đánh giá hoạt động của các phân xưởng/cụm phân xưởng công nghệ theo phương pháp Solomon, trong đó tập trung đánh giá:

- Hiệu quả sử dụng năng lượng ở các phân xưởng cần gia nhiệt (Fire-Heater Efficiency);

- Chu trình vận hành của các phân xưởng cần gia nhiệt (Process duty); - Chu trình gia nhiệt ở các phân xưởng đó (Fire-Heater process duty); - Biến động về mức tiêu thụ Nhiên liệu và Coke;

- Tối ưu hóa sử dụng hơi nước tạo ra từ quá trình đốt nhiên liệu; - Hiệu quả của quá trình phát điện;

- Mức tiêu thụ điện năng của các phân xưởng công nghệ.

Từng chỉ tiêu năng lượng cụ thể sẽ được xây dựng, chuẩn hóa sau khi có đánh giá của tổ chức Solomon và cập nhật vào cơ sở dữ liệu (Databook) hàng năm của Nhà máy làm cơ sở để theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn Nhà máy.

Kinh nghiệm quản lý chi phí bảo dưỡng

Ngoài chi phí năng lượng, chi phí bảo dưỡng là khoản chi phí vận hành lớn thứ hai của Nhà máy. Chi phí này được đánh giá thông qua chỉ số MI

29

MI: Chỉ số bảo dưỡng (Maintenance Index) do tổ chức Solomon xây dựng và được sử dụng rộng rãi trong các NMLD trên thế giới. Nó cho biết tổng chi phí phải bỏ ra (nhân công, thuê ngoài, nguyên vật liệu, quản lý phí…) cần thiết để thay thế và bảo dưỡng máy móc thiết bị của Nhà máy. MI được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

TA: Bảo dưỡng lớn (Turnaround)

EDC: Tổng công suất chưng cất tương đương (Equivalent Distillation Capacity) Thực tế vận hành cho thấy, chi phí bảo dưỡng của NMLD phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như trình độ vận hành, thời gian vận hành (càng lâu đời thì càng phải bảo dưỡng thường xuyên)… vì vậy, để giảm chi phí bảo dưỡng các NMLD phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau. Tại NMLD Bayern, để giảm chi phí bảo dưỡng, Nhà máy đã áp dụng chiến lược bảo dưỡng tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Nâng cao mức độ sẵn sàng của máy móc thiết bị (High system availability); - Đảm bảo máy móc sẵn sàng vận hành trong nhưng thời điểm lợi nhuận cao; - Rút ngắn thời gian mỗi lần bảo dưỡng; kết hợp thực hiện việc sửa chữa, cải hoán máy móc thiết bị trong thời gian bảo dưỡng; kéo dài thời gian giữa những lần bảo dưỡng định kỳ (hiện nay chu kỳ bảo dưỡng định kỳ của Nhà máy là khoảng 5-7 năm);

- Tối đa hóa công suất vận hành của máy móc thiết bị (nhằm nâng cao lợi nhuận và giảm chi phí đơn vị).

Kinh nghiệm khác

Hiện nay các NMLD trên thế giới đều sử dụng phần mềm LP để tối ưu hóa vận hành. Với chương trình này, NMLD có thể đánh giá quá trình lựa chọn dầu thô, lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, kế hoạch phối trộn sản phẩm, lập kế hoạch cung ứng, kế hoạch ngân sách, đánh giá các dự án sản xuất. Đây là một công cụ hữu hiệu để nâng cao lợi nhuận cho NMLD nhưng nó đòi hỏi người sử dụng phải nắm vững quy trình công nghệ của nhà máy, hiểu rõ về kinh tế NMLD và có kiến thức về thị trường, xây dựng mô hình một cách đơn giản nhất và có khả năng phân tích kết quả.

MI ($/EDC)

Chi phí bảo dưỡng trung bình cho 2 năm không TA+ chi phí TA hiệu chinh =

30

Tại NMLD Bayern, ngoài với những mục tiêu trên, phần mềm LP còn được sử dụng hiệu quả trong công tác quản lý chi phí với hai mục tiêu như sau:

- Tối ưu hóa vận hành của các phân xưởng

Với các phân xưởng Hydrocracking: Sử dụng phần mềm LP để tìm kiếm phương án tăng thời gian vận hành nhằm giảm thiểu chi phí; Lập phương án quản lý nguyên liệu đầu vào; Đánh giá các cơ hội tận dụng công suất dư thừa;

Với phân xưởng FCC: Quản lý nguyên liệu đầu vào, tối ưu hóa tiêu thụ xúc tác, đánh giá các phương án tận dụng dầu thải (slury oil).

- Tối ưu hóa quá trình phối trộn và tối đa hóa công suất

Sử dụng chương trình LP để tối ưu hóa việc phối trộn Xăng và các sản phẩm khác, theo dõi các chỉ số như Octane, Cloud Point… thường xuyên, tối ưu hóa các loại hóa phẩm trong thành phẩm;

Luôn tối đa hóa công suất của Nhà máy khi lợi nhuận dương (số dư đảm phí lớn hơn định phí), khuyến khích các quyết định thương mại trong Nhà máy (bán các sản phẩm trung gian khi được giá, mua các sản phẩm trung gian để tối đa hóa công suất các phân xưởng…).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty TNHH TMV lọc hóa dầu bình sơn luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)