7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
1.2.3. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Kế hoạch SXKD là những tính toán, dự kiến, phối hợp một cách chi tiết, tỉ mỉ và toàn diện nguồn lực, cách thức huy động và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện một khối lượng công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định được biểu hiện bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị.
Lập kế hoạch SXKD có ý nghĩa:
- Cơ sở triển khai, giám sát hoạt động và đánh giá chất lượng quản trị tại doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định
- Giúp doanh nghiệp khai thác tốt hơn các nguồn lực, các hoạt động, các bộ phận - Phát hiện, ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro trong hoạt động
- Cơ sở để xây dựng và đánh giá trách nhiệm quản trị của các nhà quản trị
Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh, trình độ quản lý và yêu cầu của doanh nghiệp, khi xây dựng kế hoạch SXKD, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba trình tự sau:
Định mức biến phí SXC cho 1 đơn vị
sản phẩm = x
Đơn giá phân bổ biến phí SXC cho 1 đơn vị
tiêu thức phân bổ
Số đơn vị tiêu thức phân bổ để sản xuất 1 đơn vị
sản phẩm Đơn giá phân bổ biến phí SXC
cho 1 đơn vị tiêu thức phân bổ =
Tổng biến phí SXC ước tính Tổng tiêu thức phân bổ
16
a. Trình tự lập kế hoạch từ nhà quản trị cấp cao
Theo trình tự này, kế hoạch được xây dựng tại cấp quản trị cao nhất của doanh nghiệp, sau đó được xét duyệt cho bộ phận cấp trung gian và tiếp tục xét duyệt cho bộ phận cấp cơ sở. Trình tự này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và dễ thực hiện. Tuy nhiên, nó đòi hỏi nhà quản trị cấp cao phải có kiến thức toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp đồng thời phải có tầm nhìn chiến lược về sự phát triển của doanh nghiệp. Trình tự xây dựng kế hoạch từ cấp cao xuống chỉ phù hợp trong nền kinh tế kế hoạch, tập trung bao cấp.
b. Trình tự lập kế hoạch từ cấp cơ sở
Bước 1: Các chỉ tiêu của bản dự thảo kế hoạch được xây dựng từ cấp cơ sở căn cứ vào điều kiện thực tế phát sinh chi phí, khả năng của cơ sở và bảo vệ kế hoạch trước bộ phận quản trị cấp trung gian. Tiếp đó, bộ phận quản trị cấp trung gian tổng hợp kế hoạch từ các bộ phận cơ sở, tiến hành điều chỉnh lại các chỉ tiêu của kế hoạch cho phù hợp với mục tiêu chung của cấp trung gian rồi tiến hành bảo vệ kế hoạch trước bộ phận quản trị cấp cao nhất.
Bước 2: Bộ phận quản trị cao nhất tổng hợp kế hoạch từ các bộ phận trung gian kết hợp với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp để tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch và phân bổ ngược lại cho các cấp trung gian và cơ sở thực hiện.
Trình tự này huy động được kiến thức, kinh nghiệm của nhà quản trị các cấp, nắm bắt được tình hình thực tế phát sinh tại cơ sở nên có tính khả thi cao. Tuy nhiên, trình tự xây dựng kế hoạch xuất phát từ cấp cơ sở nên các chỉ tiêu thường được xây dựng dưới mức khả năng thực hiện.
c. Trình tự lập kế hoạch kết hợp
Bước 1: Bản dự thảo kế hoạch được xây dựng tại cấp quản trị cao nhất của doanh nghiệp, sau đó được xét duyệt cho bộ phận cấp trung gian và tiếp tục xét duyệt cho bộ phận cấp cơ sở.
Bước 2: Bộ phận quản trị cấp cơ sở căn cứ vào chỉ tiêu của bản dự thảo kế hoạch kết hợp với điều kiện thực tế phát sinh chi phí tại cơ sở tiến hành điều chỉnh bản dự thảo kế hoạch cho phù hợp và bảo vệ dự thảo sửa đổi trước bộ phận quản trị cấp trung gian. Bộ phận quản trị cấp trung gian tổng hợp các bản kế hoạch cấp cơ sở, kết hợp với
17
mục tiêu cần đạt của cấp quản trị trung gian tiến hành điều chỉnh bản dự thảo kế hoạch và bảo vệ trước bộ phận quản trị cao nhất.
Bước 3: Bộ phận quản trị cấp cao nhất tổng hợp kế hoạch từ các bộ phận quản trị cấp trung gian kết hợp với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp để chỉnh sửa bản dự thảo kế hoạch thành kế hoạch SXKD hoàn thiện và phân bổ ngược lại cho các cấp trung gian và cơ sở thực hiện.
Trình tự này huy động được kinh nghiệm và trí tuệ của các cấp quản lý khác nhau, có đi sâu đi sát thực tế phát sinh chi phí của các bộ phận thực hiện. Tuy nhiên, mất nhiều thời gian và tốn kém về chi phí, có thể làm giảm tính hữu ích của kế hoạch vì có trường hợp doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất nhưng kế hoạch SXKD vẫn chưa được ban hành.