Thực trạng giáo dục đạo đức cho học viên Trung tâm GDT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49 - 57)

Chu Văn An

Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển hệ thống giá trị, phẩm chất của xã hội thành phẩm chất của mỗi cá nhân. Do vậy, quá trình ấy sẽ không thể đạt hiệu quả nếu mỗi cá nhân HV không có ý thức cao về việc giáo dục, rèn luyện đạo đức bản thân. Chúng tôi đã khảo sát thực trạng nhận thức của 100 học viên Trung tâm về tầm quan trọng của việc rèn luyện, hình thành các phẩm chất đạo đức. Kết quả khảo sát thể hiện trên bảng sau:

Bảng 3: Thực trạng nhận thức của HV Trung tâm GDTX Chu Văn An trong việc giáo dục rèn luyện đạo đức bản thân.

Đơn vị tính: % TT Mức độ nhận thức phẩm chấtđạo đức Mức độ thể hiện Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

1 Trung thành với Tổ quốc 32.0 56.0 12.0

2 Tin tưởng vào đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước.

22.0 60.0 18.0

3 Yêu quý đóng góp xây dựng quê

hương

50.0 35.0 15.0

4 Chăm chỉ, cân cù siêng năng trong lao động

70.0 25.0 5.0

5 Có trách nhiệm với công việc được giao

68.0 38.0 6.0

6 Có lòng vị tha, khoan dung, độ lượng

52.0 40.0 8.0

7 Sống có ý thức, tổ chức kỷ luật cao.

73.0 20.0 7.0

8 Biết hy sinh, yêu thương mọi người

82.0 15.0 3.0

9 Tôn trọng lẽ phải, trung thực 75.0 25.0 0

10 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 88.0 12.0 0

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy:

- Giá trị đạo đức mà HV đề cao, cho rằng cần phải bồi dưỡng chính là

Lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ Biết hy sinh, yêu thương mọi người (trên 80% đánh giá ở mức Rất quan trọng). Nhận thức đó luôn luôn đúng với thời đại văn minh. Bởi vì gia đình là cội nguồn, là nền tảng vững chắc để họ bước vào đời. Sự hy sinh, tình thương đối với người khác cũng là một truyền thống tốt đẹp, cần được giữ gìn, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ hiện nay.

- Ba giá trị khác cũng được HV đánh giá là Rất quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho các em chính là: Tôn trọng lẽ phải, trung thực; Sống có ý thức, tổ chức kỉ luật cao; Chăm chỉ, cần cù, siêng năng trong lao động (trên 70% ý kiến đánh giá ở mức độ Rất quan trọng).

Đây cũng là những phẩm chất đạo đức rất cần có của người lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này phản ánh cái nhìn khá thực tế của các em đối với tác dụng của những giá trị đạo đức.

- Tuy nhiên, HV Trung tâm còn xem nhẹ những giá trị đạo đức khác như: Trung thành với Tổ quốc; Tin tưởng vào đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước; Yêu quý đóng góp xây dựng quê hương; Lòng vị tha, khoan dung, độ lượng Ý thức trách nhiệm với công việc. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa các em với quê hương, đất nước chưa thật sự chặt chẽ. Lòng vị tha, khoan dung, Ý thức công dân, ý thức trách nhiệm với công việc chưa được các em đề cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thực trạng HV vi phạm pháp luật, đánh nhau, không tuân thủ nội quy, quy chế trường học diễn ra phổ biến như hiện nay.

Vì vậy, Trung tâm cần có những giải pháp để định hướng giá trị đạo đức thực sự đúng đắn, hướng các em đến những giá trị đạo đức các em quan tâm, coi trọng và giáo dục để các em thấy tầm quan trọng của những giá trị đạo đức khác.

