3.2.2.1. Ý nghĩa của giải pháp
Trong công tác QL GDĐĐ cho HV thì công tác lập kế hoạch cho các hoạt động là rất cần thiết. Kế hoạch công tác giúp cho nhà trường chủ động hơn trong quá trình QL HV, đặc biệt trong công tác GDĐĐ hiện nay. Kế
hoạch được đề ra từ đầu năm học giúp cho nhà trường chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian, cơ chế phối hợp, phân công phân nhiệm cụ thể …để thực hiện có hiệu quả công tác GDĐĐ cho HV trong suốt năm học, tránh được sự trùng lặp cũng như bị động trong các hoạt động GDĐĐ nói riêng và giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp
Để đưa ra được một kế hoạch chung cho toàn trường trong công tác GDĐĐ, Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu nhà trường cần nắm rõ tình hình ĐĐ của HV trong nhà trường cũng như năng lực tiếp thu tri thức của HV. Đồng thời, nhà trường cần có cái nhìn toàn diện về thực trạng đạo đức HV hiện nay ở Trung tâm GDTX Chu Văn An, từ đó, dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, Trung tâm sẽ đưa ra một kế hoạch chung cho toàn bộ công tác GDĐĐ cho HV. Đồng thời, áp dụng vào tình hình thực tế của Trung tâm để có kế hoạch cụ thể, khả thi, có tính hiệu quả cao.
Ngay từ đầu năm học, Trung tâm cần đưa ra một kế hoạch GDĐĐ chung, đảm bảo phù hợp với mục tiêu GD chung và mang tính khả thi. Bản kế hoạch này sẽ được Hiệu trưởng đưa ra bàn bạc, thảo luận và đóng góp ý kiến của toàn thể hội đồng GV của Trung tâm trước khi đưa vào thực hiện.
Trung tâm thành lập Ban Chỉ đạo chung cho nội dung GDĐĐ cho HV (Ban Đức dục) do Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó làm Trưởng ban và các thành viên: Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, GV CN của các lớp, đại diện Hội Phụ huynh HV. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chương trình, chỉ đạo chương trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài Trung tâm để GDĐĐ cho HV. Bộ máy QL hoạt động GDĐĐ của Trung tâm phải đồng bộ, đảm bảo sự thống nhất cao giữa các bộ phận cá nhân có liên quan, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, khen thưởng và trách phạt kịp thời.
Bên cạnh việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong Trung tâm, kế hoạch giáo dục còn phải thể hiện sự phối hợp, liên kết với các lực lượng ngoài Trung tâm như: chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, Hội Phụ huynh HV…Qua đó, một mặt giúp cho các lực lượng ngoài Trung tâm hiểu và quan tâm đến giáo dục, một mặt nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ trong việc cùng Trung tâm giáo dục HV.
Kế hoạch công tác GDĐĐ HV bao gồm những nội dung và hình thức GDĐĐ hết sức cụ thể cho từng tháng, từng quý và cho toàn bộ năm học với những chủ đề khác nhau. Nội dung GDĐĐ thông qua các môn học là một trong những biện pháp cần được áp dụng triệt để, đặc biệt đối với môn Giáo dục công dân. Bởi hoạt động giảng dạy là nhiệm vụ chính trị trung tâm có tầm quan trọng trong việc GDĐĐ cho HV.
Hiệu trưởng chỉ đạo giải quyết việc GDĐĐ cho HV thông qua hoạt động giảng dạy các môn học và thực hiện ngay trong quá trình học tại Trung tâm. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn thống nhất định hướng các nội dung GDĐĐ vào các môn học trên lớp như là một nhiệm vụ cần phải thực hiện, không được tùy ý cắt bỏ. Để việc GDĐĐ thông qua các môn học trên lớp có tính toàn diện, cập nhật, Hiệu trưởng cần chỉ đạo các phòng, tổ chuyên môn phải bám sát kế hoạch chung của Trung tâm, thực hiện trong thời gian nhất định. Ví dụ: Tôn sư trọng đạo (tháng 11), Uống nước nhớ nguồn (tháng 12), Mừng Đảng, mừng xuân (tháng 2), Thi đua thành lập Đoàn TNCS HCM (tháng 3), Bác Hồ kính yêu (tháng 5)...
Hình thức để thực hiện công tác GDĐĐ đa dạng và phong phú tùy theo từng chủ đề cũng như mục tiêu cần đạt được trong các hoạt động, kể cả hoạt động trên lớp cũng như hoạt động ngoài lớp: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tri thức, cuộc thi văn nghệ, tổ chức đêm trại, tổ chức tham quan dã ngoại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quê hương, dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng...
Trên cơ sở kế hoạch GDĐĐ của Trung tâm, Hiệu trưởng yêu cầu các bộ phận (GV CN, GV bộ môn, CB làm công tác Đoàn) lập kế hoạch GDĐĐ của bộ phận, cá nhân mình một cách chu đáo, khoa học, khả thi; sau đó trình kế hoạch cho Hiệu trưởng duyệt. Căn cứ kế hoạch năm, các bộ phận, cá nhân lập kế hoạch tháng, tuần một cách thường xuyên. Hiệu trưởng phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của các lực lượng này.
Ban Giám hiệu trực tiếp kết hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên, tập thể CB GV họp bàn thống nhất phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch, kèm theo các văn bản hướng dẫn cụ thể chương trình hoạt động của Trung tâm trong năm học, học kỳ, tháng và tuần. Đặc biệt phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Việc kế hoạch hóa cho từng học kỳ, tháng, tuần và từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công của công tác QL. Do đó, kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Các tổ chức, các lực lượng trong Trung tâm và ngoài Trung tâm cần có kế hoạch để chỉ đạo các bộ phận chức năng làm tốt nhiệm vụ của mình trên cơ sở kế hoạch của Trung tâm.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để việc lập kế hoạch GDĐĐ tiến hành thuận lợi, có hiệu quả, nhất thiết Trung tâm cần phải căn cứ trên tình hình đạo đức của HV, công tác GDĐĐ, mục tiêu giáo dục toàn diện Trung tâm đề ra... Bên cạnh đó, kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Các tổ chức, các lực lượng trong và ngoài Trung tâm cần có kế hoạch để chỉ đạo các bộ phận chức năngg làm tốt nhiệm vụ của mình trên cơ sở kế hoạch của nhà trường.