7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
3.1.1. Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp lọc hóa dầu
Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã đề ra mục tiêu về phát triển công nghiệp chế biến dầu khí là “tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài để phát triển nhanh công nghiệp chế biến dầu khí. Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc, hóa dầu, chế biến khí để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác”.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã nêu rõ mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến dầu khí là “phát triển các nhà máy lọc dầu, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu về các sản phẩm dầu trong nước, đưa tổng công suất các nhà máy lọc dầu lên khoảng 25 đến 30 triệu tấn dầu thô vào năm 2020”. Các chính sách phát triển lĩnh vực chế biến dầu khí là “khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên doanh góp vốn xây dựng các nhà máy lọc, hóa dầu, được tham gia thị trường phân phối sản phẩm với thị phần nhất định. Thu hút các công ty kinh doanh sản phẩm dầu khí tham gia liên doanh phát triển các nhà máy lọc dầu để gắn sản xuất với tiêu thụ, điều hòa lợi nhuận giữa sản xuất và kinh doanh”.
Theo đó, mục tiêu đề ra cho lĩnh vực chế biến dầu khí cụ thể là:
Lĩnh vực lọc dầu và sản xuất nhiên liệu sinh học: đầu tư duy trì công suất lọc dầu và công suất sản xuất nhiên liệu sinh học để tổng công suất lọc dầu và công suất sản xuất nhiên liệu sinh học trong nước đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sản phẩm xăng dầu trong nước;
72
Lĩnh vực hóa dầu: đưa các dự án xơ sợi, nhựa đang triển khai đi vào hoạt động theo đúng kế hoạch, đầu tư vào một số sản phẩm nhựa (nhựa alkyd), nguyên liệu xơ sợi (MEG) và hóa dầu (Amoni Nitrat, Amoniac, LAB) khi có điều kiện thích hợp;
Tập trung đầu tư sản xuất các nguyên liệu cho sản xuất polyeste xơ sợi, nâng tổng công suất sản xuất polyeste xơ sợi trong nước lên khoảng 90% nhu cầu trong nước (trong đó công suất các nhà máy Petrovietnam có vốn góp chiếm khoảng 50%); đầu tư sản xuất nhựa với việc bổ sung tổ hợp hóa dầu thứ 2 (PE, PP, PVC) và một số nhà máy nhựa khác (PS, EVA, nhựa alkyd), đưa tổng công suất sản xuất nhựa trong nước lên khoảng 80% nhu cầu nhựa trong nước (trong đó công suất các nhà máy Petrovietnam có góp vốn chiếm khoảng 70%).