Kết quả khảo sát trên cũng phản ánh phần nào những việc đã làm được và cả sự hạn chế của công tác GDĐĐ trong trường học nói chung và ở Trung tâm GDTX Chu Văn An nói riêng. Cụ thể:

- Kết quả đạt được

Trước hết, Trung tâm đã triển khai các hoạt động GDĐĐ cho HV thông qua những giờ lên lớp. Với học viên tham gia chương trình GDTX cấp THPT, thời lượng học môn GDCD trong cả cấp học là 133 tiết. Trong đó, lớp 10: 33 tiết; lớp 11: 50 tiết; lớp 12: 50 tiết. Như vậy, về chương trình, Trung tâm đã

tuân thủ chương trình GDĐĐ dành cho HV cấp học THPT theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngoài ra, các bộ môn khác trong nhà trường như Văn, Sử, Địa... cũng có tác dụng lớn trong việc GDĐĐ cho HV với những mức độ khác nhau. Bên cạnh việc truyền thụ tri thức khoa học, những giá trị đạo đức cơ bản như việc tuân thủ pháp luật, chấp hành nội quy, quy chế nhà trường, tôn sư trọng đạo, yêu kính cha mẹ, thương người, trung thực, khiêm tốn... đã được các GV đặc biệt chú trọng truyền tải cho HV.

Bên cạnh đó, Trung tâm còn triển khai GDĐĐ cho HV bằng các hoạt động ngoài giờ như ngoại khóa, tham quan dã ngoại, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phong trào “Bạn giúp bạn”, ủng hộ biển đảo, ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt... cũng được các trường triển khai rất tích cực. Bên cạnh đó, việc kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội cũng được tăng cường thông qua các đợt họp phụ huynh, những thông báo định kỳ về tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của các em, những đợt hợp tác cùng các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền tệ nạn...

Một bộ phận HV cá biệt sau khi bị phê bình, khiển trách đã được triển khai chương trình rèn luyện bổ sung như lao động công ích, viết bản kiểm điểm, gặp gỡ phụ huynh... Điều này đã hạn chế tình trạng HV vi phạm và tái phạm nội quy, quy chế của Trung tâm.

Việc phối kết hợp các hình thức giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp cũng đã đem lại những hiệu quả thiết thực như: HV xếp loại hạnh kiểm Tốt có tăng (tuy không nhiều). Một bộ phận lớn HV đã có ý thức và nhu cầu rèn luyện đạo đức. Tỉ lệ HV vi phạm nội quy, quy chế Trung tâm, pháp luật của Nhà nước giảm. Văn hóa học đường được duy trì. Đặc biệt, sự đoàn kết của HV Trung tâm được duy trì và phát triển bền vững, tạo nên sức mạnh to lớn khi cần huy động đến tập thể.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 300 cán bộ, GV và HV về mức độ thực hiện công tác GDĐĐ cho HV ở Trung tâm. Kết quả điều tra cụ thể thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4: Đánh giá của GV, HV về mức độ thực hiện của công tác GDĐĐ cho HV trong Trung tâm GDTX Chu Văn An.

Đơn vị tính: người - % STT Mức độ thực hiện Ý kiến Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tốt 76 25.3 2 Tương đối tốt 187 62.3 3 Chưa tốt 37 12.4

Qua bảng số liệu, chúng ta thấy: về cơ bản, cả GV và HV đều thống nhất với nhau khi đa phần đánh giá mức độ thực hiện của công tác này ở Trung tâm là tương đối tốt (62.3%). Số liệu này phần nào thể hiện sự ghi nhận những kết quả đã làm được của công tác GDĐĐ cho HV Trung tâm.

- Những hạn chế, tồn tại

Kết quả khảo sát đã cho thấy cụ thể những hạn chế, tồn tại trong công tác GDĐĐ cho HV Trung tâm GDTX Chu Văn An. Nó cho thấy dù hiệu quả GDĐĐ phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự giác, tự nguyện, chủ động của người học nhưng Trung tâm chưa thực sự tác động sâu sắc vào nhận thức, tình cảm của các em, chưa hình thành nhu cầu được bồi dưỡng các giá trị đạo đức một cách tự giác. Vì thế, công tác GDĐĐ trong những năm qua chưa có tác dụng làm chuyển biến hành vi đạo đức của các em rõ rệt. Đây cũng là hạn chế lớn nhất của công tác GDĐĐ trong các nhà trường ở Việt Nam.

