7. BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
3.3.2. Giải pháp giảm chi phí nhân công
Điều hành sản xuất kém và nhân lực thiếu chuyên nghiệp là một chi phí ẩn. Vậy để sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, trước hết phải thiết kế tổ chức giữa ba nhóm hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra hợp lý. Kế đến là công tác điều phối nhân sự giữa các bộ phận tham gia vào quá trình nhịp nhàng, “ăn khớp” với nhau. Cuối cùng là đội ngũ nhân sự tham gia vào các quá trình phải được huấn luyện, tác phong chuyên nghiệp dẫn đến năng suất cao.
Như đã phân tích ở chương 2, đội ngũ cán bộ của công ty đã được đào tạo tương đối bài bản. Tuy nhiên, do đây là Nhà máy lọc đầu tiên của Việt Nam nên đội ngũ nhân sự về cơ bản mới chỉ đảm nhận được nhiệm vụ khi Nhà máy vận hành bình thường hoặc có sự cố nhỏ, do đó Nhà máy phải duy trì một số lượng nhất định chuyên gia nước ngoài dẫn đến chi phí nhân công cao. Ngoài ra, công ty cũng chưa có cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. Để khắc phục thực trạng này, công ty cần:
84
Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: tăng cường công tác đào tạo đội ngũ chuyên gia O&M và công nhân lành nghề, đáp ứng các yêu cầu về nhân sự của Nhà máy. Do đó, Công ty có thể giảm dần đội ngũ chuyên gia O&M nước ngoài.
Trong giai đoạn sắp tới, Công ty cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện hệ thống quản trị nhân lực, trong đó trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh, hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc, hệ thống trả lương theo năng lực..., tiến tới xây dựng bản đồ năng lực cho từng chức danh công việc. Việc này giúp xác định nguồn lực từng vị trí công việc, từ đó có thể sử dụng nguồn lao động phù hợp, không gây lãng phí hay quá tải lao động ở các vị trí.
Xây dựng các chế độ, chính sách đồng bộ, phù hợp để thu hút lao động có trình độ cao và khuyến khích cán bộ nhân viên giỏi phục vụ cho sự phát triển bền vững của công ty.
Xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật thích đáng. Việc này nhằm khuyến khích tính sáng tạo, các hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty nhằm tiết kiệm chi phí, cải tiến kỹ thuật, đổi mới sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất. Chính sách khen thưởng thuần túy dựa vào kết quả công việc, khả năng hoàn thành công việc. Việc công nhận thành tích có thể thực hiện bằng đề cử tăng lương, thưởng đột xuất... Các cải tiến kỹ thuật lớn được thông qua Hội đồng Khoa học công nghệ các cấp quản lý để được công nhận. Song song với hình thức khen thưởng, công ty cũng cần ban hành chính sách kỷ luật nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hành vi của cán bộ công nhân viên thúc đẩy công việc tốt hơn.
Có biện pháp, chương trình cụ thể nhằm ngăn ngừa tình trạng dịch chuyển chất xám của Công ty đến các dự án lọc hóa dầu mới như Nghi Sơn, Vũng Rô v.v.