Giải pháp giảm chi phí năng lượng và tổn thất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty TNHH TMV lọc hóa dầu bình sơn luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 94 - 96)

7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

3.3.3. Giải pháp giảm chi phí năng lượng và tổn thất

Giải pháp tận dụng công suất phát điện dư thừa

Công ty chỉ sử dụng hệ thống mạng lưới điện quốc gia trong trường hợp khởi động nhà máy, hệ thống lò hơi hoặc phân xưởng điện của nhà máy gặp sự cố. Công suất tối đa mà lưới điện quốc gia có thể cung cấp cho NMLD là 20MW, trong khi đó công suất tiêu thụ nhà máy hoạt động trung bình từ 52-54 MW. Vả lại, tần số và điện áp mạng lưới điện quốc gia dao động nhiều có thể gây hư hỏng các thiết bị trong nhà

85

máy. Thêm nữa, HHP steam (hơi siêu cao áp) sau khi qua tua bin máy phát điện được trích lại hơi MP (hơn trung áp) để phục vụ các nhu cầu khác trong nhà máy. Từ nhu cầu đó, nhà máy đã có phân xưởng điện với bốn máy phát điện. Hiện nay, công suất phát điện của NMLD Dung Quất còn dư thừa khoảng 30MW so với nhu cầu thực tế. Trong khi đó, PVN cũng có một nhà máy sản xuất BioEthanol (BSR-BF) cách Nhà máy khoảng 3 km và nằm cạnh tuyến ống dẫn sản phẩm của Nhà máy. Nhà máy BSR- BF được thiết kế với công suất điện sử dụng là 10,3 MW. BSR-BF cũng có phân xưởng điện hơi với công suất 6,5 MW phần còn lại phải mua điện từ EVN. Vì vậy, nếu xem xét trong nội bộ PVN, Nhà máy có thể cung cấp điện cho BSR-BF với mức giá ngang bằng mức giá của EVN với lượng điện từ 7-9 MW. Sau đó lấy chi phí này bù đắp chi phí sản xuất điện ở Nhà máy. Đây cũng là một biện pháp có thể giảm được chi phí cho BSR và góp phần giảm giá thành sản phẩm.

Giải pháp quản lý năng lượng tiêu thụ nội bộ và tổn thất

Như đã phân tích ở trên, hiện nay công tác quản lý năng lượng của Nhà máy chỉ mới dừng ở mức thống kê tiêu thụ năng lượng cho các cụm phân xưởng chính và chưa chi tiết đến từng phân xưởng, máy móc thiết bị. Điều này đã gây khó khăn trong việc theo dõi cũng như đánh giá chính xác mức độ tiêu thụ năng lượng và tìm ra các cơ hội để giảm mức tiêu thụ năng lượng. Hiện tại, công ty đang ký hợp đồng với tổ chức Solomon để tiến hành thực hiện khảo sát và đánh giá các chỉ số tiêu thụ năng lượng (EII) và chỉ số bảo dưỡng (MI) tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Kết quả đánh giá là cơ sở để so sánh mức độ tiêu hao năng lượng cũng như chi phí dùng cho bảo dưỡng của Nhà máy so với các Nhà máy lọc dầu với công suất tương đương trên thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà máy cần khẩn trương xây dựng và triển khai hệ thống quản lý năng lượng trên toàn Nhà máy. Mô hình hệ thống này có thể tham khảo của các NMLD trên thế giới như tại Indonesia và Đức. Cụ thể:

Hoàn thiện đánh giá mức độ tiêu thụ năng lượng (benchmarking) với tổ chức Solomon để tiến tới xây dựng các chỉ tiêu KPI năng lượng cho toàn Nhà máy;

Mở rộng nghiên cứu, rà soát và thực hiện các biện pháp tối ưu tiêu thụ năng lượng trong các thiết bị đốt có sử dụng nhiều nhiên liệu: Trong Nhà máy có một số thiết bị có mức tiêu thụ nhiên liệu dầu đốt và khí đốt rất lớn như: Lò đốt các phân

86

xưởng CDU, CCR, LCO HDT, các lò hơi của Phân xưởng sản xuất điện hơi. Ngoài ra, cũng có một số thiết bị đốt có sử dụng nhiên liệu nhỏ hơn: lò đốt phân xưởng NHT, lò hơi ở khu bể chứa sản phẩm của Nhà máy,... Những thiết bị này chiếm gần như toàn bộ tiêu thụ nhiên liệu khí đốt và dầu đốt. Nếu nghiên cứu rà soát và hiệu suất nhiệt của các thiết bị này và qua đó đưa ra các biện pháp tối ưu thì có thể tăng hiệu quả hoạt động của các thiết bị và giảm thiểu nhiên liệu tiêu thụ. Thông qua một dự án nghiên cứu với sự hợp tác của VPI, Idemitsu (Nhật Bản) và BSR về khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của lò đốt CDU đã cho kết quả rất khả quan. Theo kết quả dự án, nếu đầu tư cải hoán lò đốt với chi phí khoảng 3,5 triệu USD thì mỗi năm Nhà máy có thể tiết kiệm được khoảng hơn 3 triệu USD. Vì vậy, việc mở rộng phạm vi thực hiện các nghiên cứu đánh giá đối với các thiết bị khác để tìm ra những mặt hạn chế và chưa tối ưu của các thiết bị thì có thể giảm thiểu nhiều chi phí nhiên liệu cho các thiết bị này.

Xây dựng cơ chế khuyến khích tiết kiệm năng lượng;

Đầu tư, lắp đặt các công cụ hỗ trợ để phân định rõ hao phí năng lượng nội bộ và hao hụt trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty TNHH TMV lọc hóa dầu bình sơn luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)