Tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty TNHH TMV lọc hóa dầu bình sơn luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 27 - 29)

7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

1.2.4. Tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành nhập kho hay tiêu thụ trong kỳ.

Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh gắn liền với hàng bán ra trong doanh nghiệp sản xuất còn được gọi là giá thành tiêu thụ của sản phẩm. Như vậy, nếu tính theo khoản mục thì giá thành tiêu thụ gồm 5 khoản mục sau:

- Nguyên vật liệu dùng vào sản xuất - Nhân công trực tiếp sản xuất - Chi phí sản xuất chung - Chi phí bán hàng

- Chi phí quản trị doanh nghiệp

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là:

- Nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, tổ đội, bộ phận chức năng… - Nơi gánh chịu chi phí: sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng…

Nếu đứng trên góc độ kế toán tài chính, việc tập hợp chi phí chủ yếu nhằm mục tiêu xác định giá thành sản phẩm và phải tuân thủ theo đúng những quy định của chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ quản lý chi phí thì việc tập hợp chi phí không bắt buộc tuân theo chuẩn mực kế toán mà dựa trên nguyên tắc tập hợp

18

đầy đủ chi phí vào đúng đối tượng chịu phí. Điều này nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện cho nhà quản lý về bản chất của chi phí và nguyên nhân dẫn đến biến động chi phí để từ đó đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn.

Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, công việc, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành cần tính giá thành.

Tập hợp chi phí sản xuất là quá trình điều chỉnh, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất vào các đối tượng tính giá thành. Quá trình tổng hợp chi phí sản xuất có thể tiến hành:

- Kết chuyển trực tiếp chi phí từ đối tượng kế toán chi phí vào đối tượng tính giá thành.

- Tổng hợp và phân bổ chi phí từ đối tượng kế toán chi phí được chọn theo tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt có những điểm khác nhau:

Thứ nhất: Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh ra chúng, giá thành sản phẩm gắn liền với một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.

Thứ hai: Chi phí phát sinh trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố chi phí, có cùng một nội dung kinh tế, không nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí. Những chi phí nào phát sinh nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí đó thì chúng được tập hợp lại thành các khoản mục để tính toán giá thành sản phẩm, dịch vụ.

Thứ ba: Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chí phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

Tuy nhiên, giữa hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nội dung cơ bản của chúng đều biểu hiện những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi

19

phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, quản trị giá thành phải gắn liền với quản trị chi phí sản xuất kinh doanh.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm biểu hiện qua công thức:

Như vậy, tổng giá thành sản phẩm chỉ bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh khi giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc không có sản phẩm dở dang.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị chi phí tại công ty TNHH TMV lọc hóa dầu bình sơn luận văn thạc sĩ 2015 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)