+ Hạn chế về nội dung, chương trình GDĐĐ

Rõ ràng, chương trình GDĐĐ được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc Mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc Tiểu học là môn Đạo đức, bậc Trung học là môn

Giáo dục công dân. Dạy đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống lại sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận HV. Nhưng chương trình sách giáo khoa quá ôm đồm, nặng về lý thuyết không gắn liền với đời sống, thiếu kỹ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách HV. Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân bậc Phổ thông chưa có những thay đổi quyết liệt. Nhiều kiến thức mang tính triết học, hàn lâm, mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn, chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn HV khiến HV dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội.

Bên cạnh đó, ở Trung tâm đã luôn tồn tại một quan niệm sai lầm cả về phía GV và HV rằng dạy và học đạo đức chỉ thông qua môn Đạo đức và Giáo dục công dân. Chúng ta biết rằng, kiến thức trong những môn học nào cũng có tính giáo dục cả, vậy mà các GV không biết lồng ghép trong mỗi bài học để định hướng tư tưởng cho HV. Người dạy vẫn “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người”, chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của HV. Vẫn còn một số ít cán bộ, giáo viên chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, quan tâm đến tỷ lệ HV tốt nghiệp thế nào và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức HV có khó khăn trong rèn luyện đạo đức, thậm chí coi giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, của Đoàn Thanh niên, Ban Giám hiệu nhà trường. Việc GDĐĐ, báo cáo kết quả rèn luyện hạnh kiểm còn lo chạy theo thành tích, xem thường kết quả thực chất của giáo dục, dẫn đến căn bệnh nói dối ngày một trầm kha.

Hơn nữa, ngay cả khi có định hướng GDĐĐ cho HV thì một số GV còn nặng về mặt hành chính trong quản lý lớp nói chung, thiếu nội dung, phương pháp, nghệ thuật... trong việc GDĐĐ. Việc giáo dục phần lớn chỉ mới có tác động một chiều từ GV đến HV mà chưa thực sự phát huy tính tự giác, chủ động của HV trong việc “tự giáo dục”.

Đã đến lúc thay vì dạy HV những bài học đạo đức xa vời, Trung tâm cần giáo dục cho các em về lòng nhân ái, bao dung, độ lượng hay giáo dục về các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội. Cần tìm ra các hình thức sinh hoạt hiệu quả, tạo sân chơi lành mạnh cho HV. Xây dựng môi trường giáo dục tốt, rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học để HV được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài.

+ Hạn chế, tồn tại về hình thức, phương pháp GDĐĐ

Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra 100 HV tham gia chương trình GDTX cấp THPT và 100 HV tham gia chương trình đào tạo liên kết với câu hỏi: “Em cho rằng Trung tâm đã thực sự áp dụng có hiệu quả hình thức nào dưới đây trong việc GDĐĐ cho HV?”. Kết quả khảo sát điều tra thể hiện trên bảng sau:

Bảng 5: Nhận thức của HV Trung tâm GDTX Chu Văn An về tính hiệu quả của các hình thức GDĐĐ Trung tâm đã áp dụng

Đơn vị tính: người - %

STT Các hình thức GDĐĐ cho HV Số

lượng

Tỷ lệ (%)

1 GDĐĐ qua các bài giảng GD CD 200 100

2 GDĐĐ qua bài giảng các bộ môn 150 75

3 GDĐĐ qua sinh hoạt lớp, Đoàn, Đội 180 90

4 GDĐĐ qua hoạt động thể thao, quân sự 100 50

5 GDĐĐ qua hoạt động văn hóa, văn nghệ 115 57.5

6 GDĐĐ qua hoạt động xã hội, từ thiện 152 76

7 GDĐĐ qua hoạt động thời sự, chính trị 145 72.5

8 GDĐĐ thông qua học nội quy, trường lớp 189 94.5

Qua bảng số liệu, chúng ta thấy, có 3/8 hình thức giáo dục đem lại hiệu quả cao trong công tác GDĐĐ cho HV (trên 90%) chính là: GDĐĐ qua các bài giảng GD CD; GDĐĐ qua sinh hoạt lớp, Đoàn, Đội; GDĐĐ thông qua học nội quy, trường lớp. Điều ấy cho thấy Trung tâm đã tập trung nhiều vào

hình thức giáo dục truyền thống thông qua tuyên truyền, giáo huấn đạo đức. Các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức cho các em như: GDĐĐ qua hoạt động xã hội, từ thiện; GDĐĐ qua hoạt động văn hóa, văn nghệ; GDĐĐ qua hoạt động thể thao, quân sự... chưa thực sự phát huy hiệu quả. Đặc biệt, phần lớn HV cho rằng các thầy cô giáo bộ môn chưa thực sự kết hợp tốt việc GDĐĐ cho HV với việc truyền thụ tri thức môn học trên lớp.

- Qua điều tra và thực tế cho thấy, các biện pháp GDĐĐ cho HV Trung tâm còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, yêu cầu HV thực hiện một cách thiếu tự nguyện và tự giác, dẫn đến kết quả chưa đạt được như ý muốn. Để đạt được mục tiêu đặt ra, Trung tâm cần phải quan tâm, định hướng biến quá trình GDĐĐ thành quá trình tự GDĐĐ cho chính người học, phát huy tính tích cực, chủ động của HV Trung tâm trong việc tự giáo dục, rèn luyện.

- Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục đối với HV trong rèn luyện đạo đức có lúc chưa liên tục (các thời điểm đầu năm học, lúc tổ chức các đợt thi cử, bị công tác chuyên môn cuốn hút), thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời. Các hình thức và nội dung giáo dục chưa thực sự phong phú đa dạng, chưa đủ sức lôi cuốn các em tham gia một cách tự nguyện, tích cực.

- Hình thức giáo dục phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội vì những lý do khác nhau nhiều lúc còn hạn chế. Vai trò của gia đình và xã hội mờ nhạt. Nhiều gia đình tỏ ra bất lực trong việc giáo dục con, nhất là đối với HV cá biệt. Hiện nay, số lượng trẻ vị thành niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội lỗi ngày càng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân từ phía: Gia đình – Nhà trường – Xã hội... Trong đó, tình trạng tổ ấm gia đình bị xao lãng, chia tách, lạnh nhạt, cách nuôi dạy con phản khoa học và sự thiếu gương mẫu của các bậc cha mẹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm

tội. Vì vậy, việc Trung tâm GDTX Chu Văn An chưa phát huy được vai trò giáo dục của gia đình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả GDĐĐ cho HV.

- Một bộ phận HV do những nguyên nhân khác nhau (ví dụ hoàn cảnh gia đình) có biểu hiện chậm tiến, thậm chí sa sút về đạo đức, lối sống. Nhiều em có nhận thức sai lệch về động cơ, thái độ học tập, đến trường học chỉ để tiếp thu kiến thức khoa học đơn thuần để có được bằng tốt nghiệp mà thiếu ý thức phấn đấu, tư tưởng đạo đức.

Như vậy, có thế thấy, công tác GDĐĐ cho HV ở Trung tâm GDTX Chu Văn An bên cạnh những việc làm được còn một số mặt hạn chế như chưa thực sự phát huy được tính đa dạng của các hình thức GDĐĐ; nội dung giáo dục chưa phong phú, phù hợp với yêu cầu phát triển toàn diện và đặc điểm tâm, sinh lý của các em; một số CB, GV chưa ý thức được tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HV... Để khắc phục những hạn chế này và phát huy những kết quả đã đạt được đòi hỏi các trường cần phải đưa ra những giải pháp QL công tác GDĐĐ mới và áp dụng chúng một cách đồng bộ, nghiêm túc để thực sự đưa chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho HV Trung tâm lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học viên ở trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w